Trồng trọt và thu há

Một phần của tài liệu DƯỢC LIỆU THÚ Y pot (Trang 123 - 127)

- Dã sơn tr a Crataegus cuneata Sieb.et Zucc Hai cây này có ở Trung Quốc, ở nước ta chưa thấy Ở Trung Quốc người ta còn dùng một số loài khác thuộc chi Crataegus Ở nước ta thì

2. Trồng trọt và thu há

Trồng bằng hạt hoặc chiết cành. Sau ba năm có thể thu hoạch. Năng suất 24.000kg/ha (Thái Lan). Sau khi thu hoạch cần bảo quản quả tốt và vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

3. Bộ phận dùng

Dịch quả.

+ Tinh dầu vỏ quả - Oleum Citri. + Tinh dầu lá.

Thành phần hóa học. Trong quả chanh có chứa: + Acid hữu cơ ( Acid citric). + Vitamin C.

+ Các hợp chất flavonoid ( citroflavonoid). + Pectin.

+ Tinh dầu (0,5% trong vỏ quả). Lá có chứa tinh dầu 0,09 – 0,11% .

Tinh dầu vỏ chanh là chất lỏng màu vàng nhạt, mùi thơm đặc biệt của chanh, vị đắng. Hàm lượng citral 3 – 5%. Thành phần chủ yếu là limonen (90%).

Ở Việt Nam, tinh dầu vỏ chanh được điều chế bằng phương pháp cất hoặc chiết bằng dung môi.

Tinh dầu chanh Việt Nam có 28 thành phần: trong đó có limonen (82%), α và β - pinen (6%), terpinel (4,5%), alcol toàn phần (3,8%), aldehyd (citral) (0,33%).

Tinh dầu lá chanh Việt Nam có chứa citral a ( 24,7%), citral b (6%), borneol (5%), linalol (2,5%), linalylacetat (2,5%), denzaldehyd (6%), caryophilen (34,6%).

4. Công dụng

Dịch quả chính là thứ nước uống mát, thông tiểu tiện, giúp tiêu hóa, có tác dụng chữa bệnh Scorbut, là nguyên liệu để điều chế acid citric.

Vỏ quả là nguồn nguyên liệu sản xuất tinh dầu và các hợp chất flavonoid. Lá chanh làm gia vị. Rễ chanh chữa ho.

Tinh dầu chanh làm thơm thuốc, dùng trong kỹ nghệ pha chế đồ uống, kỹ nghệ sản xuất nước hoa và kỹ nghệ hương liệu.

Tinh dầu lá chanh dùng trong kỹ nghệ sản xuất nước hoa, sản xuất mỹ phẩm.

CAM

Tên khoa học: Cirus sinensis (L.) Osdeck. (C. aurnantium L. var. sinensí L.)

Họ Cam - Rutaceae.

Hình 7.2. Cam (Cirus sinensis L.)

1. Đặc điểm thực vật và phân bố

Cây nhỡ, ít hoặc không có gai. Lá mọc so le, cuống lá có cánh nhỏ. Hoa màu trắng, mọc thành chùm từ 6 – 8, ở kẽ lá. Quả hình cầu, khi chín có màu vàng da cam.

Trên thế giới cam được trồng ở các nước Địa Trung Hải, Bắc Phi, Mỹ, Nam Mỹ. Trung Quốc, và các vùng Đông Nam Á. Bang Florida (Mỹ) và Brazin là vùng sản xuất cam lớn nhất thế giới trên 96% sản lượng được chế biến thành nước quả, bã còn lại chế biến thức ăn gia súc. Võ quả được ép lấy tinh dầu, điều chế pectin và các hợp chất flavonoid.

Sản lượng thế giới hàng năm khoảng 40 triệu tấn. Các nước vùng Đông Nam Á: Indonesia 350.000 tấn, Thái Lan 500.000 tấn, Lào 33.000 tấn, Philipin 20.000 tấn, Maliasia 9.000 tấn. Việt Nam 116.000 tấn.

2. Trồng trọt và thu hái

Trồng bằng hạt hoặc chiết cành. Thu hoạch vào ngày nắng ráo khi 1/3 số lượng trên cây đã chuyển sang màu vàng. Năng suất quả ở Việt Nam đạt 8.000 – 10.000 kg/ha. Tại bang Florida (Mỹ) đạt 40.000kg/ha.

3. Bộ phận dùng

Vỏ quả: - Dịch quả.

- Các hợp chất flavomoid, pectin, - Tinh dầu vỏ - Oleum Auranti Dulcis, - Tinh dầu hoa.

