Các định hướng khi xác đỉnh quy trình soạn thảo nội quy PCCC.

Một phần của tài liệu Đồ án xây dựng nội quy phòng cháy và chữa cháy pot (Trang 51 - 53)

Quy trình soạn thảo nội quy PCCC được hiểu là các bước đi cần thiết và việc bố trí chúng sao cho hợp lý trong quá trình soạn thảo nội quy. Để xác định rõ quy trình soạn thảo nội quy PCCC cần xác định rõ các định hướng sau:

* Định hướng pháp lý:

Điều này có nghĩa là phải xác định bước đi nào là tất yếu trong việc soạn thảo nội quy PCCC đảm bảo có tính pháp lý cần thiết của nó. Để định hướng được về mặt pháp lý khi soạn thảo nội quy PCCC cần xác định rõ các vấn đề sau đây.

Nội quy PCCC là văn bản pháp quy phụ trong đó có chứa các quy tắc xử sự

chung là các quy phạm pháp luật. Quy phạm pháp luật luôn gắn liền với nhà nước, chúng được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp cưỡng chế nhà nước.

Hiệu lực của nội quy PCCC phụ thuộc vào quyết định ban hành nội quy, tức là phải có hai văn bản: văn bản chính để tuyên bố việc ban hành nội quy và nội quy về chứa đựng các quy phạm pháp luật. Trường hợp nội quy PCCC gắn với các quy

định khác thì các quy định đó cũng cần phải có quyết định ban hành. Có thể gộp quyết định ban hành nội quy và nội quy vào một bản.

Nội quy PCCC là quy định có hiệu lực trong nội bộ cơ quan và là văn bản cụ

thể hoá pháp luật về PCCC áp dụng trong cơ sở. * Định hướng ứng dụng:

Theo định hướng này, để xác định quy trình soạn thảo nội quy PCCC cần làm rõ mục tiêu của nội quy PCCC, phạm vi ứng dụng, mức độ yêu cầu giải quyết công việc. Cụ thể sẽ phải xác định rõ:

Toàn bộ cán bộ, công nhân viên trong cơ sở và khách đếncơ sở liên hệ công tác sẽ phải thực hiện nội quy PCCC chung, ngoài ra đến khu vực nào sẽ phải thực hiên nội quy PCCC riêng của khu vực đó.

Nội quy PCCC quy định trong lĩnh vực PCCC do đó có liên quan trực tiếp

đến lực lượng cảnh sát PCCC. Cụ thể, có thể nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn của cán bộ cảnh sát PCCC phụ trách cơ sở mình hướng dẫn nghiên cứu đặc điểm nguy hiểm cháy nổ của cơ sở, hướng dẫn nghiên cứu các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật để từđó soạn thảo nội quy PCCC cho cơ sở.

Theo khoản 3 Điều 45 Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định: “Nhiệm vụ

của lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở: Kiểm tra,

đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy”.

Do đó lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy phải nắm rõ bản chất và phạm vi ứng dụng của nội quy PCCC.

Khi định hướng ứng dụng được rõ ràng thì tính thiết thực của nội quy PCCC sẽđược nâng cao.

* Định hướng tổ chức:

Điều này có nghĩa là khi xác định quy trình biên soạn nội quy PCCC cần làm sáng tỏ cách tổ chức xây dựng nội quy theo cơ cấu nào cho phù hợp để có thể đảm bảo chất lượng của việc soạn thảo.

Trong phần định hướng này người soạn thảo cần trả lời rõ các câu hỏi sau: - Tổ chức thu nhập thông tin như thế nào?

- Tổ chức trao đổi các quan điểm, các chủ trương để đảm bảo nội quy được xây dựng phản ánh chính xác ý đồ chung (sự hướng dẫn của lực lượng cảnh sát PCCC) như thế nào?

- Tổ chức xây dựng và duyệt nội quy PCCC như thế nào cho hợp lý để vừa tránh nặng nề lạivừa chặt chẽ.

Những định hướng trên đây hết sức quan trọng khi xác lập quy trình soạn thảo nội quy PCCC. Chúng cho phép người soạn thảo nội quy hình dung được các bước cần phải làm.

Một phần của tài liệu Đồ án xây dựng nội quy phòng cháy và chữa cháy pot (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)