Một số tồn tại và nguyên nhân vướng mắc trong việc mở rộng tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất taị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Một phần của tài liệu vay ho sxkd (Trang 56 - 61)

triển kinh tế hộ sản xuất taị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Hà Tây 1. Một số tồn tại

Trong những năm qua hoạt động tín dụng phát triển kinh tế hộ tại NHNo&PTNT Hà Tây đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đã có những bước tăng trưởng vượt bậc về cả chất và lượng, góp phần to lớn vào công cuộc CNH_HĐH nông nghiệp nông thôn Hà Tây. Tuy nhiên trong thực tế hoạt động tín dụng phát triển kinh tế hộ của Ngân hàng còn gặp phải một số tồn tại nhất định ảnh hưởng đến việc mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng tín dụng, thẻ hiện trên một số mặt chủ yếu sau:

+ Cơ chế chính sách tín dụng đối với đặc thù từng nhóm ngành nghề, từng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất còn chưa được xây dựng một cách cụ thể và hợp lý. Qui trình tín dụng và các điều kiện vay vốn đối với các hộ sản xuất còn khá phức tạp, chưa phù hợp với yêu cầu của điều kiện thực tế .

+ Qui mô dư nợ mặc dù có tăng nhưng vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của các hộ sản xuất. Hiện tại NHNo&PTNT Hà Tây đã phục vụ được khoảng 40% tổng số hộ trên toàn tỉnh. Như vậy còn khoảng 60% số hộ sản xuất trên

địa bàn chưa tiếp cận được với vốn vay của Ngân hàng, nhu cầu về vốn sản xuất của các hộ còn rất lớn. Tuy nhiên hiện tại hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của NHNo&PTNT Hà Tây còn nhiều vướng mắc trong qui trình, nghiệp vụ, các điều kiện tín dụng, cơ chế chính sách... nên vẫn có rất nhiều hồ sơ xin vay vốn của các hộ chưa được Ngân hàng đáp ứng.

+ Công tác huy động nguồn vốn không đáp ứng được đủ nhu cầu vay vốn của các khách hàng ở một số chi nhánh, điều này dẫn đến sự mất cân đối giữa tăng trưởng dư nợ với tăng trưởng nguồn vốn và sự thiếu chủ động trong hoạt động kinh doanh. Công tác marketing của Ngân hàng chưa thực sự hiệu quả, hiện tại Ngân hàng chưa có phòng marketing, công tác marketing chưa được chuyên môn hoá

+ Sự liên kết của Ngân hàng đối với UBND các xã phường, với các tổ chức chính trị xã hội như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh... còn chưa được được thường xuyên và khăng khít, công tác triển khai các chương trình dự án của các cấp còn gặp nhiều khó khăn. Sự quản lý vốn vay thông qua tổ nhóm còn nhiều hạn chế dẫn đến sự lạm dụng vốn của các tổ trưởng, nhóm trưởng, gây thất thoát vốn của Ngân hàng.

+ Mạng lưới chi nhánh của NHNo&PTNT Hà Tây chưa đủ rộng lớn để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của các hộ sản xuất khi vay vốn Ngân hàng. Các khách hàng còn mất nhiều thời gian và chi phí đi lại khi vay vốn dẫn đến chi phí trên một đồng vốn của khách hàng tăng cao, tạo ra sự không hiệu quả khi vay vốn của khách hàng.

+ Cơ chế vận hành lãi suất của Ngân hàng còn nhiều bất cập, hiện tại lãi suất cho vay ngắn hạn hộ sản xuất của NHNo&PTNT Hà Tây ở mức khoảng 0,85- 1%/tháng. Đây là mức lãi suất tương đối cao, cao hơn mặt bằng lãi suất của các Ngân hàng thương mại khác cho vay cùng đối tượng (Ngân hàng Công thương cho vay với lãi suất khoảng 0,85 - 0,9%/ tháng).

