Đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh Hải Dương.

Một phần của tài liệu Đồ án xây dựng nội quy phòng cháy và chữa cháy pot (Trang 31 - 32)

Hải Dương là tỉnh có nhiều thế mạnh: Tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, nhất là nguyên liệu phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng, kết cấu hạ tầng khá hơn so với nhiều tỉnh khác như: Hệ thống điện, giao thông đường sắt, đường bộ, đường thuỷ hệ thống thuỷ lợi. Hải Dương lại gần thủ đô Hà Nội, một trung tâm văn hoá, khoa học kỹ thuật, thông tin, tài chính, thương mại lớn của cả nước. Nằm

trong vùng động lực kinh tế, gần cảng Hải Phòng, Hạ Long, vừa là đầu mối giao lưu buôn bán với nước ngoài, vừa là thị trường lớn trong vùng. Nhân dân Hải Dương cần cù, sáng tạo, tỷ lệ lao động có học vấn cũng khá cao, tốt nghiệp cấp II, III tới 80% trong khi cả nước chỉ có 55%), đất đai màu mỡ, tưới tiêu tương đối chủ động, đó là nguồn lực rất quan trọng cần phải phát huy và khai thác tốt để phát triển kinh tế - xã hôi của tỉnh.

Phát huy thế mạnh của mình, kinh tế Hải Dương đã đạt được những thành tựu quan trọng, tiếp tục sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế và phát triển toàn diện đời sống xã hội. Kinh tế tăng trưởng với nhịp độ

khá, cơ cấu chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thu nhập dân cư tăng. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 8,6%/năm, thu nhập bình quân theo

đầu người năm 2002 đạt 430USD, tình hình cháy, nổ xảy ra ít, thiệt hại nhỏ, thúc

đẩy nền kinh tế phát triển mạnh hơn.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 514 cơ sở lớn được phòng cảnh sát PCCC - Công an tỉnh quản lý. Trong đó có 8 cơ sở hạng A, 186 cơ sở hạng B và 320 cơ sở hạng C. Các khu công nghiệp xây dựng lên ngày càng nhiều, ngành công nghiệp đang trên đà phát triển, nên chú trọng đầu tư hơn nữa cho công nghiệp tỉnh nhà thì tình hình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Hải Dương sẽ nâng cao thêm một bước, tạo đà cho các ngành kinh tế khác phát triển.

Tóm lại: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương còn rất nhiều khó khăn thử thách. Song có sự lãnh đạo, chỉđạo sát sao của Đảng bộ, chính quyền, công tác quản lý diều hành chính quyền có nhiều cố gắng, thúc đẩy mạnh mẽ các ngành kinh tế phát triển, đáp ứng được yêu cầu mới của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhân dân đại đa số là đoàn kết, tích cực, các ban ngành,

đoàn thể, các tổ chức xã hội từng bước phối hợp với nhau đạt hiệu quả cao, thúc

đẩy phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Đồ án xây dựng nội quy phòng cháy và chữa cháy pot (Trang 31 - 32)