Phân tích nội dung Sinh học

Một phần của tài liệu LUAN VAN tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản (Trang 46 - 49)

Sinh học 11 củng cố, tiếp nối và phát triển những kiến thức Sinh học ở bậc Trung học cơ sở và lớp 10.

Sinh học 11 đề cập đến các hoạt động sống, các quá trình Sinh học cơ bản ở mức cơ thể như: Chuyển hóa vật chất và năng lượng; cảm ứng; sinh trưởng và phát triển; sinh sản; mối quan hệ phụ thuộc giữa các quá trình sinh học ở mức cơ thể và mức tế bào; tác động của môi trường đến các quá trình sinh học của cơ thể.

Mỗi chương trong chương trình Sinh học 11 được chia làm 2 phần: Phần A – Sinh học cơ thể thực vật và Phần B – Sinh học cở thể động vật. Mặc dù được chia làm 2 phần chung những các quá trình sinh lí diễn ra trong cơ thể thực vật và động vật có những điểm chung và có những điểm khác biệt. Sự giống nhau trong chức năng sống chứng tỏ thực vật và động vật có nguồn gốc thống nhất. Sự khác biệt trong các chức năng sống nói lên sự đa dạng, sự tiến hóa thích nghi của động vật và thực vật với môi trường sống.

Trong cơ thể thực vật và động vật, giữa cấu tạo của các bộ phận (mô, cơ quan) phù hợp với chức năng. Ở các cơ thể thực vật và động vật (từ mức độ cơ thể có tổ chức thấp đến mức độ cơ thể có tổ chức cao), các cơ quan và hệ vơ quan thể hiện xu hướng tiến hóa về cấu tạo và chức năng thích nghi với môi trường sống.

Sự phụ thuộc của cơ thể thực vật và động vật vào các điều kiện sống, các thay đổi bên trong và bên ngoài cơ thể có thể làm thay đổi hoạt động của các cơ quan và hoạt động của toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, thực vật và động vật đều có khả năng điều tiết các hoạt động của cơ thể giúp cơ thể thích ứng với điều kiện sống luôn thay đổi.

Chương trình Sinh học 11 gồm 4 chương, mỗi chương gồm 2 phần, cụ thể như sau:

Qua phân tích trên cho thấy, kiến thức Sinh học 11 là sự tiếp tục chương trình của THPT được trình bày theo các cấp tổ chức sống, từ cấp độ tế bào lên cấp độ cơ thể, quần thể - loài, quần xã, sinh quyển.

Chương I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng giới thiệu về sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong co thể thực vật và động vật, gồm 2 phần:

Phần A – Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật gồm 14 bài, từ bài 1 đến bài 14, giới thiệu sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cơ thể thực vật như: trao đổi chất, trao đổi khoáng, quang hợp, hô hấp và các yếu tố ảnh hưởng đến các chức năng đó cũng như ứng dụng các kiến thức vào tăng năng suất cây trồng.

Phần B – Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật gồm 7 bài, từ bài 15 đến bài 21, giới thiệu về sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cơ thể động vật như: tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và cân bằng nội môi.

Sau khi học xong chương này, HS có thể hiểu được vai trò quan trọng của quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng đối với sự sống; nêu được các hoạt động sống xảy ra trong các tế bào khác của cơ quan và của các tế bào trong một cơ thể thực vật và động vật; hiểu được các quá trình trao đổi vật chất, vận chuyển vật chất và chuyển hóa vật chất trong cơ thể thực vật và động vật; so sánh được những đặc điểm giống và khác nhau trong quá trình

chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật. Từ đó giúp HS hình thành quan điểm khoa học về thế giới sống.

Chương II. Cảm ứng, giới thiệu về cảm ứng ở cơ thể thực vật và động vật, gồm 2 phần:

Phần A - Cảm ứng ở thực vật, gồm 3 bài từ bài 23 đến bài 25, giới thiệu về hướng động (vận động định hướng) và ứng động (vận động cảm ứng).

Phần B – Cảm ứng ở động vật, gồm 8 bài, từ bài 26 đến bài 33, giới thiệu về cảm ứng, điện thế nghỉ, điện thế hoạt động, xinap và tập tính của động vật.

Sau khi học xong chương này, HS có thể hiểu được cảm ứng cũng là một trong những cơ sở của sự sống, giúp thực vật và động vật tồn tại, phát triển; so sánh để thấy được thực vật và động vật đều có cảm ứng nhưng biểu hiện khác nhau, sự khác nhau đó chứng tỏ sự đa dạng trong phản ứng thích nghi của sinh giới.

Chương III. Sinh trưởng và phát triển, giới thiệu về sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật, gồm 2 phần:

Phần A – Sinh trưởng và phát triển ở thực vật, gồm 3 bài, từ bài 34 đến bài 36, giới thiệu về sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp, hoocmon, sự phát triển ở thực vật.

Phần B – Sinh trưởng và phát triển ở động vật, gồm 4 bài, từ bài 37 đến bài 40, giới thiệu về sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái ở động vật, vai trò của hoocmon đối với động vật và ảnh hưởng của môi trường sống đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật.

Sau khi học xong chương, HS hiểu được cơ chế sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật; phân biệt được sự giống và khác nhau giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật; nêu được cơ chế tác động của các nhân tố môi trường đối với sự sinh trưởng và phát triển từ đó trình bày được các biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển nhằm tăng năng suất và cải thiện phẩm chất của cây trồng, vật nuôi và chăm sóc sức khỏe con người.

Chương IV. Sinh sản, giới thiệu về sinh sản ở thực vật và động vật, gồm 2 phần:

Phần A – Sinh sản ở thực vật, gồm 3 bài, từ bài 41 đến bài 43, giới thiệu về sinh sản vô tính và hữu tính ở thực vật, các phương pháp nhân giống vô tính.

Phần B – Sinh sản ở động vật, gồm 4 bài, từ bài 44 đến bài 47, giới thiệu về sinh sản vô tính, hữu tính ở động vật, cơ chế điều hòa sinh sản, điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.

Sau khi học xong chương này, HS có thể nêu được cơ chế sinh sản là một trong những đặc điểm cơ bản của sự sống; nêu được bản chất của sinh sản vô tính và hữu tính; lí giải được tại sao sinh sản đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của loài; nêu được cơ chế điều khiển sinh sản và hiểu được cơ sở khoa học của việc ứng dụng kiến thức sinh sản vào thực tiễn trồng trọt và chăn nuôi, chăm sóc sức khỏe và sinh đẻ có kế hoạch ở người.

Một phần của tài liệu LUAN VAN tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w