Giáo dục cho HS về tình dục; tình dục an toàn; thai nghén và sinh đẻ; các bệnh nhiễm trùng

Một phần của tài liệu LUAN VAN tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản (Trang 50 - 54)

thai nghén và sinh đẻ; các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục,…

Qua những phân tích trên đây, tôi đề xuất quy trình tích hợp giáo dục DS - SKSS trong quá trình dạy học như sau:

Bước 1. Xác định mục tiêu của bài học và mục tiêu giáo dục DS – SKSS trong bài học

Trong bước này, GV cần nghiên cứu kỹ SGK, phân tích nội dung của bài học để xác định được mục tiêu của từng nội dung trong bài học và các nội dung giáo dục DS – SKSS có thể được tích hợp trong nội dung kiến thức môn học. GV cần xác định đầy đủ các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, hành vi cần đạt được ở HS sau khi học xong bài học.

Bước 2. Phân tích logic nội dung bài học, xác định nội dung kiến thức giáo dục DS – SKSS với từng mức độ tích hợp

Không phải bài nào, nội dung nào cũng có thể tích hợp giáo dục DS – SKSS vì vậy GV xác định bài nào, nội dung nào có thể tích hợp giáo dục DS – SKSS và nếu tích hợp được thì tích hợp ở mức độ nào. Có như vậy, bài giảng mới có trọng tâm, trọng điểm; không làm biến đổi tính chất môn học; vừa đảm bảo kiến thức môn học, vừa tích hợp được nội dung giáo dục DS – SKSS.

Bước 3. Chuẩn bị các phương tiện, tài liệu giảng dạy tích hợp giáo dục DS – SKSS

GV cần lưu ý, nội dung nào chuẩn bị tài liệu đó. Tài liệu ở đây có thể là: tài liệu tham khảo, tranh hình, sơ đồ, bảng biểu, các câu chuyện, trò chơi, đoạn phim, video, tờ rơi, áp phích,… dễ hiểu, không vi phạm đạo đức, có giá trị tích hợp giáo dục DS – SKSS.

Bước 4. Xác định phương pháp dạy – học tích hợp giáo dục DS –SKSS cho từng nội cụ thể

Tùy vào nội dung và tình hình cụ thể về phương tiện giảng dạy mà GV lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp và đạt được hiệu quả giáo dục DS – SKSS.

Bước 5. Thiết kế giáo án thể hiện tích hợp giáo dục DS – SKSS trong nội dung bài học

Giáo án phải thể hiện rõ nội dung nào tích hợp giáo dục DS – SKSS, tích hợp ở mức độ nào, hình thức tổ chức ra sao.

Bước 6. Giảng dạy theo phương pháp đã đề ra

Trong quá trình giảng dạy, GV cần tổ chức HS tự tìm đến tri thức giáo dục DS – SKSS để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

Bước 7. Kiểm tra, đánh giá, gạn lọc giá trị

Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng trong quá trình dạy – học, căn cứ vào kết quả của các bài kiểm tra, GV sẽ đánh giá được mức độ nhận thức của HS, đối chiếu với mục tiêu đã xác định để đánh giá hiệu quả của các phương án đã đề xuất, từ đó điều chỉnh được quá trình dạy – học sao cho hợp lí.

2.2.4. Một số hình thức tổ chức dạy học nâng cao chất lượng giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản số - sức khỏe sinh sản

Cung cấp cho HS những kiến thức về DS – SKSS

Khi giảng dạy, GV cần lưu ý sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để huy động hết khả năng của HS. Thay vì yêu cầu HS nghe, chép bài, GV có thể chuẩn bị các câu hỏi, các tình huống để các em chuẩn bị trước và tiến hành thảo luận trên lớp nhằm làm tăng tính xã hội của tri thức hay cho các em quan sát các mô hình, đoạn phim còn thiếu thông tin và tự tìm tư liệu để hoàn thiện hoặc GV có thể tổ chức cho HS chơi các trò chơi, đi tham quan, dã ngoại kết hợp với học tập…. Với các Tổ chức HS khai thác như kể trên, HS không những chỉ lĩnh hội được kiến thức môn học nói chung và kiến thức DS – SKSS nói riêng mà còn có cơ hội tự tìm đến tri thức, tự khẳng định mình; có thêm niềm tin vào bản thân, vào khoa học; rèn luyện kĩ năng làm việc trong tập thể và vì tập thể. Trong quá trình giảng dạy GV cần nhấn mạnh

đến mặt thực tiễn của những kiến thức về DS – KHHGĐ để từ đó giúp các em hình thành thái độ, hành vi và nhân cách sống đúng đắn.

Tổ chức các buổi tọa đàm về giới cho HS

Các buổi tọa đàm về giới sẽ giúp cho HS có thêm những hiểu biết về giới, giải tỏa những băn khoăn, thắc mắc về những sự thay đổi của chính cơ thể mình, giúp các em hiểu về nhau, tôn trọng và thông cảm cho nhau. Những buổi sinh hoạt tập thể như thế này sẽ đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho các em, từ đó các em thêm yêu môn học hơn. GV bộ môn có thể phối hợp với Đoàn thanh niên nhà trường để tổ chức các buổi tọa đàm, các trò chơi, các cuộc thi nhằm truyền thông giáo dục DS – SKSS và thông qua đó giáo dục đạo đức, lối sống cho HS.

Thành lập câu lạc bộ DS – SKSS

Các câu lạc bộ SKSS được thành lập ngay trong trường, đây là một biện pháp có hiệu quả trong giáo dục DS – SKSS cho HS. Chủ nhiệm câu lạc bộ là một GV có kiến thức, kinh nghiệm và năng lực về giáo dục, truyền thông SKSS, các thành viên là HS ở các khối lớp đã được tập huấn truyền thông giáo dục DS - SKSS. Các câu lạc bộ được trang bị các tranh ảnh, mô hình, tờ rơi, áp phích có ý nghĩa truyền thông giáo dục DS- SKSS. Thông qua CLB, các em HS có thể chia sẻ tâm tư, suy nghĩ, những băn khoăn, trăn trở của mình một cách kịp thời, cởi mở mà không còn cảm thấy e ngại.

Nhà trường cùng với địa phương, tổ chức các lớp tập huấn, các buổi truyền thông về DS – SKSS cho HS

Vấn đề giáo dục DS – SKSS đã và đang được toàn xã hội quan tâm. Đó là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành bởi lẽ vị thành niên, thanh niên chính là lực lượng đông đảo, quyết định tương lai và sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc. Sự phối, kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục DS – SKSS sẽ đem lại hiệu quả giáo dục cao, liên tục và bền vững.

2.2.5. Một số giáo án thể hiện phương pháp tích hợp giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản trong dạy học Chương “Sinh sản” (Sinh học 11) khỏe sinh sản trong dạy học Chương “Sinh sản” (Sinh học 11)

Bài 46. CƠ CHẾ ĐIỀU HOÀ SINH SẢN I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài HS phải: - Trình bày được cơ chế sinh tinh - Nêu được cơ chế điều hoà trứng

- Vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUAN VAN tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản (Trang 50 - 54)