4. Thành phần hóa học

Trong phần ăn được của quả cam có chứa: nước 80 – 90%, protid 1,3%, lipid 0,1 – 0,3%, đường 12 – 12,7%, vitamin C 45 – 61mg%, acid citric 0,5 – 2%.

- Vỏ cam có chứa: các hợp chất flavonoid, pectin, tinh dầu (0,5%). Tinh dầu vỏ cam là chất lỏng màu vàng hoặc nâu vàng, mùi thơm, vị không đắng. Thành phần chính là limonen.

(90%), các alcol, aldehyd (< 3%), gồm citran và decylaldehyd.

- Hoa cam có chứa tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu hoa cam là limonen, linalol, methylanthrranilat (0,3%).

Ngoài nhu cầu về quả thường ăn hàng ngày, cam còn được sử dụng dưới dạng các sản phẩm:

- Vỏ cam phơi khô gọi là thanh bì có tác dụng hành khí, giảm đau, kiện vị, kích thích tiêu hóa. Các hợp chất flavonoid có tác dụng vitamin P.

- Pectin.

- Tinh dầu vỏ quả, làm thơm thuốc, dùng trong kỹ nghệ thực phẩm, kỹ nghệ pha chế nước hoa, mỹ phẩm.

- Tinh dầu hoa cam được dùng trong kỹ nghệ hương liệu.

QUÝT

Tên khoa học: Citrus sp. Họ Cam – Rtaceae.

Hình 7.3. Quýt (Citrus sp).

1. Đặc điểm thực vật và phân bố

Quýt có nhiều loài. Trong nông nghiệp và thương mại người ta phân thành 4 nhóm theo cách sắp xếp của S.Wilgle:

- Nhóm quýt thông thường, có nguồn gốc Philipin: C.reticulata Blanco, cây có gai nhỏ, qủa mọng hình cầu, đáy lõm, vỏ quả xốp khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ tương, loài này phát triển tốt ở vùng nhiệt đới.

2. Trồng trọt và thu hái

Quýt được trồng bằng phương pháp gép mắt hoặc chiết cành. Sản lượng hàng năm trên thế giới khoảng 8 triệu tấn. Đứng đầu là Nhật Bản (48%), Tây Ban Nha (16%), Brazil (8%), Itani (6%), Maroc (5%), Hoa Kỳ (4%). Thái Lan hàng năm sản xuất 561.000 tấn.

Sản lượng quýt ở các nước Đông Nam Á là 5 tấn quả/ha, có khi đạt đến 50 tấn/ ha.

Ở Việt Nam, một số quýt được trồng phổ biến: Lý Nhân (Hà Nam), quýt Bố Hạ (Bắc Giang), Cam Canh (Hà Nội), quýt Hương Cần (Huế), quýt đường và quýt xiêm (các tỉnh phía Nam). 3. Bộ phận dùng

Vỏ quả phơi khô gọi là trần bì – Pericarpium citri deliciosae. - Tinh dầu vỏ quả - Oleum mandarinae.

- Hạt

4. Thành phần hóa học

Trong phần ăn được của quả quýt có chứa nước 90%, protein 0,6%, lipid. 9,4%, đường 8,6%, vitamin C 0,42%.

Tinh dầu vỏ quýt là chất lỏng màu vàng đỏ có huỳnh quang xanh nhẹ. Thành phần chính tinh dầu vỏ quýt là limonen (>90%), methylanthranilat (1%).

5. Công dụng

Trần bì là vị thuốc thường dùng trong Y học cổ truyền có tác dụng hành khí hòa vị, dùng trong trường hợp đau bụng do lạnh, chữa ho, viêm phế quản mãn tính.

Hạt quýt dùng để chữa đau ruột non, đau tinh hoàn, thoát vị bẹn.

BƯỞI

Tên khoa học: Citrus maxima (Burm.) Merr. Tên đồng nghĩa: Citrus aurantuum L.var.grandis L.

Citrus grandis (L.) Osbeck Citrus decumana L. Họ Cam – Rutaceae.

Hình 7.4. Bưởi (Citrus maxima)

1. Đặc điểm thực vật và phân bố

Cây nhỡ, cao gần tới gần 10m. Cành có gai nhỏ mọc ở kẽ lá. Lá mọc so le, cuống có cánh. Hoa màu trắng mọc thành chùm có mùi thơm. Quả to, hình cầu, vỏ quả dày, trong có chứa nhiều múi, hạt màu trắng, dẹt.

Ra hoa vào tháng 2 – 3. Cho quả vào tháng 7 – 8.

