Tác dụng, công dụng, liều dùng

Một phần của tài liệu DƯỢC LIỆU THÚ Y pot (Trang 145 - 147)

- Dã sơn tr a Crataegus cuneata Sieb.et Zucc Hai cây này có ở Trung Quốc, ở nước ta chưa thấy Ở Trung Quốc người ta còn dùng một số loài khác thuộc chi Crataegus Ở nước ta thì

5. Tác dụng, công dụng, liều dùng

Dầu thầu dầu có tác dụng nhuộm và tẩy là do acid ricinoleic. Khi vào cơ thể enzym lypese thủy phân dầu giải phóng acid ricinoleic tự do, acid này kích thích nhu động ruột. Liều dùng nhuận tràng 2 – 10g dầu, tẩy 10 – 30g dầu trong 1 ngày.

Cracking dầu thầu dầu thu được acid undecilenic và oenanthol. Acid undecilenic dùng làm thuốc trị nấm ngoài da, oenanthol được dùng trong kỹ nghệ hương liệu để tổng hợp các chất thơm.

Dầu thầu dầu còn dùng để điều chế xà phòng, dùng làm dầu bôi trơn cho các động cơ máy bay, dầu phanh, dùng làm chất phá bọt trong các nồi hơi, nồi cất tinh dầu.

Hạt thầu dầu giã nhỏ chế thành thuốc cao dán để chữa viêm hạch cổ, viêm tuyến vú. Thuốc cao dán gồm nhân hạt thầu dầu kết hợp với ngũ bột tử theo tỷ lệ 98:2, dán vào huyệt bách hội có thể chữa sa dạ dày.

Theo kinh nghiệm Y học dân tộc cổ truyền, lá tươi giã đắp vào gan bàn chân để chữa sót rau, hoặc đem lăn vào trước ngực và sau lưng để chữa bệnh sởi không mọc. Còn dùng diệt bọ gậy.

Chú thích: dầu thầu dầu không độc, nhưng hạt và khô dầu thầu dầu rất độc, vì có chứa ricin. Khi bị ngộ độc có hiện tượng nóng cổ họng, buồn nôn, sốt, đi tả, huýêt áp hạ dẫn đến ngừng hô hấp và chết (ăn 10 hạt có thể chết người).

Chữa ngộ độc bằng cách gây non, rửa dạ dày, tiêm tĩnh mạch dung dịch glucose và dung dịch huyết thanh kháng ricin kết hợp với thuốc giảm đau.

CA CAO

Butyrum cacao.

Tên khoa học: Theobroma cacao L. Họ trôm – Sterculiaceae.

Hình 9.2. Ca Cao (Butyrum cacao)

Cây trồng cao khoảng 5 – 6m, nếu để mọc tự nhiên có thể cao hơn nữa. Lá đơn nguyên, dài 20 – 24cm. Hoa nhỏ mọc trên thân cây hay trên cành to, màu trắng hay đỏ nhạt. Quả to hình thoi, ngoài mặt sần sùi có 10 rãnh dọc. Hạt hình trứng bên ngoài có lớp cơm màu trắng hay vàng nhạt dính chặt vào hạt, vị chua.

Nguồn gốc cây cacao ở Nam Mỹ, hiện nay được trồng nhiều ở Châu Phi và Nam Mỹ. Hàng năm trên thế giới thu hoạch hơn 1 triệu tấn hạt. Ở Việt Nam trước đây có trồng cacao, và hiện nay ở Phong Điền tỉnh Hậu Giang và ở Quảng Nam đang được phát triển trồng cả 2 giống Cacao criollo và forastero.

2. Trồng trọt và thu hoạch

Trồng bằng hạt mới của những quả thật chín – gieo trong vườn ươm. Khi cây cao 20 – 30cm thì trồng đại trà.

Năm thứ 3 cây ra hoa và cho quả, nhưng phải từ năm thứ 5 mới cho nhiều quả. Cây cacao hầu như cho quả quanh năm, nhưng mùa thu hoạch chính vào khoảng tháng 5 và tháng 10.

Mỗi cây cho khoảng 1 đến 4kg hạt mỗi năm.

3. Bộ phận dùng và chế biến

- Hạt cacao - Bơ cacao.

Hạt cacao tươi hkông có mùi thơm, vị chát và đắng. Trước khi sử dụng phải cho hạt lên men từ 2 đến 8 ngày trong các thùng gỗ. Trong quá trình lên men, hạt mất khả năng nảy mầm, các chất đắng bị phân hủy và các hợp chất có mùi thơm xuất hiện. Sau đó làm sạch hạt và sấy khô. Để điều chế bột cacao hoặc socola, người ta còn rang hạt từ 10 đến 45 phút ở nhiệt độ 70 – 1400C, sau đó loại vỏ, để lấy bơ. Bột còn lại, nếu muốn chế thành socola phải thêm đường sữa, gia vị và một ít bơ cacao.

4. Thành phần hóa học

Hạt sau khi loại vỏ có chứa 50 – 60% mỡ gọi là bơ cacao, 1 – 4% thebromin, khoảng 0,2% cafein, 10 – 15% tinh bột và 5% tanin và các hợp chất đa phenol: epicatechin, catechin, leucoantoxyanidin và các hợp chất flavonoid.

- Vỏ hạt, chiếm 10 – 14% khối lượng hạt, có chứa các chất vô cơ, một ít chất béo và khoảng 0,01% thobromin. Sau quá trình lên men, theobromin tăng lên đến 1,5%.

5. Công dụng

Bơ cacao được dùng trong ngành dược làm tá dược thuốc đạm, thuốc mỡ, thuốc viên. Bột cacao làm thuốc thơm, làm cho thuốc có mùi vị dễ uống. Hạt cacao còn làm nguyên liệu để điều chế theobromin.

Hạt cacao được tiêu thụ nhiều nhất trong kỹ nghệ thực phẩm và bánh kẹo để điều chế bột cacao, socola…

CHƯƠNG 10

Một phần của tài liệu DƯỢC LIỆU THÚ Y pot (Trang 145 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)