Về tổ chức quản lý và kế toán nguyên, vật liệu

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Nhựa Y tế MEDIPLAST (Trang 55 - 58)

PHẦN 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA Y TẾ MEDIPLAST

3.1 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA Y TẾ MEDIPLAST

3.1.4 Về tổ chức quản lý và kế toán nguyên, vật liệu

Do nguyên, vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, nên công tác kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Nhựa Y tế MEDIPLAST được đặc biệt quan tâm và tổ chức một cách khoa học, chấp hành theo đúng chế độ quy định. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Nguyên vật liệu được phân chia một cách hợp lý. Hiện nay Công ty đang sử dụng một lượng lớn NVL, đa dạng về chủng loại, quy cách và mang những đặc điểm khác nhau. Dựa trên nội dung kinh tế, vai trò tác dụng của từng loại NVL đối với quá trình sản xuất thì NVL được chia thành nhiều loại : như NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu, và phế liệu thu hồi. Trong mỗi loại NVL lại được quản lý theo từng nhóm, cụ thể như trong NVL chính chia thành nhóm nhựa, nhóm gioăng, kim… sau đó từ các nhóm vật tư mới quản lý theo từng mã vật tư, điều này đó tạo điều kiện cho cụng ty theo dừi và quản lý NVL một cỏch dễ dàng hơn. Đặc biệt trong điều kiện kế toán trên máy vi tính, việc phân loại

NVL theo từng nhóm và mã vật tư giúp cho công tác quản lý NVL có hệ thống hơn.

Thứ hai : Tình hình quản lý nguyên, vật liệu được tiến hành khá tốt.

Công ty sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng là chủ yếu, khi nhận được đơn đặt hàng phòng kế hoạch sản xuất căn cứ yêu cầu sản xuất để xác định lượng vật liệu cần thiết và tiến hành thu mua. Ở công ty, có đội ngũ cán bộ thu mua có trình độ, hiểu biết về thị trường và chủng loại vật tư, hiểu biết về nhà cung cấp đảm bảo cung cấp đầy đủ vật tư cho sản xuất và các nhu cầu khác. Các nguồn thu mua NVL được lựa chọn kỹ càng nhằm nâng cao chất lượng nguyên vật liệu và giá mua thấp. Nguồn cung cấp NVL thường là các nhà cung cấp có uy tín, có quan hệ lâu dài, và hợp đồng thu mua thường được ký kết dài hạn.

Đồng thời công tác dự trữ, bảo quản vật tư được công ty thực hiện một cách hiệu quả. Công ty thường xuyên phải dự trữ một lượng NVL nhất định để cung cấp kịp thời cho sản xuất, lượng dự trữ trong kho được công ty xác định một cách hợp lý để không gây ra tình trạng ứ đọng vốn. Công ty chỉ có một kho để lưu giữ tất cả các NVL, công cụ dụng cụ, thành phẩm, và hàng hóa. Tuy nhiên trang thiết bị và điều kiện bảo quản được trang bị tương đối tốt. Trong kho được chia thành nhiều khu vực khác nhau để lưu giữ các loại vật tư khác nhau theo công dụng kinh tế, sắp xếp một cách hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập xuất vật tư khi cần thiết.

Hơn nữa các thủ kho lại có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, không làm thất thoát vật tư. Công việc ghi chép và đối chiếu với kế toán nguyên vật liệu của thủ kho được thực hiện khá tốt, thuận lợi cho công tác hạch toán nguyên vật liệu được chính xác, kịp thời.

Hiện nay công ty đã xây dựng được hệ thống định mức tương đối đầy đủ, từ định mức dự trữ vật tư, định mức hao hụt của vật tư dự trữ đến định mức sử dụng vật tư cho sản xuất. Tuy nhiên, việc áp dụng hệ thống định mức trên thực tế vẫn còn nhiều điểm chưa chặt chẽ.

