II. Một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và
2. Giải pháp về tổ chức mạng lưới, xây dựng cơ sở hạ tầng
Do đặc thù của tín dụng nông nghiệp nông thôn là hoạt động trên địa bàn rộng lớn phân tán nên Ngân hàng cần có một tổ chức mạng lưới rộng khắp để đáp ứng một cách đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của các tổ chức và cá nhân. Hiện nay, hệ thống chi nhánh của NHNo&PTNT Hà Tây gần như bao phủ địa bàn toàn tỉnh, tuy nhiên do sự phát triển kinh tế của một số vùng trong tỉnh là không đồng đều, một số vùng đang phát triển với tốc độ cao nên thực tế hệ thống chi nhánh của NHNo&PTNT Hà Tây vẫn chưa thực sự đến gần được với người nông dân.
Hiện tại trên toàn tỉnh Hà Tây mới có 68 điểm giao dịch của NHNo&PTNT Hà Tây trong đó có 45 Ngân hàng loại 4, trung bình 4,8 xã có một điểm giao dịch, con số này không đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Thực tiễn hoạt động cho thấy cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và hệ thống các chi nhánh rộng lớn là sự thể hiện tốt nhất về sức mạnh và uy tín của Ngân hàng, đồng thời nó là một biện pháp marketing rẻ tiền nhất và hiệu quả nhất. Chính vì vậy mở rộng hệ thống chi nhánh mạng lưới là một trong những biện pháp quan trọng để tiếp cận và thu hút khách hàng.
Trong tương lai Ngân hàng cần mở rộng thêm mạng lưới chi nhánh của mình song phải nghiên cứu kĩ đặc điểm kinh tế của các vùng do sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh diễn ra không đồng đều giữa các khu vực, các vùng. Đặc biệt Ngân hàng cần mở rộng thêm các Ngân hàng lưu động, các bàn giao dịch bởi vì mô hình này phù
hợp với địa bàn hoạt động của Ngân hàng là lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Hiện nay NHNo&PTNT Hà Tây mới có 8 Ngân hàng lưu động và tập trung tất tại Hà Đông. Trong tương lai Ngân hàng cần mở rộng các Ngân hàng lưu động này đến các làng nghề phát triển trong tỉnh, các vùng chuyên canh, các vùng tập trung nhiều trang trại...để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các hộ sản xuất với chi phí rẻ nhất. Ngân hàng lưu động và bàn giao dịch là một biện pháp đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn mang tính thời vụ của các hộ, giải quyết tốt nhu cầu vốn trước mắt mua công cụ lao động, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các hộ sản xuất.
Bên cạnh việc mở rộng hệ thống chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tây cũng nên giao quyền chủ động phán quyết cho vay đối với các Ngân hàng lưu động nhằm tăng hiệu quả của vốn Ngân hàng. Bởi vì nếu như mọi món vay đều phải trình lên cấp trên thì rất mất thời gian và tốn kém chi phí đi lại. Tuy nhiên Ngân hàng cần nghiên cứu xem nên giao quyền phán quyết cho các Ngân hàng lưu động ở mức độ bao nhiêu là phù hợp nhất trong từng thời điểm.
Ngoài ra Ngân hàng nên mạnh dạn đầu cơ sở vật chất kĩ thuật cho các chi nhánh, cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên nhằm phục tốt hơn cho hoạt động của Ngân hàng.