Hoàn thiện về tổ chức quản lý và công tác kế toán nguyên, vật liệu.

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Nhựa Y tế MEDIPLAST (Trang 63 - 67)

Biểu 21: BÁO CÁO KIỂM KÊ 31/12/

3.2.3Hoàn thiện về tổ chức quản lý và công tác kế toán nguyên, vật liệu.

Thứ nhất:Thay đổi phương pháp tính đơn giá xuất kho vật tư.

Trong điều kiện kế toán trên máy vi tính, công ty nên sử dụng đơn giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn. Tức là đơn giá bình quân được tính bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập.

Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hóa, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và đơn giá bình quân. Căn cứ vào đơn giá bình quân và số lượng xuất giữa hai lần nhập kế tiếp để tính đơn giá xuất theo công thức sau:

Đơn giá BQ sau mỗi lần nhập

= Trị giá thực tế VT,SP,HH tồn kho sau mỗi lần nhập Số lượng VT, SP, HH tồn kho sau mỗi lần nhập Với phương pháp tính giá này, thì kế toán có thể theo dõi được giá trị xuất kho và tồn kho vật tư tại mọi thời điểm trong kỳ, đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ, để phục vụ tốt hơn cho công tác dự trữ và sử dụng NVL. Nhược điểm của phương pháp này là tính toán phức tạp, tuy nhiên việc sử dụng phần mềm kế toán sẽ khắc phục được nhược điểm của phương pháp này.

TK 152

TK 133

Thuế GTGT Giá chưa thuế TK 141

TK 111

PC:Chi TƯ

Ví dụ: trong kỳ có các nghiệp vụ nhập xuất kho NVL liên quan đến nhựa hạt trắng như sau: ( Biểu 23)

Biểu 23:

Loại vật tư: Nhựa hạt trắng

Ngày Nhập-

Xuất Số lượng(kg) Đơn giá Số tiền

01/12/08 Tồn 300 15.000 4.500.000

05/12/08 Nhập 500 15.200 7.600.000

10/12/08 Xuất 200

22/12/08 Nhập 800 15.400 12.320.000

29/12/08 Xuất 100

Theo đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ, đến cuối kỳ, kế toán tiến hành chạy đơn giá xuất kho trên phần mềm kế toán và đơn giá xuất kho được tính như sau:

Đơn giá xuất kho

= 4.500.000 + 7.600.000 + 12.320.000 = 15.262,5 300 + 500 + 800

Nghiệp vụ xuất ngày 10/12 sẽ có đơn giá xuất là 15.262,5, thành tiền là 3.502.500.

Nghiệp vụ xuất kho ngày 29/12 cũng có đơn giá xuất là 15.262,5, thành tiền là 1.526.200.

Như vậy tại thời điểm cuối kỳ, kế toán mới có đơn giá xuất kho cho các nghiệp vụ xuất.

Theo phương pháp bình quân liên hoàn: Nghiệp vụ xuất ngày 10/12 đơn giá xuất là Đơn giá

xuất kho

= 4.500.000 + 7.600.000 = 15.125

300 + 500 Giá trị xuất kho: 200 x 15.125 = 3.025.000 Giá trị xuất kho: 200 x 15.125 = 3.025.000 Nghiệp vụ xuất kho ngày 29/12, đơn giá xuất là: Đơn giá

xuất kho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

= 4.500.000 + 7.600.000 + 12.320.000 = 15.262,5 300 + 500 + 800

Như vậy đơn giá sau từng lần nhập sẽ phản đúng đắn hơn, kịp thời hơn đơn giá và giá trị của NVL xuất kho tại thời điểm xuất.

Thứ hai : về kế toán doanh thu bán phế liệu.

Căn cứ theo chế độ ban hành kèm quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, khoản tiền bán phế liệu được xác định như sau:

Ví du : ngày 15/12/2008 công ty nhập kho lô phế phẩm nhựa cục bẩn từ phân xưởng ép nhựa, số lượng 80kg. Giá ước tính : 2.000 đồng/kg. Ngày 18/12/2008 công ty xuất kho bán lô phế phẩm này, giá bán : 2000 đồng/ kg, giả sử đơn giá xuất kho bằng đơn giá nhập: 2.000 đ/kg.

Nhập kho, ghi : Nợ TK 152.6 160.000 Có TK 154 160.000 Bán hàng ghi Nợ TK 111 ( TK 112,131) 160.000 Có TK 511 145.455 Có TK 3331 14.545 Kết chuyển giá vốn: Nợ TK 632 160.000 Có TK 152.6 160.000

Như vậy theo chế độ hiện nay, thì công ty không nên hạch toán khoản doanh thu bán phế liệu thông qua TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp, mà phải hạch toán vào TK doanh thu và phải ghi nhận thuế GTGT đầu ra từ bán phế liệu.

Với những ý kiến trên đây, em hy vọng có thể đóng góp được những hiểu biết của mình về công tác kế toán nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán, góp phần phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.

KẾT LUẬN

Công ty Cổ phần Nhựa Y tế MEDIPLAST là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm nhựa phục vụ cho ngành y tế, yếu tố nguyên, vật liệu được coi

là một yếu tố đầu vào chủ yếu. Vì vậy việc hạch toán của công ty được chú trọng từ khâu lý đến hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp. Kế toán nguyên, vật liệu là công cụ đắc lực giúp cho lãnh đạo công ty nắm bắt được tình hình để chỉ đạo sản xuất cũng như việc lập kế hoạch thu mua, dự trữ nguyên, vật liệu. Điều đó có ý nghĩa quyết định đến việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, và tăng lợi nhuận cho công ty.

Trong thời gian thực tập tại công ty, dưới sự chỉ bảo chu đáo của các cô, chú, anh, chị trong phòng Tài chính – Kế toán, và sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Văn Công em đã có những hiểu biết nhất định về thực tế tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất nói chung, đã nêu lên được những ưu điểm, hạn chế của công tác quản lý và hạch toán nguyên, vật liệu ở công ty và mạnh dạn đưa ra một số đề xuất với mong muốn công tác quản lý và hạch toán nguyên, vật liệu của công ty không ngừng hoàn thiện và phát huy được những ưu điểm, khắc phục được những tồn tại của mình.

Tuy nhiên do thời gian thực tập hạn chế, công tác kế toán nguyên, vật liệu phức tạp nên bài chuyên đề chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản và có thể còn sai sót. Em kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cô, chú trong phòng Tài chính – Kế toán để đề tài được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô, chú, anh chị trong phòng Tài chính – Kế toán Công ty Cổ phần Nhựa Y tế MEDIPLAST và PGS.TS Nguyễn Văn Công trong thời gian qua đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài chuyên đề này.

Hà Nội, tháng 4 năm 2009 Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Nhựa Y tế MEDIPLAST (Trang 63 - 67)