THỰC TIỄN VỀ QUY HOẠCH KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH LUẬT HÀNH CHÍNH ĐÔ THỊ, NÔNG THÔN docx (Trang 65 - 69)

hoạch nông thôn gần như bị “bỏ quên”.

6.1 Mối liên hệ giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

+ Sự phát triển kinh tế tương đối cân bằng giữa các vùng đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của người dân.

+ Thu hẹp khoảng cách về văn hóa, xã hội, thông tin của người dân nông thôn đối với người dân thành thị.

+_Hạn chế việc di dân tự phát ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội, mà gần nhất và trước nhất là các lĩnh vực đất đai, nhà ở, giấy phép xây dựng...

+ Phát triển tổng thể kinh tế của đất nước, đồng thời giữ gìn những giá trị truyền thống quí báu còn được lưu giữ nhiều ở khu vực nông thôn: làng nghề sản xuất truyền thống, nét văn hóa miệt vườn sông nước, chợ nổi miền Tây Nam Bộ…

6.2 Những hạn chế của quy hoạch khu dân cư nông thôn hiện nay

Quy hoạch nông thôn hiện nay đặt ra các vấn đề sau:

+ Thiếu hẳn những cơ sở pháp luật và chính sách cho sự phát triển. Nếu có đó chỉ là sự

chắp vá, giải quyết tạm thời.

+ Chưa thật sự có những khu quy hoạch nông thôn, các khu dân cư gần như là tự phát theo tập quán sinh sống và theo điều kiện sinh nhai.

Ví dụ: Các tuyến lộ giới ở các đại lộ và quốc lộ bao giờ cũng tập trung dân cư, nhóm chợ ở hai bên đường (đặc biệt là những nơi gần cầu), vừa gây mất thẩm mỹ vừa tuyệt đối không an toàn (đặc biệt là an toàn giao thông).

+ Cần chú ý đầu tư các khu dân cư nông thôn trong sự cân bằng tương đối với việc đầu tư quy hoạch đô thị và các khu công ngiệp trong phạm vi địa bàn địa phương huyện, tỉnh.

---

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Luật xây dựng 2003 (Điều 28 – Điều 31).

Nghị định 08/2005/NĐ-CP (24/01/2005) về Quy hoạch xây dựng (thay thế Nghịđịnh 91-CP (17/08/1994) của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị).

Quyết định số 682/BXD ngày 14/2/1996 của Bộ xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn xây dựng (trong đó có Quy chuẩn quy hoạch xây dựng khu dân cư nông thôn).

Thông tư 07/BXD/TT-BXD Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng (07/4/2008)

Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng về Ban hành quy

định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng.

---

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. So sánh giữa quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn. Mối quan hệ giữa hai loại quy hoạch này.

2. Phân tích các yêu cầu của việc lập khu quy hoạch dân cư nông thôn. Yêu cầu nào hiện nay đang bị vi phạm nhiều nhất?

CHƯƠNG II: THC HIN QUY HOCH XÂY DNG

Bài 5: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THU HỒI ĐẤT TRONG QUY HOẠCH XÂY DỰNG

1. Các khái niệm cơ bản

Thu hi đất trong quy hoch xây dng

Thu hồi đất là việc chuyển đổi quyền sử dụng đất từ một chủ thểđang sử dụng sang một chủ

thể khác. Việc thu hồi đất có thể có rất nhiều lý do, ví dụ như người sử dụng đất vi phạm các quy tắc về quản lý và sử dụng đất đai (thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai), hoặc do chiến tranh, thiên tai, địch họa (trưng mua, trưng dụng). Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của môn học, ta chỉ tập trung vào các trường hợp thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng. Tức là việc thu hồi đất không phải do vi phạm pháp luật đất đai, cũng không phải do chiến tranh, thiên tai, địch họa mà do thực hiện quy hoạch xây dựng công cộng, mà cần đất để

phục vụ các mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh hoặc để phát triển kinh tế theo đồ án quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Do vậy, thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng có một sốđặc điểm:

- Vì mục đích công cộng hoặc phát triển kinh tế; - Theo quy hoạch xây dựng đã được duyệt;

- Do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền tiến hành; - Theo những trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; - Việc thu hồi đất gắn với việc đền bù.

Đền bù

Là khái niệm dùng để chỉ sự “đền đáp” lại những thiệt hại do một hoạt động của một chủ thể

gây ra. Trong quy hoạch xây dựng, chính sách đền bù là khái niệm chung, dùng để chỉ tập hợp các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Bi hoàn

Là sự “hoàn trả” lại những gì đã “mượn đi”, “lấy đi”. Đây là khái niệm gắn với các mốc lịch sử của thời bao cấp khi mà việc bồi thường vềđất đai chưa đặt thành một vấn đề trong quy hoạch xây dựng. Khác với “bồi thường”, khái niệm “bồi hoàn” không đòi hỏi mức độ chính xác tuyệt đối giữa “tài sản lấy đi” và “tài sản hoàn lại”. Có một thời gian, trong quan hệđất

đai, khái niệm này được hiểu song song với khái niệm “hoán đổi đất” – điều kiện “đại khái” sau khi thu hồi để chủ sử dụng có thể tái lập cuộc sống tối thiểu. Hiện nay, nhìn chung các

văn bản của trung ương không còn sử dụng khái niệm này để điều chỉnh các mối quan hệ

liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong quy hoạch xây dựng.

Bi thường, h tr, tái định cư

Bồi thường là sự “đền trả lại” tất cả những thiệt hại mà chủ thể gây ra một cách tương xứng. Trong quy hoạch xây dựng, thiệt hại gây ra có thể là thiệt hại vật chất hoặc thiệt hại phi vật chất. Trong giải phóng mặt bằng, cùng với các quy định về “bồi thường” là các quy định về

hỗ trợ, tái định cư nhằm trợ giúp thêm cho người bị thu hồi đất để tái lập cuộc sống mới, để

chuyển đổi nghề nghiệp, để giải quyết khó khăn về mặt kinh tế. Riêng tái định cưđặt ra với các chủ thể không còn đất ở sau khi bị thu hồi nhằm tái lập nơi ở mới “bằng hoặc tốt hơn nơi

ở cũ”. Đây là những khái niệm được dùng trong các quy định pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH LUẬT HÀNH CHÍNH ĐÔ THỊ, NÔNG THÔN docx (Trang 65 - 69)