Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Truyền thông Marketing nhằm thay đổi nhận thức của khách hàng về thương hiệu Hải Hà – Kotobuki (Trang 33 - 35)

1. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài công ty

1.1 Môi trường vĩ mô

Cũng như các ngành nghề kinh doanh khác, ngành hàng bánh kẹo cũng chịu sự tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, bởi vậy sự hoạt động và cạnh tranh của liên doanh Hải Hà – Kotobuki cùng với các công ty khác được đặt trong một môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp, công nghệ… mang tính xác định cụ thể.

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay được đánh giá là một trong những nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và có nhiều bước tiến dài so với thời kỳ trong quá khứ, điều này được minh chứng bằng tốc độ tăng trưởng liên tục trên 8,5% trong những năm vừa qua, cũng như sự đóng góp vào ngân sách ngày càng lớn của các thành phần kinh tế. Ngoài ra, Việt Nam còn đang trở thành một điểm thu hút đầu tư thu hút, hấp dẫn đối với nhiều tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Bên cạnh môi trường luật pháp và chính trị sẵn có và tương đối ổn định, minh bạch thì những điều này đã góp phần tạo nên một môi trường kinh tế năng động, cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước cùng hoạt động. Hải Hà – Kotobuki hoàn toàn bình đẳng với các doanh nghiệp trong cùng hoặc ngoài ngành khi hoạt động, sản xuất kinh doanh trong điều kiện thị trường như hiện nay, do vậy, bình đẳng ngay cả khi thực hiện các hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu của mình tới các đối tượng khách hàng.

Cũng trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển ngày càng mạnh mẽ, việc sử dụng các phương tiện truyền thông ngày càng trở nên phổ biến bởi khả năng truyền tải thông điệp (gồm cả hình ảnh và âm thanh) với tốc độ nhanh chóng, hướng tới phạm vi rộng rãi hơn, và do vậy, các công ty đều sử dụng những phương tiện này như một công cụ không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh, cụ thể là hoạt động truyền thông của mình. Internet, công nghệ in màu rõ nét, truyền hình, radio… đã hỗ trợ rất nhiều cho các công ty trong công tác truyền tải thông điệp đến công chúng mục tiêu, dẫn đến sự tác động đến nhận thức, lưu giữ trong trí nhớ của họ những thông hình, hình ảnh gắn liền với từng công ty. Hải Hà – Kotobuki không đứng ngoài xu hướng này khi lựa chọn cho mình các phương tiện phù hợp và hữu ích để sử dụng khi truyền tải thông điệp đến khách hàng.

Văn hóa trong truyền thông cũng là một vấn đề quan trọng được cân nhắc trước khi các công ty đưa ra các chương trình truyền thông cho bản thân công ty của mình. Và một vấn đề tất yếu là chỉ khi chương trình truyền thông với nội dung và hình thức thực sự phù hợp với văn hóa ở thị trường sở tại thì mới được khách hàng đón nhận, chấp nhận và hưởng ứng. Đối với liên doanh Hải Hà – Kotobuki, vì là một liên doanh với tập đoàn kinh tế của Nhật Bản nên trong nội dung truyền thông ít nhiều có nhắc

đến yếu tố Nhật Bản, do vậy, ngoài sự cần thiết đảm bảo thông điệp truyền tải phù hợp với văn hóa Việt Nam thì cũng phù hợp phần nào với tư tưởng đối tác liên doanh của mình.

Như vậy, bản thân hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động truyền thông của công ty nói riêng luôn nằm trong một môi trường vĩ mô các nhân tố chi phối nhất định, điều này không những mang đến những cơ sở thuận lợi mà còn đặt ra giới hạn, áp lực cạnh tranh để việc thực hiện, tổ chức các hoạt động này đạt được sự đón nhận rộng rãi trong khách hàng, từ đó mang lại hiệu quả về lợi ích kinh tế và uy tín thương hiệu cho công ty.

Một phần của tài liệu Truyền thông Marketing nhằm thay đổi nhận thức của khách hàng về thương hiệu Hải Hà – Kotobuki (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w