Vạch lộ trình vận chuyển CTRSH đề xuất cho các phường nội thành:

Một phần của tài liệu ung dung gis thu gom chat thai (Trang 75 - 91)

THÀNH TP.BIÊN HÒA

5.2.3Vạch lộ trình vận chuyển CTRSH đề xuất cho các phường nội thành:

gom cũng không nắm được chính xác hoạt động cũng như đánh giá hiệu quả sử dụng xe đẩy tay của công nhân theo từng phường. Điều này dẫn đến tình trạng có phường diện tích nhỏ tuy nhiên số xe đẩy tay hoạt động lại nhiều hay một số phường có diện tích lớn nhưng do phường giáp với khu vực ngoại thành nên việc thu gom tại các phường vẫn chưa triệt để mà hầu hết chỉ tập trung cho các phường chính như: Trung Dũng, Thanh Bình, Hòa Bình, Quang Vinh, Quyết Thắng và một phần của phường Tân Tiến. Điều này được thể hiện rõ qua phường Quyết Thắng là một phường nhỏ nhưng lại có đến 3 điểm hẹn, Quang Vinh có 2 điểm hẹn, song phường Tân Phong, Thống Nhất, Bửu Long là các phường có diện tích lớn nhưng lại có ít điểm hẹn ( 1 điểm hẹn ) hoặc không có điểm hẹn nào. Điều này phản ánh được công tác thu gom hoặc không triệt để hoặc có những tuyến các xe đẩy tay phải vận hành rác thải đi một khoảng quá xa để đến được điểm hẹn.

5.2.3 Vạch lộ trình vận chuyển CTR SH đề xuất cho các phường nội thành: thành:

Theo đánh giá hiện trạng khi khảo sát thực tế, vấn đề ô nhiễm môi trường chủ yếu gây ra do:

 Các điểm hẹn thu gom rác và các thùng composit không có phương tiện cơ khí phù hợp, điều này làm cho chất thải phải bị đổ ra đường rồi sau đó mới đựơc thu gom vào xe chuyên dụng làm mất vệ sinh và mĩ quan đô thị;

 Hiện tại có một số tuyến đường vận chuyển rác không hợp lý, xe tải lớn đi vào các con đường nhỏ làm ô nhiễm không khí khu vực dân cư, nơi mà xe đi qua. Bên cạnh đó, các xe chuyên dụng thu gom chất thải rắn của công ty DVMTĐT có giấy phép chạy vào đường cấm, và việc chạy vào các con đường tùy ý nhưng vẫn đảm bảo đến điểm hẹn đúng giờ sẽ gây lãng phí nhiên liệu, sức người.

Từ thực tế như vậy, muốn giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tránh tình trạng tiêu phí nhiên liệu, tôi tiến hành các bài toán sau:

 Chọn lọc đường đi thích hợp cho thu gom – vận chuyển: nhằm chọn ra những con đường phù hợp với các điều kiện đặt ra.

 Xác định phương tiện thu gom;

 Vạch tuyến vận chuyển tối ưu: ở đây có hai tuyến tối ưu: tối ưu về đường đi, tối ưu về thời gian. Sau khi có cả hai lộ trình ta tiến hành so sánh để chọn ra tuyến đường hợp lý nhất.

5.2.3.1 Nguyên tắc vạch tuyến chung:

 Xét đến các chính sách và quy tắc hiện hành có liên quan tới việc tập trung chất thải rắn, số lần thu gom trong một tuần;

 Điều kiện làm việc của hệ thống vận chuyển, các loại xe máy vận chuyển;

 Tuyến đường cần phải chọn cho lúc bắt đầu hành trình và kết thúc hành trình phải ở đường phố chính;

 Tuyến thu gom phải được bố trí sao cho container cuối cùng được thu gom trên tuyến đặt gần bãi đổ nhất.

 Chất thải phát sinh từ các nút giao thông, khu phố đông đúc thì phải được thu gom vào các giờ có mật độ giao thông thấp;

 Nguồn phát sinh chất thải rắn có số lượng lớn cần phải tổ chức vận chuyển vào lúc ít gây ách tắc, ảnh hưởng cho môi trường;

 Những vị trí có chất thải rắn ít và phân tán thì việc vận chuyển phải tổ chức thu gom phù hơp.

5.2.3.2 Các bước lập tuyến thu gom:

 Bước 1: Bố trí tuyến thu gom. Vẽ các dữ liệu sau cho mỗi điểm thu gom chất thải lên bản đồ khu vực: vị trí, tần suất thu gom, số container. Giả định rằng khối lượng chất thải thu gom tại mỗi vị trí sẽ xấp xỉ bằng nhau và bằng khối lượng chất thải trung bình.

