2. Các biện pháp cụ thể
2.5 Về quan hệ công chúng
Xây dựng thương hiệu thông qua việc tham gia hội chợ triển lãm luôn đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng, nhằm mục đích cung cấp một giao diện thương hiệu thân thiện về hình ảnh của công ty. Do vậy, trong thời gian tới, công ty nên chủ động tìm kiếm cơ hội tham gia hội chợ ngoài hội chợ Xuân tham gia hàng năm. Khâu trưng bày, trang trí gian hàng hội chợ cũng cần được đầu tư nhiều hơn để ít nhất tránh sự “lép vế” so với gian hàng của Haihaco, điều này không những sẽ gây được ấn tượng, thu hút khách vào gian hàng mà còn thôi thúc họ tìm hiểu, ghi nhớ thương hiệu nhiều hơn.
Vào dịp kỉ niệm ngày thành lập, công ty nên tổ chức chương trình mang tính chất giao lưu với khách hàng đồng loạt tại các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm vào một khoảng thời gian (xem xét khoảng thời gian đông khách nhất đối với mỗi cửa hàng), ban lãnh đạo của công ty đến một số cửa hàng để gặp gỡ với nhân viên, với khách hàng. Chương trình này thu hút khách hàng bằng cách mở nhạc vui nhộn, treo băng rôn “Cùng chúc mừng sinh nhật Hải Hà – Kotobuki… tuổi” tại cửa hàng. Khách hàng khi mua sản phẩm với giá trị trên 40.000VNĐ, nếu trả lời đúng câu hỏi về Hải Hà – Kotobuki sẽ được bốc thăm trúng thưởng: phiếu giảm giá 10%
cho đợt mua hàng sau, tặng dây đeo chìa khóa, tặng bút bi, giỏ quà gồm các sản phẩm của Hải Hà – Kotobuki và phần thưởng rất có giá trị như tivi, nồi cơm điện…
Công ty tham gia một số chương trình quyên góp từ thiện như “Vì người nghèo”, “Một trái tim, một thế giới”… đây cũng là cơ hội “được” đưa tên thương hiệu lên truyền hình, báo chí... Lãnh đạo công ty cử một đại diện đến đăng ký làm từ thiện với những số tiền nhất định, thông thường, tên của những cá nhân, tổ chức làm từ thiện sẽ được đăng tải trên truyền hình, báo chí hoặc các trang web.