Một số kiến nghị đối với các bên hữu quan:

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác tổ chức giai đoạn kết thúc kiểm toán do Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện (Trang 86 - 89)

VI. Kết luận về Báo cáo tài chính năm 2002:

2.Một số kiến nghị đối với các bên hữu quan:

2.1. Đối với Nhà nớc và Bộ Tài chính:

Cơ sở của ý kiến:

Theo thông lệ quốc tế, hoạt động kiểm toán chỉ có thể đợc phát triển trong một khuôn khổ pháp lí đầy đủ gồm những quy định mang tính pháp lí về quản lí hoạt động kiểm toán và những quy định mang tính nghề nghiệp.

Trong hơn một thập kỉ qua hoạt động kiểm toán độc lập đã đạt đợc những kết quả nhất định nhng vẫn còn một số tồn tại sau:

 Hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động dịch vụ kiểm toán và kế toán của Việt Nam cha hoàn chỉnh và đồng bộ. Cụ thể, đến nay Việt Nam cha ban hành đầy đủ chuẩn mực kế toán và chuẩn mực kiểm toán làm cơ sở đào tạo, thực hiện kiểm toán, đánh giá chất lợng hoạt động kiểm toán, cha triển khai dịch vụ bảo hiểm nghề nghiệp, cha thực hiện trách nhiệm vật chất. Hơn nữa, trong số 21 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã ban hành, ngoài chuẩn mực số 560 - “ Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập Báo cáo tài chính” quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hớng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc, thủ tục cơ bản liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán khi xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán trong quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính thì cha có chuẩn mực quy định và hớng dẫn về quy trình, các thủ tục trong giai đoạn kết thúc kiểm toán do đó làm giảm sự ràng buộc trách nhiệm của kiểm toán viên với kết quả ở giai đoạn này.

 Uy tín của các công ty kiểm toán cha cao, đặc biệt là các công ty TNHH do trình độ tổ chức hoạt động còn có nhiều hạn chế, không bắt kịp nhịp độ phát triển.

 Xuất hiện hiện tợng cạnh tranh thiếu lành mạnh ở một số công ty kiểm toán bằng cách hạ giá phí thông qua việc rút ngắn thời gian kiểm toán nhằm tiết kiệm chi phí thực hiện cuộc kiểm toán, dẫn đến việc tiến hành kiểm toán một cách qua loa, không đảm bảo tuân theo các chuẩn mực kiểm toán quy định ...

Tất cả những tồn tại đó gây ra rất nhiều khó khăn đối với AASC cũng nh các công ty kiểm toán khác trong giai đoạn kết thúc cũng nh trong cả quá trình kiểm toán làm cho hiệu lực, độ tin cậy của báo cáo kiểm toán bị giảm sút, thêm vào đó sự không thống nhất về kết quả kiểm toán nếu cha đợc giải thích rõ cũng gây ra tâm lí thiếu tin tởng đối với báo cáo kiểm toán.

ý kiến đề xuất:

Qua phân tích thực trạng của công tác kiểm toán hiện nay của các công ty kiểm toán Việt Nam cho thấy AASC cũng nh các công ty kiểm toán độc lập khác ở nớc ta đang gặp nhiều khó khăn khiến cho hoạt động kiểm toán cha thực sự xứng với tầm quan trọng của nó. Vì thế, Nhà nớc cần phát huy vai trò điều tiết vĩ mô của mình đối với nền kinh tế để đa ra những giải pháp khắc phục những tồn tại hiện nay trong hoạt động kiểm toán từ đó phát triển nâng cao chất lợng dịch vụ kiểm toán và vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế.

Đối với Bộ Tài chính, là cơ quan chủ quản của AASC cần có sự quan tâm hơn nữa để tạo điều kiện cho AASC hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Trớc hết cần tạo cơ sở pháp lí đầy đủ cho hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán Báo cáo tài chính nói riêng bằng việc ban hành thêm các chuẩn mực kiểm toán đặc biệt là chuẩn mực hớng dẫn kiểm toán viên trong giai đoạn kết thúc kiểm toán. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng nên cân nhắc việc ban hành quy trình kiểm toán chuẩn cho kiểm toán viên độc lập theo từng loại hình doanh nghiệp.

2.2. Một số kiến nghị với khách hàng của AASC:

Để cuộc kiểm toán hoàn thành với chất lợng tốt nhất ngoài việc phải có một đội ngũ kiểm toán viên với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm, nhạy cảm với các tình huống và một hệ thống pháp luật đầy đủ, chặt chẽ còn cần có sự hỗ trợ về nhiều mặt từ phía khách hàng kiểm toán.

Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay kiểm toán độc lập đối với các nhà quản lí cũng nh các chủ doanh nghiệp của Việt Nam còn là một khái niệm quá mới mẻ, có thể nói là xa lạ trong nhận thức của họ do đó thờng xảy ra tình trạng các nhà quản lí cũng nh nhân viên trong doanh nghiệp không chịu hợp tác với kiểm toán viên, gây khó khăn cho các kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán.

Đặc biệt là trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, sự hợp tác của Ban giám đốc doanh nghiệp hỗ trợ rất nhiều cho các kiểm toán viên trong các bớc công việc: “Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán”, “Xem xét tính liên tục hoạt động của đơn vị khách hàng”, “Thu thập th giải trình của Ban Lê Thị Khánh Linh Lớp Kiểm toán 4187

giám đốc”, điều này thể hiện rõ qua thực tế kiểm toán tại Công ty A và Công ty B. Hơn nữa, trong một số trờng hợp, yếu tố chứng thực duy nhất có thể thu thập đợc là bản giải trình của Ban giám đốc, chẳng hạn nh chuyên gia kiểm toán sẽ không mong gì có đợc những yếu tố chứng thực khác để xác minh cho ý định của Ban giám đốc giữ lại một khoản đầu t nào đó nhằm để hởng sự tăng giá trị dài hạn của nó. Nếu doanh nghiệp không chịu hợp tác thì sự từ chối này sẽ ảnh hởng đến ý kiến của kiểm toán viên đa ra trong báo cáo kiểm toán.

Chính vì những lí do nêu trên, các đơn vị khách hàng cần phải có sự nhận thức đúng đắn về chức năng và vai trò của hoạt động kiểm toán từ đó có sự hỗ trợ nhất định cho các kiểm toán viên, công ty kiểm toán thực hiện giai đoạn kết thúc kiểm toán với hiệu quả cao nhất cũng nh hoàn thành cuộc kiểm toán với chất lợng tốt nhất.

Trên đây là một số phân tích và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tổ chức giai đoạn kết thúc kiểm toán do Công ty Dịch vụ T vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện. Hy vọng rằng những ý kiến này sẽ có ích cho AASC trong việc xây dựng thành công một quy trình chuẩn về giai đoạn kết thúc kiểm toán, chỉ dẫn cụ thể cho kiểm toán viên nhằm tạo một đờng lối thống nhất trong bớc công việc này, tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm toán viên trong quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác tổ chức giai đoạn kết thúc kiểm toán do Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện (Trang 86 - 89)