Hình thức thể hiện nội quy PCCC:

Một phần của tài liệu Đồ án xây dựng nội quy phòng cháy và chữa cháy pot (Trang 36 - 40)

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, kinh tế càng phát triển các thành phần kinh tế càng mở rộng và phát triển nhanh, sự hoả hoạn do cháy gây ra càng lớn, làm thiệt hại đến tài sản của nhà nước và mỗi cá nhân. Nhận thức rõ vấn đềđó công tác đảm bảo an toàn PCCC ngày càng được các cơ sở quan tâm, đặc biệt công tác tổ chức thực hiện phổ biến nội quy PCCC đến các đối tượng liên quan được chú ý, trong đó có biện pháp thể hiện các loại bảng nội quy PCCC khác nhau đặt tại các vị trí trong cơ sở.

Hiện nay có một số loại như sau: Thể hiện bằng bảng giấy A4 ép Plastic đặt trong các tầng, phòng nhỏ. Trong các phòng của các nhà nghỉ, khách sạn hiện nay thường có các bảng nội quy PCCC, trong mỗi cơ sở khác nhau thì hình thức và nội dung của nội quy này là khác nhau nhưng hầu hết kích thước các bảng này đều bằng cỡ khổ giấy A4. Các nội quy này được ép plastic đặt tại các vị trí khác nhau. Ví dụ, tại khách sạn Đai-gu có bảng nội quy PCCC quy định riêng với lực lượng kỹ thuật đặt tại phòng kỹ thuật của khách sạn. Đối với các nộiquy PCCC được thể

hiện dưới hình thức này đều có quyết định ban hành, tức là đảm bảo đủ cơ sở pháp lý của văn bản pháp quy phụ.

- Thể hiện bằng các bảng lớn: Thực tế trong các cơ sở hiện nay có rất nhiều bảng nội quy khác nhau. Có thể chia làm2 loại bảng như sau:

+ Loại bảng nội quy đỏ do các cơ sở trang bị. Đây là loại nội quy PCCC chung đã được đăng ký bản quyền có giấy chứng nhận bản quyền số

482VH/BG/ĐD của cục bản quyền tác giả, loại nội quy này có một nội dung chung nhưng có hình thức trình bày khác nhau, có kích thước khác nhau do các cơ sở sản

xuất khác nhau và sản xuất vào các thời điểm khác nhau. Đặc điểm cơ bản của loại nội quy này là có bảng nền màu đỏ, chữ màu vàng, bảng thường có kích thước 35 x 50 cm, kiểu chữ hình thức trang trí gọn, đẹp, đảm bảo mĩ quan có thể lắp đặt ở

nhiều vị trí khác nhau. Đối với các nội quy loại này hiện nay có đặc điểm là do sơn kẻ vẽ vào bảng sắt khi để ngoài trời, do ảnh hưởng của thời tiết nên chỉ sau khi treo một thời gian sẽ bị mờ, rất khó nhìn, thậm chí bị han gỉ không còn rõ chữ. Loại nội quy này hiện nay được dùng rất phổ biến tại các cơ sở. Ví dụ, trong địa bàn tỉnh Hải Dương thì toàn bộ các cửa hàng xăng dầu tư nhân. Một số chợ như chợ Sao

Đỏ, chợ Nam Sách treo toàn bộ loại nội quy PCCC này. Ở một số cửa hàng xăng dầu tư nhân để tránh bị mờ do ảnh hưởng của thời tiết đã tháo cất bảng nội quy PCCC. Chỉ mang ra khi cán bộ Cảnh sát PCCC đến kiểm tra hoặc treo vào nơi ít bị ảnh hưởng của thời tiết như mưa nắng nhưng lại bị che khuất, khách hàng mua xăng dầu hầu như không nhìn thấy bảng nội quy PCCC này.

+ Loại bảng nội quy do các cơ sở tự kẻ vẽ hoặc thuê kẻ vẽ theo nội dung mà cơ sở yêu cầu. Loại này thường có ở các cơ sở như Công ty may các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp... Loại này rất đa dạng về mẫu mã, phong phú về hình thức, mỗi cơ sở đều có kiểu thể hiện khác nhau. Các bảng loại này thường có kích thước to hơn nội quy đỏ. Cũng như nội quy đỏ, các bảng nội quy này được kẻ vẽ

trên các bảng nhanh bị mờ sau một thời gian treo. Ở một số cơ sở do không có kinh phí có thể kẻ vẽ nội quy PCCC trên các bức tường, loại này rất nhanh bị mờ, đặc biệt là sau các trận mưa thường bị rửa đi rất nhanh.

