Phương pháp học

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học có nhiều cách giải để rèn luyện tư duy cho học sinh lớp 12 Trung học phổ thông (Trang 32 - 35)

- Trừu tượng hĩa

c.Phương pháp học

HS là chủ thể của hoạt động học, của quá trình nhận thức. Chương trình hợp lý, cơ sở vật chất đầy đủ, GV cĩ khả năng chuyên mơn cao và tận tâm đến đâu mà HS khơng cố gắng, nỗ lực, tìm tịi, quyết tâm cao trong quá trình học tập thì khĩ cĩ thể tự chiếm lĩnh tri thức.

Thực tế cho thấy, đa số HS khơng cĩ kiến thức hĩa học vững vàng do cịn những tồn tại như: - HS chưa nỗ lực cao độ, khơng chịu khĩ suy nghĩ để hiểu vấn đề một cách sâu sắc.

- HS chưa cĩ phương pháp học tập hợp lí: học tập một cách thụ động và mang tính đối phĩ, chưa cĩ ý thức học để hiểu, vận dụng, phát triển tư duy.

1.5.2. Tình hình sử dụng BTHH để rèn luyện tư duy cho học sinh hiện nay

Thực tiễn cho thấy BTHH khơng chỉ cĩ tác dụng ơn tập, củng cố kiến thức đã học mà cịn cĩ tác dụng để phát triển kiến thức, phát triển năng lực tư duy và rèn trí thơng minh cho HS. Tuy nhiên, việc sử dụng BTHH như là một phương pháp dạy học hiệu nghiệm thì chưa được chú ý đúng mức.

- BTHH theo nghĩa rộng để vận dụng khi giải bài mới chưa được nghiên cứu vận dụng.

- Thầy (cơ) giáo và học sinh đều quan tâm đến kết quả của bài tốn nhiều hơn quá trình giải tốn. Tất nhiên, trong quá trình giải các thao tác tư duy được vận dụng, các kĩ năng suy luận, kĩ năng tính tốn, kĩ năng viết và cân bằng phương trình phản ứng được rèn luyện. Thế nhưng, nếu chú ý rèn tư duy cho học sinh trong quá trình giải thì việc giải để đi đến đáp số của các bài tốn sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

- Từ việc nắm kiến thức trong khi nghiên cứu bài mới khơng vững chắc, thời gian dành cho luyện tập ít, khơng cĩ điều kiện phân tích, mổ xẻ bài tốn thật chi tiết, để hiểu cặn kẽ từng chữ, từng câu, từng điều kiện, từng khái niệm, những kiến thức nào được vận dụng, những cách giải nào cĩ liên quan. Trong mọi trường hợp luơn luơn đặt câu hỏi "Tại sao ?", phải lý giải và lý giải được, khơng được bỏ qua một chi tiết nào dù là nhỏđến đâu đi nữa. Nếu làm được thì kĩ năng suy luận lơgic, các thao tác tư duy, tổng hợp, khái quát hĩa mới thường xuyên được rèn luyện và phát triển.

- Đối với cách dạy thơng thường thì chỉ cần tổ chức cho học sinh hoạt động tìm ra đáp số của bài tốn. Để rèn luyện tư duy cho học sinh thì làm như thế là chưa đủ, mà phải cho học sinh trả lời các câu hỏi sau : Thơng qua bài này lĩnh hội được những kiến thức gì cho mình? Các "vấn đề " đặt ra trong bài tốn nhằm rèn luyện các thao tác tư duy gì ? Nếu thay đổi hoặc bớt một số dữ kiện thì bài tốn cĩ giải được khơng? Ngồi cách giải trên cịn cĩ những cách nào khác ngắn gọn và hay hơn nữa khơng ? … Chỉ khi nào làm được những điều trên thì học sinh mới hiểu hết tác dụng của từng bài tốn.

- Khi giải bài tốn, cần tổ chức cho mọi đối tượng học sinh cùng tham gia tranh luận. Khi nĩi lên được một ý hay, giải bài tốn đúng, với phương pháp hay sẽ tạo ra cho học sinh niềm vui, một sự hưng phấn cao độ, kích thích tư duy, nỗ lực suy nghĩ tìm ra cách giải hay hơn thế nữa.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương này chúng tơi đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài bao gồm :

- Một số vấn đề về dạy học : Đổi mới phương pháp dạy học, một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học, dạy học hướng vào người học, dạy học bằng hoạt động của người học.

- Bài tập hĩa học : Khái niệm, tác dụng, phân loại bài tập hĩa học, các phương pháp giải bài tốn hĩa học, quá trình giải bài tập hĩa học.

- Tư duy : Định nghĩa, tầm quan trọng, đặc điểm, phẩm chất của tư duy, tư duy khoa học tự nhiên, tư duy hĩa học, mối quan hệ giữa BTHH và rèn luyện tư duy.

- Thực trạng về việc sử dụng bài tập để rèn luyện tư duy cho học sinh.

Tất cả các vấn đề trên là nền tảng cơ sở cho phép chúng tơi nêu lên một số vấn đề, cần được hiểu và làm theo quan điểm tiếp cận hệ thống, gĩp phần phát triển năng lực tư duy HS lên một mức cao nhất.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học có nhiều cách giải để rèn luyện tư duy cho học sinh lớp 12 Trung học phổ thông (Trang 32 - 35)