Vòng đời sản phẩm, dịch vụ dài Vòng đời của sản phẩm dịch vụ ngắn hơn khiến các công ty phải tập trung nhiều hơn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông (Trang 64 - 69)

II Các áp lực cạnh tranh

4 Vòng đời sản phẩm, dịch vụ dài Vòng đời của sản phẩm dịch vụ ngắn hơn khiến các công ty phải tập trung nhiều hơn

khiến các công ty phải tập trung nhiều hơn vào hoạt động nghiên cứu, phát triển, nhận biết cơ hội mới và nhanh chóng khai thác chúng đúng lúc

- Hiện nay ở Việt nam, một số doanh nghiệp viễn thông được Bộ Bưu chính, Viễn thông cấp phép cho hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông như dịch vụđiện thoại cốđịnh, dịch vụđiện thoại thông tin di động, dịch vụđiện thoại viễn thông đường dài trong nước và quốc tế sử dụng giao thức IP gồm: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty thông tin Viễn thông điện lực (EVN Telecom); Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính, viễn thông Sài gòn (Saigon

Postel), Công ty Thông tin điện tử Hàng Hải (Vishipel), Công ty cổ phần Viễn thông Hà nội (Hanoi Telecom), Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel), Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty truyền thông đa phương tiện (VTC), Công ty cổ phần công nghệthông tin FPT; trong đó có 4 doanh nghiệp viễn thông được Bộ Bưu chính, Viễn thông cho phép cung cấp thử nghiệm công nghệ băng thông rộng không dây Wimax: VNPT, VTC, FPT, Viettel.Gần đây nhiều tổ chức, doanh nghiệp mới cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông tăng nhanh, xu hướng cạnh tranh và hợp tác giữa nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ngày càng quyết liệt hơn

Nhìn chung đối với các công ty này, Tổng công ty VTC là một doanh nghiệp mới trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông, cơ sở hạ tầng, kết nối đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện.Hiện nay Tổng công ty VTC tập trung vào các mảng kinh doanh chính:

 Thiết lập hạ tầng mạng viễn thông đểcung cấp các dịch vụviễn thông và truyền hình.

 Mảng kinh doanh dịch vụ viễn thông: VoIP và thoại quốc tế (kết cuối tại Việt Nam; gọi từ Việt Nam ra nước ngoài); thoại nội địa (VoIP cho đối tượng doanh nghiệp và cho đối tượng người sử dụng đơn lẻ); Kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng di động và mạng Internet như nhóm dịch vụ mobile, dịch vụ Game online, nhóm dịch vụ truyền thông, giá trị gia tăng cộng đồng. Nhóm kinh doanh dịch vụ truyền hình di động theo chuẩn DVB-H; cung cấp truyền hình kỹ thuật số mặt đất theo chuẩn DVB-T, dịch vụ tài trợ, quảng cáo trên truyền hình.

 Mảng kinh doanh thiết bị truyền thống như thiết bị phát thanh truyền hình, thiết bị viễn thông...

Mô hình phân tích các lực lượng thị trường:

Trong mảng kinh doanh dịch vụ viễn thông thoại VoIP kết cuối tại Việt nam đi quốc tế:

- Đối với thị trường này đãđược các nhà cung cấp đi trước chiếm cứ với cơ sở hạ tầng và mạng lưới khách hàng kháổn định, bắt đầu hình thành cấp bậc rõ rệt như: VNPT chiếm 40% thị phần; SPT chiếm 31,5% thị phần, sau đó lần lượt là Viettel, EVN, Hanoi Telecom, FPT...còn VTC mới được cấp phép triển khai dịch vụ. Trong khi ngoại trừ VNPT được nhà nước giao cho quản lýđường trục truyền dẫn cáp quang, có tiềm lực lớn về quy mô kinh tế, tài chính, ưu thế chiếm thị phần khống chế; còn các doanh nghiệp viễn thông khác đều có thể bị ràng buộc bởi công

văn số: 148/2003/QĐ-BBCVT về việc quy định giá cước kết nối giữa các carrier; trong khi quyền lực của các Carrier nước ngoài (chủ yếu là transit-chuyển tiếp cuộc gọi) trong việc lựa chọn đối tác là tương đối lớn.

- Đây là thị trường nhạy cảm về giá, giá cước chi phối lưu lượng cuộc gọi, các yếu tố khác như giao thức, codes... quan trọng nhưng không cóý nghĩa quyết định.Tuy nhiên đây cũng là thị trường lớn (dự kiến 120 triệu phút/tháng), tốc độ tăng trưởng 15%/năm, trong đó thoại từ Việt Nam đi quốc tế dung lượng ước tính khoảng 40 triệu phút gọi/tháng chia thành 2 mảng chính: PC to Phone và Phone to Phone.

+ Với dịch vụ thoại theo phương thức PC to Phone, cuộc gọi từ máy tính, các đối thủ hàng đầu là: FPT, SPT, VDC...

+ Với Phone to Phone, dịch vụ cuộc gọi xuất phát từđiện thoại bàn, các đối thủ chính: VNPT (171), Viettel (178).

