Phân bố và chế biến

Một phần của tài liệu DƯỢC LIỆU THÚ Y pot (Trang 113 - 117)

- Dã sơn tr a Crataegus cuneata Sieb.et Zucc Hai cây này có ở Trung Quốc, ở nước ta chưa thấy Ở Trung Quốc người ta còn dùng một số loài khác thuộc chi Crataegus Ở nước ta thì

2.Phân bố và chế biến

Hoàng nàn chỉ thấy mọc ở một số tỉnh miền Bắc: Hòa Bình, Tuyên Quang, Sơn La, Vĩnh Phúc, Bắc Thái, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An Người ta thường bóc vỏ thân, vỏ cành đem phơi hay sấy khô.

Ngâm vỏ vào trong nước 12 – 24 giờ, cạo hết lớp vỏ vàng bên ngòai rồi ngâm nước vo gạo 3 ngày dêm (mỗi ngày thay nước vo gạo một lần). Rửa sạch thái nhỏ, phơi hay sấy khô, đựng trong lọ kín. Trước khi dùng đen sao qua, nghiền tán thành bột, tẩm với dầu vừng sao qua.

3. Bộ phận dùng

Vỏ cây: miếng cuộn tròn, dài 10 – 15cm, rộng 2 – 3cm, dày 1,5 – 2mm. Mặt ngoài sần sùi, màu nâu xám có những đốm trắng vàng hay vàng thẫm. Mặt trong nhẵn, màu nâu đen, có đường vân dọc. Vị đắng.

4. Thành phần hóa học

Trong vỏ hoàng nàn có strychnin, brucin. Hàm lượng alcaloid toàn phần lên tới 5,23%, trong đó có 2,81% và strychnin 2,37 – 2,43%, ngoài ra còn có rất nhiều nhựa.

5. Công dụng và liều dùng

Hoàng nàn là một vị thuốc rất độc, do dó khi dùng phải chế biến để giảm độc. Hoàng nàn chế được dùng để chứa chó dại cắn, chữa phong, ghẻ và một số bệnh ngoài da khó chữa. Ngoài ra, trong một số đơn thuốc chữa thấp khớp có người đã dùng vị hoàng nàn. Liều tối đa: 0,1g/lần; 0,40g/24 giờ. Một vài nơi còn dùng hoàng nàn chế làm thuốc cường dương, kích thích sinh dục con cái.

CÂY LÁ NGÓN

Tên khoa học của cây lá ngón là: Gelsemium elegans Benth. Họ: Mã tiền (Loganiaceae).

Hình 6.23. Cây Lá Ngón Gelsemium elegans Benth

1. Đặc điểm thực vật và phân bố

Cây lá ngón là cây mọc leo, thân và cành không có lông, trên thân hơi có khía dọc. Lá mọc đối, hình trứng, thuôn dài, hay hơi hình mác, mép nguyên, nhẵn, dài 7-12cm, rộng 2,5 – 5,5cm. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá, cành hoa màu vàng. Mùa hoa vào tháng 6 – 8 – 10. Quả nang, màu nâu, dài 1cm, rộng 0,5cm. Hạt nhỏ, quanh mép có rìa mỏng, nâu nhạt, hình thận.

Mọc hoang phổ biến ở miền rừng nước ta: Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Lạng Sơn, Hòa Bình, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, các tỉnh Tây Nguyên. Lá ngón còn có một số nước vùng nhiệt đới Châu Á (Trung Quốc) và ở Bắc Châu Mỹ.

2. Thành phần hóa học

Cây lá ngón các alcaloid: Kumin, kuminin, kuminicin, kumindin, trong đó kumin lá alcaloid chính.

3. Tác dụng và công dụng

Các alcaloid của cây lá ngón có độc tính rất mạnh. Nhân dân ta không dùng cây này làm thuốc, nhưng cần biết để tránh lấy lẫn vào những cây thuốc khác, gây độc chết người. Ở Trung Quốc, người ta dùng để chữa mụn nhọt độc, chữa vết thương do ngã hay bị đánh đòn. Cách dùng: gĩa nhỏ đắp ngoài hoặc sắc lấy nước rửa chỗ đau.

