KHÁI NIỆM KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN, ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH LUẬT HÀNH CHÍNH ĐÔ THỊ, NÔNG THÔN docx (Trang 51 - 52)

1.1 Theo quy chuẩn xây dựng

Khu dân cư nông thôn (theo Quy chuẩn xây dựng được ban hành kèm theo quyết định số

682/BXD ngày 14/2/1996 của Bộ xây dựng)

Nông thôn là khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông; phân biệt với thành thị. Ngoài các đơn vị hành chính đồng thời là các đô thị như: thành phố thuộc Trung

ương, Thành phố thuộc tỉnh, thị xã và thị trấn, và các khu công nghiệp tập trung...các đơn vị hành chính xã được xác định là các khu dân cư nông thôn. Thông qua việc xác định đô thị, có thể xác định khu dân cư nông thôn qua các đặc điểm sau:

- Là trung tâm của đơn vị hành chính xã hoặc liên xã. - Chủ yếu tập trung lao động là nông nghiệp.

- Bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Chủ yếu do cấp huyện quản lý (huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ngoại trừ

“quận”).

Quy hoạch khu dân cư nông thôn

Quy hoạch xây dựng khu dân cư nông thôn là quy hoạch được tạo lập cho các đơn vị

hành chính xã (trong một số trường hợp là liên xã, ví dụ: điều kiện phát triển của các xã còn khó khăn, các xã mới thành lập...) nhằm tạo lập môi trường sống tốt, phù hợp với phong tục tập quán địa phương, sử dụng tốt đất đai tài nguyên để phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Khác với quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cư nông thôn tập trung trước hết vấn

đề chỗở và nơi định cư cho các khu vực sống của nhân dân xã.

1.2 Theo Luật xây dựng 2003

Luật xây dựng 2003 không dùng khái niệm khu dân cư nông thôn, mà thay vào đó là khái niệm điểm dân cư nông thôn, được định nghĩa như sau: là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ

gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định bao gồm trung tâm xã, thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum sóc (sau

đây gọi là thôn) được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, phong tục tập quán và các yếu tố khác.

So sánh giữa 2 khái niệm trên, có thểđưa ra 2 cách hiểu như sau :

Thứ nhất, điểm dân cư nông chính là khu dân cư tập trung, thường được lập ở trung tâm xã, liên xã ;

Thứ hai, điểm dân cư nông thôn là khái niệm mở, có thể bao gồm (1) khu dân cư nông thôn tập trung ở trung tâm xã ; hoặc (2) các tuyến dân cư, các cụm dân cư tập trung khác ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc (là địa bàn nhỏ hơn xã, trong phạm vi một xã).

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH LUẬT HÀNH CHÍNH ĐÔ THỊ, NÔNG THÔN docx (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)