Ngoài ra thị trường này bị chi phối bởi các loại thẻ lậu của Mediaring, Net2call... Theo thống kê của SPT, thẻ lậu chiếm tới 80% thị phần với gần 30 triệu phút gọi/tháng.

- Khó khăn khi triển khai thị trường: Thứ nhất là: Kỹ thuật gọi phức tạp, chất lượng không đảm bảo, đặc biệt dịch vụ trên chỉ là một dịch vụ lai ghép trên mạng Internet quốc gia, thiếu khả năng tích hợp với mạng viễn thông truyền thống.

Tuy nhiên Tổng công ty VTC vẫn cóưu thế, thế mạnh trong việc triển khai sau dịch vụ này so với các nhà khai thác dịch vụ viễn thông khác trên cơ sởđi tiên phong, dẫn đầu về giải pháp và công nghệ.

Trong mảng kinh doanh dịch vụ viễn thông thoại VoIP nội địa:

- Thị trường thoại trong nước có hai đối tượng khách hàng cơ bản; Khách hàng doanh nghiệp và khách hàng gia đình. Theo CNET tháng 11/2006 thì xu thế hiện nay của thị trường thoại nội địa: 47% doanh thu từ VoIP là từ thị trường doanh nghiệp, 27% doanh thu từ thị trường người tiêu dùng cá nhân, còn lại từ các hộ gia đình. Đây là thị trường tập trung, có doanh số lớn ngay sau khi đầu tư, như riêng trường hợp của Bộ Ngoại giao, chi phí viễn thông hàng tháng trung bình từ 0,8 đến 1,2 tỷ VNĐ/tháng, bao gồm cả chi phí liên lạc trong và ngoài nước.

Thị trường thoại cho người tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình là thị trường tiềm năng, có khả năng sinh lợi lớn, với sự xuất hiện của các công nghệ băng rộng không dây như Wimax, 3G và các dịch vụ giá trị gia tăng khác.

Nhóm kinh doanh dịch vụ truyền hình di động trên mạng điện thoại di động

Theo kết quả nghiên cứu thị trường của tổ chức Research International Finland, nghiên cứu tại Phần Lan: Có tới 41% số người được hỏi sẵn sàng sử dụng dịch vụ truyền hình di động trên điện thoại di động của mình. Tập trung vào những khách hàng nam giới cóđộ tuổi từ 20 đến 35, đây là nhóm người sở hữu những điện thoại công nghệ cao có khả năng xem truyền hình di động và mong muốn được tiếp cận với công nghệ tiên tiến nhất. Theo thống kê của TU – công ty cung cấp dịch vụ truyền hình di động đang rất thành công tại thị trường Hàn Quốc cho thấy thuê bao dịch vụ truyền hình di động tập trung nhiều nhất tại các thành phố lớn.

Tại Việt nam, với việc khẩn trương triển khai dịch vụ di động trên cơ sở mạng DVB-T sẵn có của mình, VTC trở thành người tiên phong phát triển truyền hình di động tại Việt Nam và là nước thứ 2 trên thế giới triển khai kinh doanh thương mại hoádịch vụ này đến người tiêu dùng, hiện đã có trên 5.000 thuê bao sử dụng tại Hà Nội, Hải phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

Các doanh nghiệp viễn thông có khả năng triển khai dịch vụ truyền hình di động và trở thành đối thủ tiềm năng của VTC trong tương lai:

- Các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình di động: Vinaphone, Mobilphone, Viettel, Sphone, Hanoi Telecom, EVN Telecom...

- Các nhà cung cấp dịch vụ Wimax: FPT, VNPT (VDC).

- Các đài truyền hình trong cả nước, đặc biệt làĐài truyền hình Việt Nam, Đài phát thanh truyền hình Hà nội, Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh.

Phương hướng chiến lược của đối thủ cạnh tranh trong dịch vụ truyền hình di động :

- Xuất phát từ các nhà cung cấp dịch vụ thoại di động: Hiện nay ở Việt nam, các mạng điện thoại di động theo cả công nghệ GSM và CDMA đều không thể cung cấp dịch vụ truyền hình di động, để có thể triển khai được dịch vụ này, đối thủ sẽ cố gắng tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có và chuyển đổi công nghệ, đưa toàn bộ nền tảng công nghệ di động lên 3G hoặc 4G nhưng do đặc trưng kỹ thuật của công nghệ 3G phục vụ dịch vụ thoại truyền hình, truy nhập internet, thanh toán điện tử là

chính nên hạn chế về băng thông, không phù hợp cho việc cung cấp các chương trình quảng bá trong điều kiện di chuyển. Ngoài ra những doanh nghiệp viễn thông chuyên nghiệp về cung cấp dịch vụ thoại, không có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất chương trình truyền hình nên việc triển khai dịch vụ truyền hình di động trên mạng di động hiện có là rất khó khăn. Trên thực tế, tại các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản mặc dùđã có cơ sở hạ tầng 3G rất phát triển nhưng vẫn phải triển khai một mạng phục vụ cho dịch vụ truyền hình di động.

