Để ngăn chặn đám cháy lan truyền cần dùng các biện pháp sau:
1- Trên các đường ống dẫn chất lỏng đặt các van ngược, tấm lưới lọc và van thuỷ lực,...
2- Trên các đường ống dẫn khí đặt các van thuỷ lực, bộ phận chặn lửa, màng chống nổ.
3- Trên các đường ống dẫn hỗn hợp bụi – khơng khí đặt các tấm chắn hay van tự động chặn lửa.
4- Tại chỗ băng tải nghiêng hay ngang chui qua tường chặn lửa đặt các cửa tự đĩng hoặc màng nước chặn lửa.
5- Đặt tường ngăn cháy; chọn khoảng cách chống cháy thích hợp, cửa sổ thích hợp.
§13-5 Nguyên lí chữa cháy
Từ bản chất quá trình cháy, điều kiện của quá trình cháy và diễn biến của một đám cháy ta thấy rằng, sự cháy sẽ được chấm dứt khi giảm tốc độ truyền nhiệt từ vùng cháy và khi tăng tốc độ truyền nhiệt ra mơi trường xung quanh.
Để thực hiện những quá trình đĩ người ta dùng các phương pháp khác nhau gọi là phương pháp chữa cháy. Phương pháp chữa cháy là hoạt động liên
tục, chính xác của con người theo một trình tự nhất định hướng vào gốc đám cháy, nhằm tạo điều kiện để dập tắt đám cháy.
Dựa trên những nguyên lí như vậy ta cĩ các phương pháp chữa cháy sau: 1- Làm loảng chất tham gia phản ứng bằng cách đưa vào vùng cháy
những chất khơng tham gia phản ứng cháy, như CO2, N2, vv...
2- Ưùc chế phản ứng cháy bằng cách đưa vào vùng cháy những chất cĩ tham gia phản ứng, nhưng cĩ khả năng biến đổi chiều của phản ứng từ phát nhiệt thành thu nhiệt, như brommetyl, brometyl,...
3- Ngăn cách, khơng cho oxi thâm nhập vào vùng cháy, như dùng bọt, cát, chăn phủ.
4- Làm lạnh vùng cháy cho đến dưới nhiệt độ bắt cháy của các chất cháy.
5- Phương pháp tổng hợp. Ví dụ đầu tiên chữa cháy bằng phương pháp làm lạnh, sau đĩ bằng phương pháp cách li.
§13-6 Các chất chữa cháy và phương tiện chữa cháy