+ Loại bảng nội quy dùng giấy A3 in và ép plastic đặt trong khung nhôm kính hoặc khung gỗ kính. Loại này thường có ở trong các cửa hàng xăng dầu của các doanh nghiệp nhà nước. Trong địa bàn thành phố Hải Dương các cửa hàng xăng dầu của công ty B12 đều dùng nội quy PCCC loại này, trong mỗi cửa hàng thường có từ 2 đến 3 nội quy PCCC.

Loại bảng này có đặc điểm là lâu bị mờ khi treo ngoài trời nhưng có nhược

điểm là vào ban đêm bị loá, không đọc rõ khi có đèn xe chiếu vào.

+ Loại bảng nội quy tiếng anh đặt tại các cơ sở văn hoá, du lịch, đặt dưới những bảng nội quy PCCC tiếng Việt. Bảng tiếng Anh hiện nay cũng có nhiều kiểu, thông thường giống kiểu bảng nội quy PCCC tiếng Việt ở trên.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay có một số đơn vị đặt bảng nội quy tiếng Anh không cùng với nội quy PCCC tiếng Việt mà đặt ở những vị trí khác xa nhau, không đúng theo quy định.

- Trong các bảng nội quy đặt tại các cơ sở hiện nay, các vi phạm pháp luật thường được thể hiện dưới dạng các điều hoặc các mục, cách thể hiện này có tác dụng tách bạch được các ý riêng biệt. Tuy nhiên khi thể hiện dưới dạng các mục như số thứ tự, ký hiệu, dấu chấm ở đầu dòng, thậm chí không có dấu chấm mà chỉ

lùi chữ đầu vào khiến rất khó nhìn, khó đọc, gây cảm giác ngại đọc. Đặc biệt là nội quy PCCC của các cửa hàng xăng dầu thể hiện dưới dạng này thì khách hàng ngồi trên xe không thể đọc được. Ngược lại, khi thể hiện các quy phạm pháp luật thông qua từ điều thường viết to hơn chữ trong bảng, màu đậm hơn, có trường hợp gạch chân chữ này, do đó rất dễ nhìn, dễđọc.

Hiện nay có 3 cách viết từ này trong bảng nội quy PCCC. Thứ nhất viết thụt lùi vào. Cách viết này nếu cỡ chữ không to, đậm hoặc khác kiểu chữ so với các chữ

còn lại thì khó nhìn, khó phân biệt được. Thứ hai là, viết ngang hàng với nhau. Cách viết này tạo cảm giác liền mạch giữa các điều, rất khó nhìn, khó đọc. Thứ ba là, viết tách hẳn chữ điều 1... ra lề bên trái, viết kiểu này dễ phân biệt được các

điều với nhau. Đặc biệt với kiểu chữ này thì không cần phải viết khác kiểu chữ

cũng rất dễ phân biệt.

Trong mỗi nội quy PCCC hiện nay thường có từ 4 đến 10 điều. Thực tế hiện nay các nội quy PCCC ngắn như vậy là phù hợp. Trong các cơ sở, cán bộ công nhân viên, đặc biệt là khách đến liên hệ công tác không thể dừng lại lâu để đọc nội quy PCCC. Trong các điều này có thể viết liền một mạch từ 1 đến hết nhưng thực tế hiện nay thường viết tách ra làm 2 phần, 1 phần quy định đối với khách, một phần quy định đối với cán bộ, công nhân viên trong cơ sở.

Cách trình bày này có tác dụng tách bạch rõ ràng giữa quy định của khách

đến cơ quan với cán bộ công nhân viên trong cơ quan, tạo điều kiện thuận lợicho các đối tượng thi hành nội quy PCCC. Cách phân chia các điều trong nội quy PCCC thành hai phần như vậy thường là nội quy PCCC chung cho toàn cơ sở và nội quy của các cửa hàng xăng dầu.

Riêng số từ của một điều trong các nội quy PCCC hiện nay thường rất khác nhau, mặc dù cả bảng nội quy không dài nhưng số từ của một điều có sự chênh

lệch nhau nhiều. Có điều chỉ viết một dòng hoặc gần hai dòng nhưng có điều có tới 5 - 6 dòng. Những điều dài như vậy khi đọc xong sẽ bị quên phần trước, thậm chí nhìn thấy dài không muốn đọc.

