Tổ chức giờ học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hóa học lớp 11 ở trường Trung học phổ thông (Trang 37 - 39)

Quy trình tổ chức hoạt động nhĩm cĩ thể chia thành ba bước cơ bản sau:

Bước 1: Chia nhĩm

Chia nhĩm ngẫu nhiên hay chia theo chủ định, phụ thuộc vào mục đích của việc hoạt động nhĩm.

- Nhĩm được chia theo khu vực địa phương nơi cư trú của HS; theo trình độ năng lực của HS; theo sở thích bạn bè; theo cấu trúc tổ chức của lớp như tổ, nhĩm; theo chỗ ngồi hay chọn một nhĩm hỗn hợp cĩ đủ thành phần HS giỏi, khá, trung bình, yếu…

- Nhĩm cũng được chia một cách ngẫu nhiên…

Lưu ý đến kích cỡ nhĩm, tùy thuộc vào nhiệm vụ và yêu cầu cần đạt mà GV quyết định số người tham gia trong một nhĩm. Thời gian hoạt động nhĩm cũng ảnh hưởng đến việc chia nhĩm, nếu thời gian cần cho hoạt động nhĩm ngắn thì nhĩm nhỏ ít HS sẽ cĩ hiệu quả hơn nhĩm lớn. Một nhĩm cĩ khoảng từ 2 đến 6 HS là đạt hiệu quả nhất.

Sau khi chia nhĩm, HS phải chủ động hình thành nhĩm và bầu ra một trưởng nhĩm cĩ vai trị điều hành nhĩm trong suốt thời gian hoạt động nhĩm và một thư kí để ghi chép lại những hoạt động của nhĩm.

Bước 2: Giao nhiệm vụ

- Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng. GV cĩ thể sử dụng câu hỏi mở hay đĩng tùy vào nội dung yêu cầu và thường được sử dụng theo hình thức phiếu học tập để HS hiểu và nắm rõ nhiệm vụ.

- GV cần hướng dẫn HS cách thực hiện, cách hợp tác với TV khác, cung cấp tài liệu cho HS nếu cần thiết…

- GV cần quy định rõ về thời gian hồn thành nhiệm vụ đủ để HS di chuyển và thảo luận, đồng thời HS chủ động phân bố thời gian phù hợp với cơng việc.

- GV cần phổ biến cách đánh giá, chấm điểm cá nhân và nhĩm cho HS nắm rõ, việc làm này sẽ tránh được sự ỷ lại của một số TV lười biếng.

Bước 3: Làm việc trong nhĩm

Tùy theo cấu trúc hoạt động hợp tác mà GV hay nhĩm trưởng sẽ phân việc cụ thể cho mỗi TV. Nếu nhiệm vụ của nhĩm được chia thành các mảng nhỏ thì mỗi TV phải nỗ lực hồn thành phần việc của mình, sau thời gian làm việc cá nhân kết thúc sẽ chuyển nhanh sang phần làm việc trong nhĩm là thảo luận, chia sẻ thơng tin, kiến thức để giải quyết nhiệm vụ được giao. Nếu nhiệm vụ nhĩm là một vấn đề khơng cần chia nhỏ, khơng cĩ thời gian cho cá nhân làm việc riêng, thì việc thảo luận, lấy ý kiến được tiến hành trực tiếp và khi đĩ nhĩm trưởng cĩ vai trị đơn đốc, hướng dẫn cũng như tạo mơi trường làm việc cởi mở thân thiện cho cả nhĩm, thư kí cĩ trách nhiệm ghi chép tất cả các ý kiến, ý tưởng của các TV.

Đánh giá là cơng đoạn cuối cùng trong giờ học nhưng cĩ tác động rất lớn đến HS. Tùy nội dung mà GV đưa ra tiêu chí đánh giá, cĩ thể cho HS tham giai vào gia đoạn này. Phương án đánh giá cần chính xác, cơng bằng để HS nhận thấy được sự cố gắng của mỗi cá nhân trong nhĩm đều cĩ dấu ấn trong sự thành cơng của nhĩm. Việc khen thưởng cá nhân hay tập thể nhĩm chính xác sẽ kích thích các TV chia sẻ và hợp tác với nhau tốt hơn, HS sẽ nhận thức được: muốn được thưởng thì ngồi sự cố gắng của cá nhân cịn phải phụ thuộc vào thành tích chung của nhĩm.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hóa học lớp 11 ở trường Trung học phổ thông (Trang 37 - 39)