Đối với việc áp dụng định mức xuất vật tư cho sản xuất, thực tế, dựa vào các lô lệnh sản xuất, các phân xưởng xuất hiện nhu cầu vật tư cho sản xuất, khi

đó, cán bộ quản lý ở phân xưởng sẽ dựa vào nhu cầu thực tế để viết ‘phiếu đề nghị cấp vật tư’ gửi lên phòng kinh doanh để viết phiếu xuất kho vật tư cho phân xưởng. Như vậy, việc xuất kho vật tư dùng cho sản xuất vẫn chưa được quản lý chặt chẽ theo định mức tiêu hao NVL. Việc quản lý xuất vật tư theo định mức vì thế mà cũn nhiều hạn chế, việc theo dừi gặp khú khăn. Trường hợp phải xuất kho NVL nhiều lần để phục vụ cho một lệnh sản xuất, phòng kinh doanh khó kiểm soát tổng lượng vật tư xuất kho của các lần xuất phục vụ cho một lô sản xuất.

Khú khăn trong việc theo dừi xuất vật tư theo định mức làm cho hệ thống định mức được xây dựng chưa phát huy được hiệu quả, đồng thời làm cho việc quản lý chi phí chưa chặt chẽ.

Thứ ba : Về phương pháp đánh giá nguyên, vật liệu. Hiện nay công ty đánh giá NVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ. Trong điều kiện áp dụng kế toán máy thì hình thức này là phù hợp và tương đối đơn giản.

Tuy nhiên phương pháp này chưa đáp ứng được yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán. Nhà quản lý chưa nắm được thông tin về giá trị NVL xuất kho và tồn kho tại mọi thời điểm. Trong kỳ, kế toỏn chỉ theo dừi NVL xuất kho về mặt số lượng.

Chỉ khi đến cuối tháng, sau khi tiến hành chạy đơn giá xuất kho, lúc đó, thông tin về giá trị NVL xuất kho và tồn kho mới được xác định, do đó, chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý và sử dụng NVL.

Thứ tư : Về kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết nguyên, vật liệu. Kế toán chi tiết nguyên, vật liệu tại Công ty áp dụng theo phương pháp thẻ song song rất phù hợp với tình hình NVL tại Công ty. Phương pháp này cho phép dễ dàng kiểm tra và đối chiếu số liệu, cho phép kế toán có thể biết được số lượng tồn kho của vật tư theo từng kho tại thời điểm bất kỳ, giúp cho việc quản lý và dự trữ phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Trong công tác quản lý nhập – xuất – tồn kho vật liệu được đối chiếu không những giữa kế toán vật liệu với kho mà còn trong nội bộ phòng kế toán – giữa kế toán vật liệu với kế toán thanh toán (Phần nhập do mua ngoài), giữa kế toán vật liệu với thống kê phân xưởng (phần xuất cho các phân xưởng sử dụng).

Kế toán tổng hợp nguyên, vật liệu tại Công ty áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên. Nhờ đó, tình hình nhập – xuất NVL được phản ánh

thường xuyên, liên tục. Bất kỳ thời điểm nào nhà quản lý cũng có thể có được thông tin cụ thể, chi tiết và chính xác về NVL.

Thứ năm : Về kế toán nghiệp vụ xuất bán phế liệu.

Khi xuất bán phế liệu công ty hạch toán như sau : Nợ TK 642

Có TK 152.6 (giá ước bán phế liệu) Khi thu được tiền, công ty hạch toán như sau

Nợ TK 111,112

Có TK 642 (giá bán)

Phần chênh lệch sẽ được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Công ty chưa phản ánh phần thuế GTGT của phần doanh thu bán phế liệu. Hơn nữa phần doanh thu bán phế liệu xét trên khía cạnh quản lý thì thuộc về khâu quản lý sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, xét trên góc độ kế toán, thì phần doanh thu này hạch toán thông qua tài khoản chi phí là không hợp lý.

Khi hạch toán như trên, phần thu từ bán phế liệu không được tính vào doanh thu trong kỳ, cùng với đó là công ty chưa ghi nhận khoản thuế GTGT đầu ra của khoản doanh thu này, như vậy theo quy định hiện hành là chưa phù hợp.

Bên cạnh đó, khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, phần chi phí này sẽ không được tính là chi phí hợp lý được trừ ra khi tính thu nhập chịu thuế, do chi phí này không nằm trong định mức tiêu hao NVL, phần doanh thu bán phế liệu lại chưa được ghi nhận là doanh thu chịu thuế. Như vậy, mặc dù phần thu từ bán phế liệu hàng năm không chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên, cách hạch toán phần thu từ bán phế liệu theo bút toán trên của công ty không thống nhất với quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp và thông tư 134 ban hành ngày 23/11/2007 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Nhựa Y tế MEDIPLAST (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w