Ví dụ, điều 3 của nội quy PCCC trong cửa hàng xăng dầu Hải Dương có quy

định: “Trước khi nhập hàng và bán hàng phải kiểm tra an toàn thiết bị điện, các dụng cụ bơm rót, vận chuyển và phương tiện chữa cháy. Không nhập xăng dầu khi trời đang sấm sét, không dùng các dụng cụ kim loại để mở nắp phi chứa xăng dầu, xe xuất, nhập xăng dầu phải vào đúng nơi quy định và tắt máy, xe đậu phải hướng

đầu ra ngoài, nghiêm cấm sửa xe trong khu vực cửa hàng”.

Theo thứ tự các điều nội quy PCCC thường xắp xếp các quy phạm cấm trước, hướng dẫn sau, xắp xếp như vậy thoả mãn theo vai trò quan trọng của các quy phạm pháp luật trong công tác PCCC. Riêng đối với các nội quy PCCC có chia riêng phần quy định đối với khách và quy định đối với cán bộ công nhân viên. Trong cơ sở thì thường đặt phần quy định đối với khách lên trước và phần này bao giờ cũng ngắn hơn phần quy định đối với cán bộ công nhân viên trong cơ sở. Những quy phạm pháp luật trong phần quy định đối với khách thường mang tính chất hướng dẫn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều đầu tiên trong các nội quy PCCC ban hành chung thường quy định rõ nghĩa vụ của các cán bộ, công nhân viên và khách đến liên hệ công tác trong công tác PCCC như: “Toàn thể cán bộ, công nhân viên, kể cả khách đến cơ quan liên hệ

công tác phải xem việc PCCC là nghĩa vụ của mình”.

Đối với những nội quy PCCC chia phần quy định với khách và quy định với cán bộ, công nhân viên trong cơ sở thì phần quy định nghĩa vụ của cán bộ công nhân viên và khách đến cơ quan công tác được đặt đầu tiên và chuyển thành “Phòng cháy chữa cháy là nhiệm vụ của mọi công dân” hoặc có thể chuyển hoá thành các quy định trong hai phần. Có quy định điều này nhằm quy định rõ trách nhiệm của mọi người, hướng dẫn cụ hơn để thực hiện tốt hơn trong công tác PCCC.

Đối với các nội quy PCCC riêng của các khu vực, lĩnh vực khác nhau như

nội quy PCCC phân xưởng sản xuất nội quy sử dụng điện nội quy phòng cháy kho vật tư - nguyên liệu, nội quy PCCC kho hoá chất thường không quy định điều

chung này. Các nội quy này đi cụ thể vào cấm và hướng dẫn các hành vi cụ thể

trong các lĩnh vực riêng.

Điều cuối cùng trong các nội quy PCCC là chế tài của nội quy PCCC quy

định rõ khen thưởng với những ai thực hiện tốt và kỷ luật, xử lý theo pháp luật đối với ai vi phạm. Riêng một số nội quy điều này được quy định vào điều khoản chung ở cuối cùng. Quy định điều này như vậy là cơ sở khuyến khích, yêu cầu, răn

đe mọi người thực hiện tốt công tác PCCC.

2.2.2. Ni dung ca ni quy PCCC trong các cơ s hin nay.

Qua khảo sát trong địa bàn tỉnh Hải Dương nhận thấy nội dung nội quy PCCC trong các cơ sở có 2 loại:

Nội dung nội quy do cơ sở soạn thảo và ban hành. Qua thống kê thấy loại này chiếm 32% tổng số cơ sở. Nội quy do cơ sở soạn thảo ban hành thường có nội quy PCCC chung và nội quy PCCC quy định cụ thể cho từng khu vực.

Ví dụ: Nội quy PCCC của nhà máy sứ Hải Dương có nội quy PCCC chung và 6 nội quy PCCC cụ thể cho các bộ phân sản xuất như nội quy PCCC khoa hoá chất, nội quy PCCC kho nguyên liệu, nội quy PCCC phân xưởng đúc, nội quy PCCC phân xưởng nung, nội quy PCCC phân xưởng đóng gói, nội quy PCCC kho sản phẩm.

* Nội dung nội quy PCCC chung được thể hiện như sau:

Một phần của tài liệu Đồ án xây dựng nội quy phòng cháy và chữa cháy pot (Trang 36 - 40)