2. Nguyên nhân của những tồn tại.

Tồn tại trong hoạt động tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Hà Tây xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau song nhìn chung các tồn tại đó xuất phát từ các chủ thể chính sau:

Từ phía Nhà nước

+ Nhà nước chưa có chính sách giá cả của các hàng hoá trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, tiểu thủ công nghiệp phù hợp. Mặt khác công tác kiểm tra giám sát giá cả thị trường còn chưa được thực thi một cách nghiêm túc và thường xuyên. Hiện nay giá lúa gạo, giá các mặt hàng nông sản, tiểu thủ công còn hết sức rẻ mạt, người lao động bị các thương lái chèn ép, giảm giá làm cho công sức của người lao động ở nông thôn không được đền đáp một cách xứng đáng dẫn đến trạng thái e ngại trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc mạnh dạn đầu tư các lĩnh vực mới của các hộ sản xuất. Điều này làm cho công tác mở rộng tín dụng của Ngân hàng đối với đối tượng khách hàng là hộ sản xuất gặp nhiều khó khăn.

+ Các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với hộ sản xuất tương đối nhiều song công tác chỉ đạo để các chương trình này thực sự đi vào thực tiễn thì còn nhiều bất cập. Điều này dẫn đến một số cá nhân lợi dụng để mưu lợi cá nhân, gây thất thoát nguồn vốn và giảm tính khả thi của dự án. Mặt khác có rất nhiều dự án khả thi song hiện tại vẫn còn nằm trên giấy mà chưa được thực hiện. Công tác triển khai các chương trình, các dự án còn có sức ỳ rất lớn.

+ Quá trình chỉ đạo, xây dựng, qui hoạch các vùng chuyên canh, các khu công nghiệp còn chậm, làm cho công tác sản xuất hàng hoá còn chưa được phổ biến, sản xuất còn mang nặng tính tự cấp, tự túc. Do vậy nên qui mô sản xuất của các hộ đa số là nhỏ, các hộ sản xuất với qui mô lớn rất ít. Điều này làm cho qui mô vay vốn của đa số hộ sản xuất là nhỏ, ảnh hưởng đến khả năng mở rộng tín dụng với đối tượng khách hàng này.

Từ phía Ngân hàng

+ Qui trình và thủ tục tín dụng ở nhiều khâu còn chưa phù hợp. Các Ngân hàng lưu động là các Ngân hàng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng song lại không được quyền phán quyết đã hạn chế tính linh hoạt và chủ động trong hoạt động cho vay, tốn thời gian, công sức và chi phí đi lại của cả Ngân hàng và của khách hàng. Thủ tục tín dụng còn nhiều chỗ chồng chéo, liên quan đến nhiều loại giấy tờ, nhiều chữ kí dẫn đến thời gian từ khi đề nghị vay vốn cho đến khi giải ngân bị kéo dài, làm lỡ thời cơ kinh doanh, sản xuất, gây nản lòng khách hàng.

+ Thời hạn cho vay của Ngân hàng còn chưa hợp lý: Thời hạn cho vay của Ngân hàng và mong muốn của các hộ có nhiều sự khác biệt. Do đặc thù của các hộ là sản xuất ở nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau với chu kì sản xuất kinh doanh khác nhau. Ngoài nhu cầu vốn ngắn hạn, các làng nghề, các trang trại có nhu cầu rất lớn về vốn trung và dài hạn để đầu tư sản xuất, đổi mới trang thiết bị trong khi đó đa số các món vay mà Ngân hàng cung cấp cho các hộ sản xuất là cho vay ngắn hạn. Sự không hợp lý trong thời hạn cho vay này làm cho khoảng cách giữa Ngân hàng và khách hàng ngày càng trở nên rộng lớn, làm giảm khả năng cho vay, dư nợ do đó mà khó tăng trưởng nhanh.