 Bước 2: Ước tính tổng khối lượng chất thải được thu gom từ những vị trí lấy rác mỗi ngày. Sử dụng thể tích hữu ích của xe thu gom để xác định số hộ trung bình mà chất thải từ hộ này được thu gom trong suốt mỗi chuyến thu gom.

 Bước 3: Bố trí hay vạch tuyến thu gom bắt đầu từ trạm điều vận và đi qua tất cả các điểm lấy rác cần thiết. Các tuyến này phải được bố trí sao cho vị trí thu gom cuối cùng ở gần bãi đổ nhất.

 Bước 4: Khi tuyến thu gom đã được vạch, số lượng container và khoảng cách vận chuyển của mỗi chuyến phải được xác định. Các số liệu trên và nhu cầu nhân công trong một ngày phải được kiểm tra lại so với thời gian công tác có thể sử dụng trong một ngày. Nếu cần thiết phải điều chỉnh lại

5.2.3.3 Phương tiện và phương pháp vận chuyển:

Các loại xe sử dụng để vận chuyển phải đáp ứng các yêu cầu sau:

 Chất thải rắn phải được vận chuyển với chi phí thấp nhất;

 Chất thải được phủ kín trong suốt quá trình vận chuyển;

 Các loại xe phải được thiết kế phù hợp với giao thông trên xa lộ;

 Dung tích xe phải tương ứng với giới hạn trọng tải cho phép và không được vượt quá.

 Phương pháp dỡ tải phải đơn giản và đáng tin cậy;

5.2.3.4 Chọn lựa các con đường thích hợp:

 Số liệu đầu vào: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chiều rộng của các con đường: dữ liệu này có sẳn và có thể thay đổi; - Thời gian quy định làm việc: dữ liệu này có sẳn và có thể thay đổi; - Giờ cao điểm của một số con đường gây ra hiện tượng kẹt xe: dữ liệu

này có sẳn và có thể thay đổi;

- Số lượng, loại, dung tích chứa rác của phương tiện thu gom: dữ liệu này có thể thay đổi;

 Đầu ra: các con đường thích hợp để vạch tuyến thu gom.

 Giải quyết:

- Chọn phương tiện thu gom có năm sản xuất > 1993

- Xét các con đường và chọn lọc các con đường có chiều rộng lớn hơn hai lần kích thước của xe thu gom. Ơû đây con số này được lấy bằng 8.

- Xét tiếp yếu tố thời gian: trong thời gian làm việc quy định, nếu có đoạn đường nào dễ bị kẹt xe thì đoạn đường đó được loại bỏ

 Dữ liệu nền:

- Bản đồ số khu vực hành chính các phường nội thành thành phố Biên Hòa, bảng thuộc tính về thông tin các quận huyện, phường xã ( diện tích, dân số, lượng rác trung bình…)

- Bản đồ số hóa đường giao thông các phường nội thành thành phố Biên Hòa và bảng thuộc tính chứa các thông tin về độ rộng các con đường, giờ cao điểm, tính chất của con đường.

Từ các dữ liệu này ta tiến hành truy vấn trên bản thuộc tính để chọn ra các con đường thích hợp cho công tác thu gom và thu được bản đồ, những con đường được chọn là những con đường được thể hiện màu vàng, những con đường khôn được chọn vẫn có màu xanh. Bản đồ cụ thể được biểu diễn bên dưới:

Trên bảng thuộc tính của lớp đường giao thông ta cũng có thể xác định được các con đường được chọn. Những con đường được chọn là nhưng con đường được tô vàng.

 Dữ liệu đầu vào:

- Kết quả của công việc chọn đường vận chuyển cho xe chuyên dụng; - Chiều lưu thông của xe;

- Xác định điểm đầu ( trạm điều vận), điểm hẹn, điểm dọc tuyến, điểm cuối ( bãi chôn lấp);

- Khối lượng rác tại từng điểm hẹn sau những khoảng thời gian ( lấy bằng thời gian quay vòng của xe đẩy tay);

 Đầu ra:

Xuất ra bản đồ tuyến thu gom tối ưu về đường đi, tối ưu về thời gian thỏa mãn yêu cầu giảm thiểu đến mức thấp nhất có thể ô nhiễm trong quá trình vận chuyển CTR SH đến bãi chôn lấp, bên cạnh đó tiết kiệm được nhiên liệu.

