Sự phân bố ong mật ở Việt Nam

Một phần của tài liệu DƯỢC LIỆU THÚ Y pot (Trang 148 - 149)

- Dã sơn tr a Crataegus cuneata Sieb.et Zucc Hai cây này có ở Trung Quốc, ở nước ta chưa thấy Ở Trung Quốc người ta còn dùng một số loài khác thuộc chi Crataegus Ở nước ta thì

2. Sự phân bố ong mật ở Việt Nam

Ong mật là côn trùng sống hoang ở các vùng rừng núi Việt Nam ở các mìên Trung, Nam, Bắc. Chúng sống trong các hốc cây, hốc đá và thậm chí ở các hốc dưới mặt đất.

Nhân dân ta nuôi ong trong các khúc gỗ tròn, rỗng, bịt kín hai đầu, ở giữa khuc gỗ có cửa ra vào cho ong. Mỗi năm thu hoạch mật một vài lần bằng phương pháp thủ công.

Ngày nay người ta nuôi ong theo phương pháp cải tiến bằng các tổ ong hình khối vuông hay chữ nhật; chúng cấu tạo bởi 5 tấm ván dày 1 – 2cm và 1 nắp đậy. Ở phía trong tổ ong gồm các cầu được gắn trước bằng các chân tầng sáp nhân tạo. Ong thợ xây dựng tiếp các ô đựng mật, phấn hoa và đẻ trứng trên nền các tầng nhân tạo, do vậy chúng xây dựng nhanh và mau chóng để đầy mật vào các sáp mới xây. Thu hoạch mật bằng phương pháp quay li tâm. Mùa hoa có thể 2 ngày đến 1 tuần quay 1 lần, do vậy năng suất mật rất cao.

3. Bộ phận dùng

Mật ong, sữa ong chúa, phấn hoa, keo ong, sáp ong và nọc ong:

Mật ong (Mel): Là một chất lỏng, sánh như siro, vị ngọt, mùi thơm đặc biệt. Loại mật tốt có vị cay khé cổ. Mật ong là hỗn hợp của mật hoa, phấn hoa, do ong thợ thu hoạch từ các loài hoa của cây cối và một lượng nhỏ sáp ong do tuyến sáp của ong thợ tiết ra chế biến thành.

4. Thành phần hóa học

Mật ong có thành phần hóa học rất phức tạp, tùy thuộc vào nguồn hoa khác nhau mà thành phần hóa học cũng khác nhau, nhưng thành phần chủ yếu gồm các chất sau: Mật ong có khoảng 100 chất khác nhau có giá trị tốt đối với cơ thể con người:

- Hàm lượng nước từ 18-20%.

- Chủ yếu là đường glucose và levulose chiếm 60, 70%, saccarose 3 – 10% và một số đường mantose, oligosacarid.

- Trong mật ong rất giàu vitamin B1, B2, B3, Bc, C, H, K, E và acid folic. - Các loại men: Diastase, catalase, lipase.

- Các acid hữu cơ; Acid formic, tartric, citric, malic, oxalic…

- Các chất khoáng và các nguyên tố vi lượng; Na, Ca, Fe, K, Mg, P, S, I, V, Bo, Cr, Cu, Zn, Pb, Li, Sn, Ti…

- Các hormon. - Các fitonxit.

- Các chất thơm và nhiều chất khác.

+ Sữa ong chúa

Sữa ong chúa là chất đặc màu hơi ngà, một sản phẩm quí được tiết ra từ các tuyến sữa dưới hàm của các ong thợ từ 7 ngày tuổi.

Thành phần của sữa ong chúa rất phức tạp, nó phụ thuộc vào đàn ong, nguồn hoa… Nhưng thành phần chủ yếu của sữa ong chúa gồm: 66,50% nước, 34,90% chất khô trong đó gồm: 12,30% protein, 6,50% mỡ, 12,50% đường, 0,80% cho và 2,80% các chất chưa rõ.

Trong 1g sữa ong chúa chứa các vitamin sau đây (tính ra microgam): Vitaim B1 1,5 – 6,6; B2

2,40 -50,0; niacin 59,0 – 149,0; acid folic 0,2; Bc, PP, H, C, D, E và các chất khác.

Ngoài ra còn chứa các hormon và những chất đặc biệt khác có tác dụng củng cố và làm tăng sức khỏe của con người.

+ Sáp ong

Sáp ong là một sản phẩm được tiết ra từ các tuyến sáp dưới bụng của ong thợ, dùng để xây bánh tổ.

+ Phấn hoa

Phấn hoa là sản phẩm do ong thợ thu hoạch từ các phấn hoa của các loài cây khác nhau. Phấn hoa có màu khác nhau từ màu vàng, đôi khi có cả màu đỏ tùy thuộc vào nguồn hoa. Thành phần hóa học của phấn hoa cũng rất phức tạp, tùy thuộc nguồn hoa mà phấn hoa có thành phần hóa học khác nhau, chúng chứa các chất sau đây; chúng có khoảng 50 chất có tác dụng sinh học tốt.

Đường khoảng 18%, protid, lipid.

Các vitamin B1, B2, Bc, B5, B6, C, H, A, B, và vitamin PP.

Có 26 nguyên tố khoáng và vi lượng: Ca, Mg, Cu, K, Fe, Cr, P, S, Cl, Ti, Mn, Ba, Ag, Au, V, Co, Zn, A, Sn, Pd, Mo, Ka, Sr, W, Ir.

+ Nọc ong

Nọc ong là sản phẩm được tiết ra từ tuyến nọc độc ở phần đuôi của ong. Nọc ong là chát lỏng, sánh, trong suốt, không màu, có mùi thơm đặc biệt vị bỏng, đắng, có phản ứng acid.

+ Keo ong

Keo ong là sản phẩm do một số ong thợ thu hoạch từ các loài cây cỏ và vỏ phấn hoa chế biến để gắn kín các khe hở của tổ, các cầu ong và bọc kín các côn trùng, rán… Bị chết trong tổ, làm trơn lỗ tổ chứa mật, phấn hoa và ấu trùng.

Một phần của tài liệu DƯỢC LIỆU THÚ Y pot (Trang 148 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)