+ Lãi suất cho vay chưa linh hoạt và còn khá cao: Lãi suất cho vay là một trong những yếu tố quan trọng nhất để thu hút đối tượng khách hàng là các hộ sản xuất, tuy nhiên hiện tại chính sách lãi suất của Ngân hàng đối với hộ sản xuất còn nhiều bất cập mà điều cơ bản là mức lãi suất cho vay hộ sản xuất còn khá cao, khoảng 0,85% - 1%/tháng, cao hơn mặt bằng lãi suất của các Ngân hàng khác cho vay cùng đối tượng. Chính điều này đã làm giảm tính cạnh tranh của Ngân hàng, ảnh hưởng đến việc tăng dư nợ tín dụng hộ sản xuất.

+ Các hình thức cho vay của Ngân hàng còn đơn điệu. Hiện nay NHNo&PTNT Hà Tây cấp tín dụng cho các hộ sản xuất chủ yếu dưới hình thức cho vay trực tiếp từng lần, các hình thức cho vay như cho vay theo hạn mức, cho vay thấu chi… rất hạn chế. Các hình thức cho vay không linh hoạt dẫn đến một số chi phí cho

khách hàng, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tăng dư nợ đối với đối tượng khách hàng này.

+ Trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế: Mặc dù NHNo&PTNT Hà Tây luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ song hiện tại chất lượng cán bộ tín dụng của Ngân hàng còn chưa được đồng đều và còn gặp nhiều bất cập. Hiện nay số cán bộ của NHNo&PTNT Hà Tây có trình độ trên đại học chiếm khoảng 0,3%, số cán bộ trình độ đại học chiếm khoảng 45%, còn lại là trình độ cao đẳng, trung cấp và chưa qua đào tạo. Do bị hạn chế về mặt chuyên môn nên công tác thẩm định dự án, kiểm tra, giám sát vốn vay, xử lý khoản vay gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra sự am hiểu không thấu đáo về giá cả, thị trường, công nghệ, môi trường... dẫn đến công tác đánh giá tính khả thi của quá trình thẩm định thiếu chính xác, khả năng rủi ro tín dụng cao.

Từ phía các hộ sản xuất

+ Các hộ còn gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng sản xuất:

Đất đai, nhà xưởng chật hẹp là yếu tố chính gây cản trở việc mở rộng sản xuất. Diện tích đất canh tác bình quân một người ở Hà Tây chỉ đạt khoảng 1sào Bắc bộ/ người, nhiều vùng còn không đạt được tỷ lệ này. Thực tế cho thấy hầu hết các hộ làm kinh tế trang trại đều do úp thầu hoặc cải tạo các vùng đất bạc màu và khó canh tác, cải tạo đất trống đồi trọc để hình thành nên.

+ Các hộ còn phát triển sản xuất mang tính tự phát.

Các hộ sản xuất đa số chưa thoát khỏi tính tự cấp tự túc, chưa có sự sản xuất các mặt hàng một cách thống nhất, chưa hình thành các vùng chuyên canh, chuyên môn hoá các loại cây trồng vật nuôi. Các ngành nghề ở Hà Tây đa số còn đang phát triển manh mún.

+ Trình độ tổ chức quản lý kinh doanh của các hộ còn nhiều hạn chế

Đa số các hộ sản xuất không có kiến thức kinh doanh một cách bài bản mà chỉ dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu. Do đó thông thường các hộ chỉ có thể quản lý được

sản xuất ở qui mô nhỏ. Khả năng lập dự án đầu tư của các chủ hộ thường rất kém, nhiều người còn không nắm vững được những qui định của Ngân hàng về các thủ tục và điều kiện vay vốn. Bên cạnh đó do phát triển sản xuất một cách tự phát nên các hộ sản xuất không nhân được sự trợ giúp đắc lực từ các cơ quan, tổ chức chuyên môn. Đây là những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế khả năng cho vay đối với hộ sản xuất, đặc biệt là cho vay theo dự án đầu tư.

Chương III

Một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tây

Một phần của tài liệu vay ho sxkd (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)