 Giải quyết:

- Dựa vào khối lượng rác sẽ tập trung tại từng điểm hẹn, điểm dọc tuyến để chọn điểm hẹn phù hợp;

- Tính chiều dài của các tuyến đường để chọn tuyến đường có khoảng cách ngắn nhất cho mỗi chuyến;

 Dữ liệu nền:

- Bản đồ số hóa hành chính và bảng thuộc tính về thông tin các phường nội thành thành phố Biên Hòa( diện tích, dân số, lượng rác trung bình…) - Bản đồ số hóa đường giao thông các phường nội thành thành phố Biên

hòa và bảng thuộc tính của nó về độ rộng đường, giờ cao điểm, chiều lưu thông.

- Bản đồ vị trí các điểm hẹn, điểm thu gom dọc tuyến của các phường nội thành;

- Bản đồ vị trí bãi chôn lấp;

Bảng 32 : Bảng khối lượng rác tại các điểm hẹn sau những khoảng thời gian

STT Điểm hẹn/ Điểm dọc

tuyến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khối lượng rác sau những khoảng thời gian ĐVT: tấn

17h 18h 19h 20h 21h 22h30'

1 Bùi Văn Hòa 2.8

2 Quyết Thắng 0.7 2.45 1.75 3 Ga xe lửa 3.15 1.75 1.75 4 Cơ sở II 1.75 2.45 2.8 2.1 5 Đ Võ Thị Sáu 0.35 6 C Võ Thị Sáu 1.75 7 Bồn nươc CV Kỷ Niệm 0.7 8 TDTT 7 1.75 9 Bến xe BH 3.5 3.15 5.95 3.5 10 Kho bạc 2.8 11 Kinh doanh nhà 5.25 3.85

12 NM giấy Tân Mai 0.7

13 NH Cây Dừa 0.4

14 5Ri 0.3 0.3

15 Trại hòm 1.05

16 Mũi tàu 0.7

17 5Tầng 0.35

Cứ mỗi xe chuyên dụng tải trọng 14m3 thì có thể ép được khoảng 8.8 tấn rác thô từ các xe đẩy tay. Còn đối với xe 7m3 có thể ép được khoảng 5.6 tấn rác thô từ các xe đẩy tay.

dụng là vừa đủ, không thiếu cũng không thừa vì nếu thiếu như vậy ta đã không khai thác được triệt để tải trọng của xe. Còn nếu quá nhiều thì xe phải ép quá tải có thể gây rơi vãi hoặc hư hỏng xe.

Từ các dữ liệu trên tôi tiến hành chức năng phân tích mạng để chọn ra các điểm hẹn và đường vận chuyển CTR của 3 tuyến tối ưu về đoạn đường và tối ưu về thời gian. Cũng từ chức năng này của GIS, GIS hỗ trợ người điều khiển phương tiện bằng bảng chỉ dẫn đường đi và độ dài đoạn đường thực hiện được sau một ca làm việc (xem phần phụ lục). Kết quả, ta có các tuyến thu gom như sau:

Nhận xét:

Từ các hình (13, 14, 15, 16, 17, 18 ), có thể nhận thấy rằng ta có thể áp dụng chức năng phân tích mạng của GIS để vạch tuyến thu gom CTR SH, phần ứng dụng này sẽ hỗ trợ cho nhà quản lý rất nhiều trong việc quản lý công tác thu gom – vận chuyển . Bên trên là hai trong số phương án tôi đưa ra nhằm tìm ra đường đi hợp lý cho xe thu gom: tối ưu về quãng đường và tối ưu về thời gian. Tuy nhiên từ hình và bảng chỉ dẫn đường ở phụ lục tôi có những nhận xét sau:

 Có những tuyến thu gom, sau khi phân tích mạng thì cả hai kết quả trả về đều giống nhau, có nghĩa là bản đồ vạch tuyến tối ưu về đoạn đường và tối ưu về thời gian ở một số tuyến là như nhau. Như vậy, tuyến đường đó hoàn toàn hợp lý và ta có thể chọn chính thức cho công tác vạch tuyến thu gom.

 Có những tuyến thu gom, hai kết quả phân tích mạng khác nhau. Từ bảng chỉ dẫn đường đi ta có thể thấy: để tối ưu về thời gian, xe chuyên dụng phải quay đầu xe nhiều lần. Điều này lại là một hạn chế trong qui trình đường đi của xe chuyên dụng. Bên cạnh đó lại có những đoạn đường có chỗ quay đầu xe. Do vậy, cũng tùy vào từng trường hợp mà người quản lý sẽ chọn ra con đường nào để có kết quả hợp lý nhất.

Một phần của tài liệu ung dung gis thu gom chat thai (Trang 75 - 91)