Vai trò của hệ thống thông tin địa lý trong công tác quản lý thu gom – vận chuyển CTR SH tại Tp.Biên Hòa:

Một phần của tài liệu ung dung gis thu gom chat thai (Trang 53 - 54)

THÀNH TP.BIÊN HÒA

5.1Vai trò của hệ thống thông tin địa lý trong công tác quản lý thu gom – vận chuyển CTR SH tại Tp.Biên Hòa:

Hiện nay với mức gia tăng dân số hàng năm tại thành phố Biên Hòa (3%/năm) và mục tiêu nâng cao hiệu quả thu gom CTR SH của thành phố lên 100% của công ty Dịch vụ môi trường đô thị Biên Hòa trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin, việc ứng dụng GIS vào công tác quản lý thu gom – vận chuyển CTR SH là rất cần thiết. Với các tính năng đặc biệt, GIS cho phép người sử dụng có thể quản lý các dữ liệu thuộc tính lẫn không gian phù hợp với nhiệm vụ của hệ thống thu gom – vận chuyển CTR SH của thành phố. Một cách rõ ràng hơn, ta có thể so sánh hai hệ thống thu gom chất thải rắn như sau:

 Hệ thống thu gom _ vận chuyển không ứng dụng GIS: nhà quản lý muốn quản lý tốt và cập nhật thông tin nhanh chóng phải tiến hành xây dựng CSDL thuộc tính bằng phần mềm thông dụng như Excel hoặc Access. Tuy nhiên các thông tin hiển thị chỉ là những dữ liệu thuộc tính, không quan sát được. Bên cạnh đó để quan sát trực tiếp hệ thống thu gom thì nhà quản lý phải trực tiếp khảo sát thực tế. Thêm vào đó, nếu nhà quản lý muốn tiến hành vạch tuyến thu gom, sau khi tính toán, lựa chọn con đường thích hợp, người quản lý phải trực tiếp chạy thử trên đoạn đường đó để có thể xác định khoảng thời gian, đó là chưa đề cập đến vận tốc của xe. Điều này gây lãng

hiện tuyến thu gom lên bản đồ, người quản lý phải tiến hành vẽ tay lên các bản đồ du lịch hay khi chỉnh sửa một tuyến thu gom nào thì người quản lý phải vẽ bản mới bằng tay mà không thể chỉnh sửa, bôi xóa trên bản đồ cũ. Như vậy, nhà quản lý chưa thể quan sát hệ thống thu gom – vận chuyển CTR SH một cách trực quan được.

 Hệ thống thu gom - vận chuyển có ứng dụng GIS: nếu nhà quản lý quyết định ứng dụng GIS càng sớm thì họ chỉ tốn thời gian và công sức cho một lần nhập liệu vào máy tính tuy nhiên họ hoàn toàn có thể quản lý được các dữ liệu cả về thuộc tính lẫn không gian. Khi cần thay đổi thông tin, người quản lý có thể ngồi tại văn phòng để điều chỉnh mà không cần phải khảo sát thực tế. Ví dụ như khi người quản lý muốn thay đổi một tuyến thu gom, GIS mà cụ thể là phần mềm Arc view có những hổ trợ về phân tích mạng để tìm ra con đường tối ưu nhất về đoạn đường hoặc thời gian cho công tác thu gom hay GIS cũng có những hổ trợ tính toán để trả về chiều dài, tọa độ , diện tích của một đối tượng. Như vậy sẽ giảm được thời gian và công sức cho người quản lý. Hơn nữa, thông qua GIS người quản lý có thể nhìn được tổng thể hệ thống thu gom và xem được thông tin của bất kỳ điểm thu gom hay các tuyến vận chuyển hoặc chỉnh sửa, cập nhật các thông tin mới.

Một phần của tài liệu ung dung gis thu gom chat thai (Trang 53 - 54)