Kết luận về tính liên tục hoạt động của doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác tổ chức giai đoạn kết thúc kiểm toán do Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện (Trang 48 - 49)

- Các dấu hiệu khác:

3.Kết luận về tính liên tục hoạt động của doanh nghiệp:

Nguồn: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên Đối với Công ty A, sau khi thực thi một số biện pháp bổ sung để xem xét sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ nói trên mà kiểm toán viên xét thấy cần thiết nh điều tra, trao đổi với Ban giám đốc về các dự định trong năm 2003, kiểm toán viên xác định rằng khái niệm “doanh nghiệp liên tục hoạt động” không bị vi phạm vì có các yếu tố giảm nhẹ, cụ thể:

Trong năm 2003, Công ty có kế hoạch cải tạo dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lợng sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì tạo ra khả năng cạnh tranh lớn; bên cạnh đó, tích cực mở rộng thị trờng tiêu thụ tại các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và một số tỉnh khác, vì vậy, vấn đề trên sẽ không ảnh hởng đến kết quả kinh doanh của Công ty trong năm 2003.

Kiểm toán viên đã đề nghị Ban giám đốc Công ty A thể hiện các yếu tố giảm nhẹ nói trên trong báo cáo tài chính và đợc chấp nhận. Nh vậy, tất cả các thông tin thu thập đợc đều đầy đủ, thoả đáng chứng minh tính liên tục hoạt động kinh doanh của Công ty và sự thể hiện các yếu tố giảm nhẹ đợc coi là phù hợp do đó kiểm toán viên sẽ lập báo cáo kiểm toán dạng “chấp nhận toàn phần”.

Đối với các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ ở Công ty cổ phần B, sau khi áp dụng các thủ tục kiểm toán có thể xét thấy cần thiết, thu thập đầy đủ các thông tin hữu ích kiểm toán viên nhận thấy rằng: Ban giám đốc Công ty cha có dự định hay kế hoạch cụ thể để giải quyết vấn đề thị trờng bị thu hẹp nói trên hoặc các biện pháp dự kiến có thể khắc phục khả năng thanh toán của đơn vị trong một tơng lai gần cũng nh cha có kế hoạch dự phòng cho khoản chi phí phải bỏ ra nếu thua kiện, do đó kiểm toán viên kết luận trong năm 2003 khái niệm “tính liên tục hoạt động” của Công ty cổ phần B có thể bị vi phạm.

Mặt khác, ngoài những sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ nói trên thì kết quả hoạt động của Công ty năm 2002 lỗ 473.850.690 VNĐ; năm 2001 lỗ 698.562.940 VNĐ.

Thêm vào đó, qua xem xét các chỉ tiêu trên bảng cân đối tài sản của Công ty ngày 31 tháng 12 năm 2002 thu đợc kết quả nh sau:

 TSLĐ và Đầu t ngắn hạn: 8.370.825.620 VNĐ  Nợ ngắn hạn: 12.628.416.530 VNĐ

Tất cả những sự kiện và chỉ tiêu đề cập ở trên cho thấy không có gì đảm bảo rằng Công ty cổ phần B sẽ hoạt động liên tục trong năm 2002 do không có các yếu tố giảm nhẹ và do tình trạng mất cân đối về khả năng thanh toán. Trên cơ sở đó kiểm toán viên đã đa ra ý kiến chấp nhận từng phần trong báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính của Công ty (xem chi tiết ở mục 5, chơng II).

Một trong những thủ tục kiểm toán hữu hiệu nhất kiểm toán viên AASC sử dụng để xác định các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ, đánh giá tính liên tục hoạt động kinh doanh, thu thập các xác nhận bằng văn bản của Ban giám đốc khách hàng về những vấn đề có thể ảnh hởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính là “Thu thập th giải trình của Ban giám đốc khách hàng”. Sau đây chúng ta đi vào xem xét cụ thể bớc công việc này.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác tổ chức giai đoạn kết thúc kiểm toán do Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện (Trang 48 - 49)