THÀNH TP.BIÊN HÒA
5.2.4 Bố trí số lượng xe thu gom trên từng phường:
Hiện tại công ty DVMTĐT vẫn chưa quy hoạch được số lượng xe đẩy tay hoạt động trên từng phường bởi vì đội hình thu gom này đã có trước khi công ty được thành lập, đây cũng là một điều gây khó khăn cho nhà quản lý . Do vậy, để hổ trợ cho công tác quản lý được tốt hơn, tôi tiến hành phân chia lại lượng xe đẩy tay hoạt động trên từng phường nhằm cụ thể hóa công tác quản lý đội xe đẩy tay
về số lượng xe đẩy tay hoạt động trên từng phường thông qua bảng thuộc tính hành chính phường ( Bienhoa.shp)
Dữ liệu đầu vào:
- Số xe đẩy tay hiện đang hoạt động trong các phường nội thành; - Số liệu về khối lượng rác phát sinh trong ngày trên từng phường; - Số lần quay vòng của xe đẩy tay trong ca làm việc;
- Tổng lượng rác thu gom được trên các phường nội thành; - Lượng rác một xe đẩy tay thu được trong một vòng; - Diện tích của từng phường;
Đầu ra: số xe đẩy tay hoạt động, bảng dữ liệu thuộc tính của nó.
Giải quyết:
- Dựa vào tổng lượng rác thu gom được trong các phường nội thành và lượng rác thu gom được trên từng xe đẩy tay, ta xác định được tổng số lượt xe đẩy tay cần để thu gom hết lượng rác phát sinh.
- Dựa vào số lượt xe đẩy tay đã xác định bên trên và số xe hiện đang hoạt động trong các phường nội thành, ta xác định được số lần quay vòng cần.
- Dựa vào số lần quay vòng tính và số lần quay vòng thực tế, diện tích của từng phường mà ta bố trí số xe đẩy tay hoạt động trên phường đó.
Dữ liệu nền:
Bản đồ số hóa hành chính phường nội thành và bảng thuộc tính về thông tin các phường nội thành thành phố Biên Hòa ( diện tích, lượng rác, dân số…)
Số lượt xe đẩy
tay =
Tổng lượng rác thu gom (tấn) Lượng rác 1 xe đt thu được (tấn)
= 70.8
0.35
= 202.28
Số lần quay vòng = Số lượt xe đẩy tay
Số xe hoạt động trong phường nội thành
= 202
58
= 3.48 ( lần)
Như vậy, với một lượng xe đẩy tay lớn như thế hoạt động trên các phường nội thành ta thấy chúng tỏ ra không hiệu quả. Với một ca làm việc đối với xe đẩy tay có thể quay vòng được 4 lần. Hiện tại, việc thu gom CTR SH của các phường nội thành hiện tại còn được hỗ trợ bởi 2 xe 1.75 tấn và 1 xe 3.5 tấn. Do vậy, tôi tiến hành phân xe 3.5 tấn và xe 1.75 tấn thu gom vào phường có diện tích lớn nhằm giảm được việc đẩy tay trên những quãng đường dài để thu gom. Các xe đẩy tay sẽ được phân chia để thu gom sao cho không cách quá xa điểm hẹn. như vậy sau khi tính toán, số lượng xe đẩy tay cần cho hoạt động thu gom hiện tại cần 38 xe đẩy tay, 2 xe 1.75 tấn và 1 xe 3.5 tấn để thu gom CTR SH.
Bảng 33: Bảng bố trí số xe thu gom trên các phường
Phường Số lượt xe ĐT cần để thu gom hết
lượng rác của phường Số lượng xe thu gom
Tân Phong 39 5 xe ĐT + 1 xe 3.5tấn
Trung Dũng 27 7 xe ĐT Quang Vinh 20 5 xe ĐT Quyết Thắng 22 6 xe ĐT Thanh Bình 9 2 xe ĐT Hòa Bình 11 3 xe ĐT Tân Tiến 22 5 xe ĐT 5.2.5 Bố trí thùng composit gợi ý:
Với số thùng composit hiện tại trong các phường nội thành là 109 thùng. Việc đặt thùng với mật độ dày đặt, không tính toán ở một số tuyến đường đã gây ra một số bất cập như đã nói ở trên. Chính vì vậy, tôi muốn có sự tính toán lại nhằm bố trí lại các thùng composit để các thùng này được bố trí hợp lí hơn mà không phải đặt quá nhiều thùng như hiện tại.
Đầu vào:
- Số lượng thùng hiện có trên các phường nội thành;
- Điều kiện về khoảng cách đặt thùng: để tránh đặt thùng tràn lan, theo tôi điều kiện khoảng cách của các thùng đặt cách nhau 150m và đặt xen kẻ hai bên đường đối với đường có ít khách vãng lai, còn đối với đường tập trung nhiều khách vãng lai thì khoảng cách giữa hai thùng kế nhau là 100 m. Như vậy, nếu cùng một chiều đường thì cứ mỗi 300 m mới có một thùng rác công cộng;
Đầu ra: bản đồ vị trí đặt thùng composit gợi ý.
Để tránh tình trạng đặt thùng rác công cộng tràn lan, tôi dựa vào tính tập trung của nhiều khách vãng lai của khu vực, tính quan trọng của các điểm này mà quyết định bố trí đặt thùng hoặc không.
Dữ liệu nền:
Bản đồ số hóa hành chính phường nội thành; Bản đồ số hóa các đoạn đường giao thông;
Dữ liệu chuyên đề: bản đồ số hóa và bản thuộc tính của vị trí đặt thùng composit.