- Xuất phát từ các nhà cung cấp dịch vụ Wimax như FPT, VDC: Mạng Wimax được thiết kế ra với nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ truy cập Internet không dây tốc độ cao, thoại IP, void chat, webcam chat và các dịch vụđãđược triển khai trên mạng Internet băng tộng tốc độ cao hiện nay. Tuy nhiên cũng gặp phải những khó khăn về kỹ thuật như vấn đề băng thông, một BTS Wimax hiện nay có băng thông khoảng 54Mbps, nếu sử dụng toàn bộ băng thông đóđể phục vụ truyền hình di động (với băng thông 300 Kbps/thuê bao) thì chỉ phục vụ tối đa được 180 ngườiđồng thời, nếu xây dựng mạng Wimax có triển khai dịch vụ truyền hình di động với thuê bao lên nhiều vạn người thì số lượng BTS cần thiết sẽ là rất lớn, kém hiệu quả về kinh tế.

- Xuất phát từ các đài truyền hình trong cả nước:Để triển khai dịch vụ truyền hình di động trên điện thoại di động, theo tiềm lực kinh tế, tài chính, công nghệ và nền tảng cơ sở hạ tầng hiện nay có 2 đơn vị có khả năng thực hiện đó là: Đài truyền hình Việt nam vàĐài truyền hình TP Hồ Chí Minh.

Nhóm kinh doanh dịch vụ gía trị gia tăng trên mạng điện thoại di động

Đây là mảng kinh doanh VTC được đánh giá đang chiếm thị phần lớn nhất hiện nay đặc biệt là dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng như SMS (tin nhắn) có lẽ là thành công lớn nhất trong việc thuyết phục người sử dụng tự tạo ra giá trị, đã tạo ra doanh thu lớn trong một thời gian ngắn. Nhưng hị trường dịch vụ giá trị gia tăng có sự tham gia ngày càng tăng của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tạo môi trường cạnh tranh quyết liệt với các chính sách khuyến mại, chính sách tài chính linh hoạt với các nhà cung cấp, sự tham gia trực tiếp của các đài truyền hình địa phương và thay đổi trong chiến lược kinh doanh của công ty viễn thông di động đã ảnh hưởng rất lớn đến mảng dịch vụ này.

Nhóm kinh doanh dịch vụ Game Online trên mạng Internet di động và cốđịnh

Năm 2006, ở Việt Nam thị trường Game Online cótổng giá trịđạt trên 20 triệu USD, tăng 6 lần so với năm 2005. Số lượng ứng viên xâm nhập lớn và một số có nguồn lực giúp họ trở thành đối thủđáng kể với sự xuất hiện của nhiều đầu game mới, có hơn 10 nhà phát hành Game, với hơn 20 game MMOG và hơn 25 game casual, có khoảng 15.000 cửa hàng game trên toàn quốc, cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các nhà phát hành game trên tất cả các phương diện như lôi kéo khách hàng thông qua phát hành các game mới hấp dẫn hơn, về công nghệ, quảng cáo, chính sách khuyến mại, các dịch vụ giá trị gia tăng khác...

Hiện trạng dịch vụ Game Online của VTC phát hành hiện nay có 3 game: Cao bồi không gian, Audition, Vương quốc xe hơi. Vị thế trên thị trường game của VTC được ghi nhận là nhà phát hành game thứ 2 tại Việt Nam, chiếm 30% thị phần, đứng sau nhà phát hành VinaGame, chiếm 45% thị phần vàquản lý khoảng 4.000 cửa hàng Internet trên toàn quốc. Đồng thời nhà phát hành Game VTC làđại diện duy nhất cho các công ty game ở Việt Nam tham gia phát biểu tại hội nghị các công ty game hàng năm tại Hàn Quốc tháng 4/2007.

Bảng 2.4-Các đối thủ phát hành game online của VTC tại thị trường Việt Nam

Tên Game Nhà phát hành Công ty sản xuất

1. Võ lâm truyền kỳ VinaGame KingSoft (Trung Quốc)

2. Phong Thần VinaGame KingSoft (Trung Quốc)

3. Cửu Long Tranh Bá VinaGame Acclaim Game Inc

4. Shaiya – Cuộc chiến Huyền thoại

Saigontel Sonov Corp (Hàn Quốc)

5. Priston Tale Công ty FPT Prison Inc (Hàn Quốc)

6. MU Online Công ty FPT Webzen Inc (Hàn Quốc)

7. Thế giới hoàn mỹ Công ty Quang Minh Beijing Perfect World (TQ)

8. TS Online AsiaSoft Softnyx (Hàn Quốc)

9. Hiệp khách giang hồ AsiaSoft

10. Con đường tơ lụa Công ty VDC Joymax Co.Ltd (Hàn Quốc)

Nguồn: Công ty đầu tư và phát triển công nghệ thông tin (năm 2007)

2.2.3.Đánh giá môi trường nội bộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w