Ngộ độc: nôn mửa, hôn mê, giãn đồng tử, ngạt hô hấp, các cơ bị mềm nhũn, đau bụng dữ dội, chảy máu dạ dày, ruột.

Cấp cứu; phải lập tức sử dụng phương pháp tổng hợp, lúc đầu rửa dạ dày, duy trì nhiệt độ, hô hấp nhân tạo, dùng thuốc kích thích, đồng thời tùy hiện tượng mà xử lý cho thích hợp.

BA GẠC

Rauvolfic verticillata (lour). Baill

Hình 6.24. Ba Gạc

Rauvolfic verticillata (lour). Baill Có nhiều loại ba gạc. Ở Việt Nam hiện nay có các loài ba gạc sau: Rauvolfic verticillata (lour). Baill. (ba gạc Việt Nam).

- Rauvolfua tetraphylla L. (= R.canescens L; R. heterophylla Roem. et Schunt). - Rauvolfia cambodiana Bierre ex Pitarid (ba gạc lá to).

- Rauvolffia indochinensis Pichon (=R. littoraliss pierre ex Pitard) ( Ba gạc lá nhỏ). Họ trúc đào – Apocynaceae.

1. Đặc điểm thực vật

R. verticillata: Cây nhỏ, cao 1–1,50m, cành non dẹt. Lá mọc vòng 3 – 4 cũng có khi mọc đối, phiến lá hình mác dài. Hoa trằng mọc thành chùm dạng tán kép. Đài 5, ống hình chuông rất ngắn. Tràng 5, ống thường hơi cong, ở họng có lông. Nhị 5, đính ở trên ống tràng. Đĩa mật hình nhẫn ngắn. Bầu có hai lá noãn rõ. Quả hạch số 2, khi chín có màu đỏ tươi.

2. Phân bố, trồng hái và chế biến

Ba gạc Việt Nam mọc hoang ở nhiều vùng núi Việt Nam: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Thanh Hóa…

Ba gạc 4 lá mới phát hiện thấy mọc hoang ở Phú Thọ.

Ba gạc lá to có ở Lâm Đồng, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc. Ba gạc lá nhỏ mọc ở đảo Phú Quốc, An Giang, Bình Định.

Ba gạc Ấn Độ và ba gạc Cu Ba là những cây di thực. Gần đây mới phát hiện thấy ba gạc Ấn Độ có mọc hoang ở Đắc Lắc.

Ba gạc trồng bằng hạt, cũng có thể trồng bằng thân hay rễ. Trồng càng lâu năm càng to nhưng thường sau 1 năm rưỡi, hoặc 2 năm thì thu hoạch.

Có thể thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa thu, đông. Đào rễ về rửa sạch đất rồi phơi khô hay sấy khô. Cần chú ý bảo vệ lớp vỏ, vì ở lớp vỏ chứa nhiều hoạt chất.

3. Bộ phận dùng

Rễ (Radix Rauvolfiae)

Rễ hình trụ, thường cong queo, ít phân nhánh, dài khoảng 40cm, đường kính 1 – 2cm. Phía trên có khi còn sót lại một đoạn gốc khoảng 2 – 3cm. Mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, có những đường nứt dọc. Vỏ mềm, mỏng, có chỗ bị bong ra, để lộ gỗ rất min. Chất cứng chắc, khó bẻ gãy, không mùi, vị đắng.

4. Thành phần hóa học

Hoạt chất trong rễ ba gạc là alcaloid, tập trung ở vỏ rễ.

Trong rễ ba gạc Ấn Độ chứa 1,5 -3% alcaloid. Tới nay đã phân lập được 50 alcaloid, nhiều alcaloid là những đồng phân lập thể.

