QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH LUẬT HÀNH CHÍNH ĐÔ THỊ, NÔNG THÔN docx (Trang 33 - 35)

4.1 Khái niệm

Là việc định hướng chiến lược dài hạn và ngắn hạn về việc sử dụng đất xây dựng trong ranh giới của đô thị, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội và quy hoạch xây dựng vùng; có xem xét đến các quy hoạch xây dựng nông thôn, chuyên ngành và

4 Đối với đô thị loại V, UBND cấp Tỉnh có quyết định công nhận sau khi đã phê duyệt quy hoạch xây dựng và kế hoạch phát triển đô thịđối với vùng dân cư hoặc xã được đề nghị thành lập thị trấn.

quy hoạch xây dựng các đô thị lân cận, liền kề, làm tiền đề để phát triển đô thị, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của cư dân đô thị.

4.2 Vai trò của quy hoạch xây dựng đô thị

Quy hoạch đô thị có nhiệm vụ cụ thể hóa chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, chiến lược phát triển đô thị quốc gia. Đồ án quy hoạch xây dựng

đô thịđược phê duyệt là cơ sở pháp lý để:

- Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch; - Bảo vệ cảnh quan môi trường;

- Sử dụng và khai thác cơ sở hạ tầng đô thị.

Vì vậy, đô thị được xây dựng và phát triển theo quy hoạch trên cơ sở pháp luật là tiền

đề phục vụ mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa và khoa học kỹ thuật của một quốc gia. Trong

đó, đồ án quy hoạch xây dựng là tiền đề quản lý việc sử dụng đất đai đô thị. Đồ án quy hoạch được xác lập là triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Điều này đòi hỏi đồ án quy hoạch đô thị phải có tính khả thi. Trong quy hoạch xây dựng đô thị, một trong những yêu cầu bắt buộc phải được thực hiện trước tiên là lựa chọn và để phân khu chức năng đô thị.

4.3 Những nguyên tắc cơ bản để lựa chọn và để phân khu chức năng đô thị

Khái niệm khu chức năng đô thị

Khu chức năng đô thị là một địa bàn khu vực nằm trong đô thị được phân chia dựa trên yếu tố chính yếu là mục đích sử dụng khu vực ấy. Theo luật Việt Nam hiện hành, khu chức năng đô thịđược chia làm 2 loại:

a. Các khu thuộc khu vực dân dụng

- Khu ở;

- Khu cơ quan, trường học không thuộc quản lý hành chính của đô thị; - Khu trung tâm, khu phục vụ công cộng;

- Khu nghỉ ngơi, giải trí, cây xanh. b. Các khu nằm ngoài khu vực dân dụng:

- Khu công nghiệp, khu kho tàng; - Khu công trình giao thông đối ngoại;

- Các khu công trình đầu mối của hệ thống kỹ thuật đô thị, bao gồm: điện, nước, phòng chống cháy;

- Khu vực cần được cách ly như: lò mổ gia súc, nghĩa trang, bãi rác;

- Khu vực đặc biệt, như khu quân sự, khu hải quan, khu có liên quan đến chính trị; - Các khu vực cây xanh đặc biệt: vườn ươm, cây xanh cách ly, cây xanh nghiên cứu, mặt nước;

- Đất dự phòng phát triển đô thị và các loại đất khác.

Các nguyên tắc để phân khu chức năng

- Các khu chức năng phải ở vị trí phù hợp, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan, phòng chống cháy và phải được đảm bảo có thể liên hệ thuận tiện với nhau bằng hệ thống giao thông hợp lý an toàn. Theo nhu cầu phát triển kinh tế, các hệ

thống thông tin liên lạc, viễn thông cũng được kết hợp thực hiện.

- Phân khu chức năng đô thị phải triệt để tận dụng địa hình thiên nhiên, hiện trạng kinh tế, xã hội và công trình xây dựng để tổ chức không gian đô thị, bố trí hệ thống kỹ thuật hạ tầng hợp lý, hạn chế tối đa việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật đắt tiền, lãng phí trong xây dựng.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH LUẬT HÀNH CHÍNH ĐÔ THỊ, NÔNG THÔN docx (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)