Bưởi được trồng ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, các nước vùng Địa Trung Hải. Ở Việt Nam bưởi được trồng hầu hết ở các tỉnh. Những nơi có bưởi ngon nổi tiếng: Đoan Hùng (Vĩnh Phú), Mê Linh (Vĩnh Phú), Phúc Trạch, Hương Khê (Hà Tĩnh), Thanh Trà (Huế), Biên Hòa (Đồng Nai).

Ở Đông Nam Á, Thái Lan là nước trồng nhiều nhất. Năm 1987 sản xuất được 76.275 tấn quả, đã xuất sang thị trường Hồng Kông, Singapore, và malayxia 6.900 tấn.

2. Trồng trọt và thu hái

Bưởi được nhân giống bằng hạt, gép mắt và chiết cành. Ở các nước Đông Nam Á và Việt Nam chủ yếu là phương pháp chiết cành.

Thu hoạch qủa từ tháng 7.

3. Bộ phận dùng

- Quả, hoa, lá.

4. Thành phần hóa học

Trong phần ăn được (các tép bưởi) có chứa: nước (89%), protein (0,5%) lipid (0,4%), đường (9,3%), vitamin B1 (0,07mg%), vitamin B2 (0,01mg%) và vitamin C (44mg%).

Vỏ có chứa tinh dầu (0,15%), bectin các hợp chất plavonoid (naringin). Hạt có chứa pectin. Hoa có chứa tinh dầu (0,10%).

Tinh dầu vỏ quả bưởi là chất lỏng màu vàng nhạt, mùi thơm, Thành phần chính là limonen (90%), terpenolcol (2,5%), sesquiterpenalcol (3%).

Tinh dầu vỏ bưởi Việt Nam có thành phần chính là limonen (41,45 – 84,62%), myrcen (8,28 – 50,66%).

Hoa bưởi Việt Nam điều chế bằng phương pháp cất kéo hơi nước có thành phần chính là nerolidol, farnesol, linalol.

5. Công dụng

Ngoài công dụng là quả dùng để ăn tươi, vỏ quả và hạt bưởi là nguyên liệu để điều chế pectin, các hợp chất flavonoid. Hoa là nguồn khai thác tinh dầu đáng lưu ý ở Việt Nam, tinh dầu hoa bưởi dùng làm thơm bánh kẹo, nước giải khát, dùng trong kỹ nghệ sản xuất mỹ phẩm.

SẢ

Tên khoa học: Cymbopogon sp. Họ Lúa – Poaceae.

Hình 7.5. Cây Sả (Cymbopogon sp).

1. Đặc điểm thực vật và phân bố

Chi Cymbopogon có chừng 120 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc các nước Châu Á và Châu Phi. Về giá trị kinh tế của tinh dầu sả.

Sả là loài cỏ sống lâu năm mọc thành bụi, rễ chùm ăn rộng cho nên kém chịu hạn và úng. Thân có đốt ngắn được bao bọc kín bởi các bẹ lá, tạo thành các tép sả. Lá hẹp như lá lúa, hai mặt và mép lá rất rát. Độ dài của lá tùy theo từng loài, có thể từ 0,2 – 1,2m. Cụm hoa chùy, có 2 loại hoa trên cùng một cây: hoa lưỡng tính và hoa đực.

Sả được trồng để sản xuất tinh dầu. 10 nước sau đây xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới: Trung Quốc, Hundurat, Guatemala, Ghinê, Malayxia, Srilanka, Công Gô, Philipin, Indonexia. Đứng đầu là Trung Quốc, cung cấp hàng năm hơn một nửa tinh dầu sả trên toàn thế giới.

Ở Việt Nam trước năm 1963 phần lớn các giống sả được trồng là do được Pháp di thực từ trước mách mạng tháng 8, gồm có 8 loài, trong đó có 2 loài thuộc Sả Lemongarass là C.citratus và C.flexuosus và 6 loài sả Citronelle trong đó có 1 loài là C.nardus và được trồng ở các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên.

Sau năm 1963 đã di thực một số giống sả mới: Sả Java (C. winterianus) còn gọi là sả xèo, được troồng chủ yếu ở 2 huyện Hàm Yên và Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Sau năm 1975 sả được trồng trên diện tích lớn ở một số tỉnh phía Nam. Năm 1977 là năm sản xuất nhiều tinh dầu sả nhất (90 tấn) hiện nay có nhập thêm một số giống sả mới (C.martinii var. Motia) và đang trồng ở qui mô thí nghiệm.

Một phần của tài liệu DƯỢC LIỆU THÚ Y pot (Trang 123 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)