5. Tác dụng và công dụng

Reserpin được gọi là hoạt chất quan trọng nhất của ba gạc. Reserpin có tác dụng làm hạ huyết áp. Tác dụng này xuất hiện chậm và kéo dài. Cơ chế tác dụng hạ huýêt áp là do làm cạn dần kho dự trữ chất truyền trung gian noradrenalin trong các dây thần kinh giao cảm, được coi như cắt hệ thần kinh giao cảm bằng hóa chất. Đối với hệ thần kinh trung ương, reserpin có tác dụng ức chế, gây an thần rõ rệt giống như các dẫn chất phenothiazin. Ngoài ra, reserpin còn có tác dụng thu nhỏ đồng tử, làm sa mi mắt, tăng cường nhu động ruột, tăng cường tiết dịch vị gây viêm loét dạ dày, tá tràng.

Liều LD50 của reserpin bằng đường tiêm tĩnh mạch trên chuột cống trắng 1,6mg/kg, trên chuột nhắt trắng là 500mg/kg.

- Rescinnamin cũng có tác dụng gần giống như reserpin nhưng có nghiên cứu cho rằng thuốc có tác dụng an thần kém hơn.

Tác dụng hạ huyết áp, có nghiên cứu cho rằng thuốc có tác dụng ức chế tim, gây ngủ, có độ độc tương đối cao.

- Serpentin có tác dụng hạ huyết áp và ức chế hoạt động của ruột, cũng có tác dụng chống rung tim, nhưng serpetin độc hơn ajmalin.

- Raubasin có tác dụng làm giảm sức cản ở các động mạch nhỏ nên tăng cường lượng máu cung cấp cho các mô.

Tên khoa học của cây dừa cạn – Ctharanthus roseus (L.) G. Don (Vinca rosea L.) họ Trúc đào (Apocynaceae)

Cây dừa cạn còn gọi là trường xuân hoa, dừa tây, bông dừa, hải đằng.

Hình 6.25.Cây Dừa Cạn Ctharanthus roseus (L.)

Cây dừa cạn còn gọi là trường xuân hoa, dừa tây, bông dừa, hải đằng.

1. Đặc điểm thực vật

Dừa cạn là cây thuộc thảo, sống nhiều năm, cao 40 – 80cm, cành thẳng đứng. Lá mọc đối, thuôn dài, đầu hơi nhọn, phía cuống hẹp, nhọn, dài 3 – 8cm, rộng 1 – 1,25cm, không có nhựa mủ. Hoa trắng hoặc hơi hồng mọc riêng lẻ ở ké lá, đài hợp thành ống ngắn. Tràng hoa hình đinh. Phiến lá có 5 thùy, 4 nhị đính trên tràng, 2 lá noãn họp ngắn hợp với nhau ở vòi. Quả gồm hai đại, dài 2,5 – 5cm, rộng 2 – 3cm, mọc thẳng đứng hơi ngả sang hai bên, trong có 12 – 20 hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình trứng, trên mặt có những mụn nổi thành hàng dọc. Mùa hoa, gần như quanh năm.

2. Phân bố và trồng hái

Dừa cạn có nguồn gốc ở đảo Madagatca, mọc hoang và được trồng ở nhiều nước nhiệt đới. Ở nước ta dừa cạn mọc hoang và trồng làm cảnh ở nhiều tỉnh, cây mọc nhiều ở các tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến Kiên Giang, đảo Phú Quốc và Côn Đảo, có nhiều ở Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên. Trồng bằng hạt, thu hái cành mang lá và hoa về phơi hay sấy khô.

3. Bộ phận dùng

Lá ( Folium Catharanthi) đã phơi hay sấy khô - Ngoài ra còn dùng rễ ( Radix Cartharnthi)

4. Tác dụng và công dụng

Cao lỏng dừa cạn có tác dụng hạ huyết áp, an thần, gây ngủ, và có độc tính nhẹ.

