Hình thức ban hành:

Một phần của tài liệu Đồ án xây dựng nội quy phòng cháy và chữa cháy pot (Trang 33 - 36)

Trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể quần chúng và các Doanh nghiệp thường ban hành các hình thức pháp quy phụ như:

Điều lệ, quy chế, quy định, nội quy, thể lệ để điều chỉnh các hoạt động trong nội bộ

cơ quan theo một trật tự phù hợp với chức năng nhiệm vụ của tổ chức đó. Nội quy PCCC là 1 văn bản pháp quy phụ, hiệu lực pháp lý của nội quy PCCC phụ thuộc vào quyết định ban hành nội quy PCCC của cơ sở. Sử dụng hình thức này để ban hành nội quy PCCC đã thể hiện được cơ bản những nội dung cần truyền đạt của nội quy PCCC, đồng thời đảm bảo là văn bản pháp quy phụ có giá trị pháp lý, có tính thuyết phục trong giáo dục, hướng dẫn cán bộ công nhân viên chức của đơn vị

dễ tiếp thu, để thực hiện trong quá trình vận động.

Thực tế hiện nay nội quy PCCC được ban hành cả dưới hai hình thức là ban hành riêng biệt giữa quyết định ban hành nội quy PCCC với nội quy PCCC (vấn bản pháp quy chính và văn bản pháp quy phụ) và hình thức ban hành gộp cả quyết

định ban hành nội quy PCCC với nội quy PCCC thành 1 văn bản quy phạm pháp luật.

Sử dụng hình thức ban hành riêng biệt giữa quyết định ban hành nội quy PCCC và nội quy PCCC hiện nay không còn tình trạng trùng lặp về nội dung của quyết định ban hành nội quy PCCC và nội quy. Người soạn thảo dễ nhận thấy yêu cầu và vai trò của mỗi văn bản để xác định nội dung của hai văn bản kể trên. Tuy nhiên thực tế hiện nay ở một số cơ sở còn tồn tại tình trạng tên gọi của văn bản pháp quy phụ khác với tên gọi trong quyết định ban hành văn bản pháp quy phụ. Ví dụ, văn bản pháp quy quyết định ban hành nội quy PCCC nhưng tên của văn bản pháp quy phụ lại là quy định phòng chống cháy. Hay văn bản pháp quy quyết

định ban hành quy định sử dụng điện nhưng tên của văn bản pháp quy phụ lại là nội quy sử dụng điện. Cũng còn trường hợp quyết định ban hành chỉ ghi chung chung là ban hành nội quy PCCC nhưng văn bản pháp quy phụ lạigồm nhiều loại nội quy như nội quy PCCC trong sử dụng điện, nội quy PCCC kho hoá chất, nội quy PCCC kho nguyên liệu, nội quy PCCC xưởng sản xuất.

Trong trường hợp này giữa quyết định ban hành và nội quy PCCC không

đúng theo quy định tại điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội thông qua ngày 12/11/1996: “Văn bản quy phạm pháp luật được ban

hành phải phù hợp với hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật”.

Không đảm bảo thống nhất về tên gọi nên trong trường hợp này nội quy PCCC hoàn toàn không có hiệu lực, giá trị pháp lý.

+ Thực tế để xác định hiệu lực pháp lý của nội quy PCCC hiện nay có 3 kiểu như sau:

Thứ nhất: tách nội dung và hiệu lực pháp lý thành hai phần một phần ghi nhận trong quyết định ban hành (phần phạm vi thi hành, đối tượng có liên quan). Một phần ghi nhận trong nội quy PCCC (hiệu lực không gian và thời gian).

Thứ hai: đưa toàn bộ nội dung đó vào chương cuối (điều khoản cuối cùng) của văn bản pháp quy phụ (nội quy PCCC). Khi đó, quyết định ban hành nội quy chỉ còn tồn tại là tuyên bố việc ban hành nội quy PCCC. Theo phương pháp này, nội quy PCCC đủ tự xác định hiệu lực pháp lý cho nó. Như thế không phù hợp với yêu cầu và vai trò của từng loại văn bản hoặc ít nhất đã mâu thuẫn với ngay tên gọi của văn bản.

Thứ ba: đưa toàn bộ nội dung đó vào vào quyết định ban hành nội quy. Làm theo cách này thì quyết định ban hành nội quy có hai nhiệm vụ: Tuyên bố việc ban hành nội quy PCCC và xác định hiệu lực pháp lý cho nó. Theo cách này, vai trò của mỗi loại văn bản được xác định thích hợp, bảo đảm tập trung cho những nội dung có cùng một chủđề, tạo ra sự hợp lý cho văn bản.

Sử dụng hình thức này, khi soạn thảo, thông qua sao gửi lưu trữ nội quy PCCC thì những người có liên quan phải có cả quyết định ban hành nội quy PCCC và nội quy PCCC. Yêu cầu này vừa gây khó khăn cho người soạn thảo vừa tốn kém kinh phí cho người thi hành (hiện nay chỉ có 15% số cơ sở sử dụng hình thức này). Vì vậy, hiện nay các cơ quan nhà nước và cán bộ nhà nước, các doanh nghiệp ban hành nôi quy PCCC trực tiếp đặt ra các quy phạm pháp luật vừa khắc phục

được những khuyết điểm trên mà lại tiện lợi cho thi hành, tiết kiệm thời gian truyền từ người soạn thảo tới các đối tượng thi hành.

Ngoài hai hình thức trên, hiện nay trong các cơ sở còn sử dụng hình thức gắn nội quy PCCC với các quy định khác của cơ sở. Các quy định đó có thể là quy trình an toàn, quy định các biện pháp an toàn khi khởi đông thiết bị quy trình vận hành các thiết bị, quy trình an toàn khi kiểm tra các thiết bị trên cao, đối với các

nhà máy xí nghiệp. Hoặc gắn với các quy định về bày hàng, che chắn hàng, đóng quầy, đóng tủ đối với chợ... Ưu điểm của hình thức này là công tác PCCC được thực hiện song song với các công tác khác, bớt tính cô lập. Tuy nhiên có nhược

điểm lớn là không làmnổi bật được nội dung của công tác PCCC.

Thực tế hiện nay qua khảo sát 40 cơ sở tại tỉnh Hải Dương thì chỉ có 10 cơ

sở chiếm 25% số cơ sở có quyết định ban hành nội quy PCCC. Các cơ sở còn lại

đều mua nội quy PCCC của các cơ sở sản xuất về lắp đặt tại cơ sở.

Một phần của tài liệu Đồ án xây dựng nội quy phòng cháy và chữa cháy pot (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)