Đặc điểm kinh tế:

Một phần của tài liệu ung dung gis thu gom chat thai (Trang 26 - 29)

Giai đoạn 10 năm(1991 -2000): Đảng Bộ thành phố triển khai kịp thời chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn này là: quy hoạch và

xây dựng các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài; phát triển mạnh sản xuất công nghiệp để tạo động lực thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. GDP trên địa bàn tăng 4 lần từ 1991 – 2000 tăng 16.9% cao hơn mức toàn tỉnh 13%. Đến năm 2005 GDP tăng 14.3% .

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố chuyển dịch nhanh và đúng hướng với 2 ngành: Công nghiệp – xây dựng; Dịch vụ – du lịch chiếm tỉ trọng cao trong tổng thể kinh tế thành phố. Năm 2005 ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 70.1%; dịch vụ - du lịch: 28.72 %; nông lâm thuỷ sản chiếm 1.18%.

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn có sự chuyển đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Năm 2005, cơ cấu kinh tế như sau:

 Quốc doanh: 28.31%

 Ngoài quốc: 30.22%

 Đầu tư nước ngoài: 41.4% 3.2.1.1 Công nghiệp:

Công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của Tp. Biên Hòa. Tổng giá trị sản lượng công nghiệp ở khu vực này có những thuận lợi về nguồn vốn ổn định, có sự tăng cường chất xám thường xuyên, các trang thiết bị công nghệ đã được thay đổi từng bước nên có thể theo kịp một phần kỹ thuật tiên tiến.

Các xí nghiệp đã giữ vững và khẳng định vị trí, vai trò chủ đạo là: công ty Đường Biên Hòa, công ty bột giặt Net, Nhà máy thiết bị điện 4,…

Các xí nghiệp quốc doanh địa phương hiện có 62 doanh nghiệp, trong đó có 2/3 số doanh nghiêp có xu hướng phát triển như: Nhà máy phân bón Nhà nông, Nhà máy quốc doanh Điện cơ Đồng Nai, Nhà máy Cơ khí Đồng Nai,…

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố hiện nay có hơn 100 dự án đi vào sản xuất.

Các KCN đang hoạt động trên địa bàn Tp. Biên Hòa có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai nói chung và thành phố Biên Hòa nói riêng. Thành phố hiện có 4 khu công nghiệp tập trung là: KCN Biên Hòa I, Biên Hòa II, Amata, Loteco. Ngoài ra thành phố Biên Hòa còn có các cụm công nghiệp nhỏ đã được đầu tư xây dựng nằm kề cận các KCN lớn và khu dân cư. 3.2.1.2 Nông nghiệp – lâm nghiệp:

Diện tích đất nông nghiệp năm 2000 là 4,062.29 ha chiếm 26.26% đất tự nhiên, trong đó đất trồng cây lúa 778.45 ha, đất lâm nghiệp 1,151.79 ha. Thành phố đang chuyển mạnh cơ cấu cây trồng, nâng hệ số sử dụng đất để đảm bảo điều kiện sinh thái và tạo vành đai xanh cần thiết cho thành phố và các KCN. Sản xuất nông nghiệp năm 2000 đạt giá trị tổng sản lượng là 224,064 triệu đồng, trong đó trồng trọt là 49,881 triệu đồng ( chiếm 22.26%), chăn nuôi 135,708 triệu đồng ( chiếm 60.56%), ngành thủy sản 5,937 triệu đồng ( 2.65%), dịch vụ sản xuất nông nghiệp 32,538 triệu đồng (14.52 %).

Thành phố Biên Hòa có diện tích đất lâm nghiệp là 1,619.1 ha, toàn bộ là đất có rừng trồng phòng hộ. Trong đó, rừng quốc doanh quản lý chiếm 27.5%, rừng ngoại quốc doanh chiếm 10.9%, rừng do các đơn vị quốc phòng quản lý chiếm 61.7%. Như vậy, diện tích rừng trồng chiếm 10.4% so với diện tích tự nhiên của thành phố. Vệ hiệu quả kinh tế thì không cao, tuy nhiên cũng đã giải quyết được

các mặt như môi trường sinh thái, chống xói mòn và tạo công ăn việc làm cho người dân thành phố.

3.2.1.3 Thương mại và dịch vụ:

Từ sau ngày được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại 2, ngành này phát triển mạnh đã tạo ra được mối quan hệ với trung tâm và vùng phụ cận. Doanh số kinh doanh ngày một tăng cao, bình quân mỗi năm tăng 158%. Tuy nhiên sự phát triển của dịch vụ – thương mại tư nhân chưa tập trung theo quy hoạch, còn phát triển tràn lan, các hệ thống nhà hàng – khách sạn tuy có sự phát triên nhưng khả năng phục vụ còn thấp, chưa đủ sức hút, nhất là đối với khách nước ngoài. 3.2.1.4 Xuất nhập khẩu:

Công tác xuất nhập khẩu tăng trưởng bình quân hàng năm là 33.67%, trong đó xuất khẩu có mức tăng bình quân hàng năm là 36.33%. những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thủ công mỹ nghệ: hàng gốm mỹ nghệ, may mặc, mây tre đan mộc dân dụng. Ngoài ra, thành phố cũng tạo ra một số mặt hàng gia công như: gia công may mặc, sản xuất giày, đũa tre xuất khẩu…

3.2.1.5 Du lịch:

Du lịch của thành phố có tiềm năng lớn như khu du lịch Bửu Long, cù lao Hiệp Hòa, dọc sông Đồng Nai, nhưng chỉ có khu du lịch Bửu Long với diện tích 85 ha có thể nói là thu hút được khách vào các dịp lễ, tết, ngày nghỉ…

Một phần của tài liệu ung dung gis thu gom chat thai (Trang 26 - 29)