- Vinblastin và vicrisstin có tác dụng chống ung thư trên mô thực nghiệm, đặc biệt tác dụng chống bệnh bạch cầu. Hai alcaoid này tuy độc tính và tác dụng có khác nhau chút ít nhưng đều được dùng để điều trị bệnh ung thư biểu bì mô, đặc biệt đối với bệnh lympho hạt, bệnh bạch cầu.

Vinblastin sulffat, lọ bột đông khô pha tiêm tĩnh mạch 10mg. Vincristin sulfat, lọ bột để pha tiêm tĩnh mạch 1mg.

- Ngoài ra, dược liệu được dùng để chưa bệnh bế kinh, huyết áp cao, chữa tiêu hóa kém và lỵ. Ngày dùng 8 – 12g dạng thuốc sắc. Vinca (3mg alcaloid toàn phần/1 viên), uống 2 – 3 viên x 2 lần trong ngày chữa bệnh huyết áp cao.

- Rễ dừa cạn được dùng làm nguyên liệu chiết xuất ajmalicin.

LẠC TIÊN

Có nhiều loài lạc tiên như:

Passiflora foetida L. (= P. hispida DC)

Thuộc họ Lạc tiên – Passifloraceae. Cây lạc tiên còn gọi là: Hồng tiên, dây nhãn lồng, lồng đèn.

1. Đặc điểm thực vật và phân bố

Hình 6.26. Cây Lạc Tiên Passiflora foetida L

Cây mọc leo, thân mềm mang nhiều lông thưa và mềm. Lá mọc cách có nhiều lông dính. Phiến lá có ba thùy, thùy giữa lớn hơn hai thùy bên, mép có răng cưa nhỏ. Cuống lá không có tuyến mật. Có lá kèm nhỏ. Tua cuốn và mọc ở l kẽ lá. Hoa mọc riêng lẻ, to, đều, lưỡng tính. Có tổng bao gồm 3 lá bắc với nhau chia thành những sợi nhỏ như sợi tóc về sau tồn tại ở gốc quả. Ở gốc tràng có hai vòng phần phụ hình sợi màu tím, 5 nhị. Đài hợp 5 răng, 5 cánh, bầu thường nhẵn, một ô, dĩnh noãn bên mang 3 vòi, nhị và nhụy đặt ở trên một cuống nhị nhụy. Quả mọng, hình trứng khi chín có màu vàng, nhiều hạt và có áo hạt, thơm, ăn được.

2. Bộ phận dùng và chế biến

Quả chín dùng để ăn và làm nước giải khát. - Phần trên mặt đất của cây (Herba Passiflorae).

Thu hái quanh năm, hái về phơi hay sấy khô. Có thể nấu cao hay pha cồn thuốc (1/5) với cồn 600.

3. Thành phần hóa học

Trong P.incarnata có 0,09% alcaloid toàn phần (tính theo harman) gồm harman, harmin, harmol và harmalol, harmalin.

4. Tác dụng và công dụng

Các alcaloid có nhân harman có tác dụng an thần gây ngủ, tác dụng của dung dịch alcaloid toàn phần chiết từ cây lạc tiên được làm thuốc ở Việt Nam cho thấy chúng có tác dụng ngăn cản hoạt động do caphein và kéo dài thời gian gây ngủ.

Lạc tiên được dùng làm thuốc an thần chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh, động kinh, co giật.

Dùng dưới dạng cao hay siro thường phối hợp với các vị thuốc khác như lá vông, tâm sen, lá dâu, long nhãn…

DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID CÓ NHÂN QUINAZOLINTHƯỜNG SƠN THƯỜNG SƠN

Tên khoa học của cây thường sơn: Dichroa febrifuga Lour; họ Tú cầu (= họ thường sơn – hydrangeaceae).

Hình 6.27. Cây Thường Sơn Dichroa febrifuga Lour.

Thường sơn còn gọi là hoàng thường sơn, thực tất, áp niệu thảo, kẻ niệu thảo.

Một phần của tài liệu DƯỢC LIỆU THÚ Y pot (Trang 113 - 117)