Cấm các hành vi gây nguy hiểm cháy nổ tại các vị trí làm việc của mỗi người.

Một phần của tài liệu Đồ án xây dựng nội quy phòng cháy và chữa cháy pot (Trang 56 - 58)

b. Hoàn thiện quy trình và thẩm quyền ban hành nội quy PCCC:

3.2.1. Cấm các hành vi gây nguy hiểm cháy nổ tại các vị trí làm việc của mỗi người.

mỗi người.

Nội dung cấm các hành vi gây nguy hiểm cháy nổ trong nội quy PCCC phải

được thể hiện dưới hai dạng:

- Cấm sử dụng các loại nguồn nhiệt ở khu vực có môi trường nguy hiểm cháy nổ.

Môi trường nguy hiểm cháy nổ là môi trường hỗn hợp chất cháy với chất ô xi hoá nằm trong giới hạn bốc cháy. Đối với các khu vực khác nhau có sự hình thành môi trường nguy hiểm cháy nổ khác nhau.

Nguồn nhiệt có thể hình thành ở nhiều dạng khác nhau từ các dạng năng lượng: điện năng, hoá năng, quang năng, cơ năng, các dạng nhiệt năng. Trong một khu vực, một phân xưởng sản xuất, nguồn nhiệt được hình thành từ một dạng trên nhưng cũng có thể hình thành từ nhiều dạng.

Do đặc điểm của môi trường nguy hiểm cháy nó chỉ cần một lượng nhiệt đủ

lớn là làm bùng cháy. Vì vậy, trong khu vực có môi trường nguy hiểm cháy cần nghiêm cấm các hành vi sử dụng nguồn nhiệt. Cấm sử dụng nguồn nhiệt phải cấm sử dụng ở tất cả các dạng năng lượng: Điện năng, hóa năng, cơ năng, quang năng và các loại nhiệt năng.

Ví dụ: Cấm sử dụng nguồn nhiệt ở khu vực cửa hàng xăng dầu không chỉ

cấm sử dụng ngọn lửa trần như cấm hút thuốc lá trong khu vực cửa hàng mà còn cấm sử dụng các dụng cụ bằng sắt, thép để mở nắp phuy xăng dầu...

Cấm sử dụng nguồn nhiệt cũng cần phải phù hợp với phạm vi và đối tượng

điều chỉnh của nội quy PCCC.

Ví dụ: Nội quy PCCC đặt trong phòng nghỉ của một khách sạn không cần cấm sử dụng nguồn nhiệt dưới dạng như cấm sử dụng củi lửa đun nấu... vì khách

đến nghỉở khách sạn không thể sử dụng củi, lửa đểđun nấu trong phòng nghỉ.

Đối với các nội quy PCCC chung cho cả cơ sở có phạm vi điều chỉnh lớn, việc cấm sử dụng nguồn nhiệt phải khái quát cho toàn cơ sở, không quá tập trung vào một khu vực trọng tâm nào đó. Ngược lại, nội dung cấm sử dụng nguồn nhiệt của nội quy PCCC riêng một khu vực phải rõ ràng cự thể phù hợp với đặc điểm nguy hiểm cháy nổ của khu vực đó.

Ví dụ: Nội dung cấm sử dụng nguồn nhiệt trong nội quy PCCC chung của Nhà máy sứ Hải Dương phải mang tính khái quát cao, áp dụng cho toàn nhà máy từ kho nguyên liệu, kho hoá chất, phân xưởng nung, phân xưởng đóng gói... tức là nội dung này phải mang tính chung chung, phù hợp với toàn nhà máy.

Ngược lại, nội dung cấm sử dụng nguồn nhiệt trong nội quy PCCC riêng của phân xưởng đóng gói, nhà kho... phải cụ thể, phù hợp với đặc điểm nguy hiểm cháy nổ riêng của các phân xưởng đó.

Cấm sử dụng nguồn nhiệt cũng cần phải quy định ở tất cả các quá trình từ

sản xuất, vận chuyển, bảo quản và sử dụng chất cháy.

Ví dụ: Nhà máy dệt có cả các giai đoạn từ sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng các sản phẩm bông, vải. Trong mỗi quá trình có đặc điểm nguy hiểm cháy nổ khác nhau. Trong quá trình sản xuất từ kéo sợi, dệt vải đến nhuộm và in hoa cũng có những đặc điểm nguy hiểm cháy nổ khác nhau. Do đó, cấm sử dụng nguồn nhiệt trong các quá trình sản xuất, trong các giai đoạn của mỗi quá trình là khác nhau.

Đối với các cơ sở có các chất cháy dễ cháy như cửa hàng xăng dầu, khí hoá lỏng, kho các sản phẩm dầu mỏ... Nội quy PCCC cần đặc biệt chú ý cấm sử dụng nguồn nhiệt dưới dạng là ngọn lửa trần như cấm hút thuốc lá, cấm sử dụng các thiết bị có phát sinh tia lửa.

Nội dung thứ hai mà nội quy PCCC cần phải thể hiện được trong việc cấm các hành vi gây nguy hiểm cháy nổ tại các vị trí làm việc của mỗi người là cấm sử

dụng chất cháy ở khu vực có nguồn nhiệt gây cháy.

Nguồn nhiệt gây cháy ở đây được hiểu là nguồn nhiệt gắn liền với đặc điểm của các cơ sở, luôn tồn tại trong quá trình sản xuất của cơ sở.

Ví dụ: Các phân xưởng sấy có các lò sấy như sấy gỗ, trong quá trình hoạt

động luôn luôn có nguồn nhiệt. Nguồn nhiệt này có thể là nguồn nhiệt gây cháy các chất cháy xung quanh nếu sự cách nhiệt của lò sấy này không đảm bảo. Để đảm bảo an toàn PCCC nội quy PCCC cần phải cấm sử dụng chất cháy ở khu vực xung quanh lò sấy .

Cũng như cấm sử dụng nguồn nhiệt trong môi trường nguy hiểm cháy nổ, cấm sử dụng chất cháy trong khu vực có nguồn nhiệt gây cháy cần phải cấm triệt

Đểđảm bảo tính hợp lý của nội quy PCCC với đặc điểm riêng của cơ sở, các hành vi gây nguy hiểm cháy nổ bị cấm phải phù hợp với vị trí làm việc của mỗi người. Một hành vi gây nguy hiểm cháy nổ có thể bị cấm ở vị trí này là hợp lý nhưng có thể cấm ở vị trí khác là không hợp lý .

Ví dụ: Hành vi mắc áo lên bảng điện là hành vi gây nguy hiểm cháy nổ. Trong xưởng sản xuất có nhiều bảng điện cấm hành vi này là hoàn toàn hợp lý nhưng nếu trong hội trường không có bảng điện và đặt nội quy PCCC có nội dung này là hoàn toàn không hợp lý, là thừa.

Tóm lại: Tính hợp lý của nội quy đối với cơ sở đòi hỏi với việc cấm các hành vi gây nguy hiểm cháy nổ phải phù hợp với vị trí làm việc của một người.

Một phần của tài liệu Đồ án xây dựng nội quy phòng cháy và chữa cháy pot (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)