Kế toán chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh (Trang 39 - 51)

2.1.4.1. Nội dung

CP sản xuất chung là tất cả các chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. hay nói cách khác đây chính là những chi phí để phục vụ cho hoạt động của các phân xưởng, chính vì vậy mà tại công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp và phân bổ cho từng phân xưởng.

Những chi phí sản xuất chung trực tiếp cho từng phân xưởng thì được tách ra cho từng phân xưởng như lương quản đốc, các khoản trích theo lương cho cán bộ quản lý mỗi phân xưởng. Những chi phí sản xuất chung phát sinh cho cả 2 phân xưởng như chi phí điện nước, cơ khí… thì được tập hợp rồi phân bổ theo tiêu thức thích hợp.

a. Các yếu tố chi phí cấu thành chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là khoản mục chi phí có nhiều yếu tố cấu thành chính vì vậy mà việc quản lí và hạch toán các yếu tố chi phí này phức tạp và khó khăn hơn các loại chi phí khác.

Tại công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh, chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố sau:

- Chi phí nhân viên phản ánh chi phí về lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng (quản đốc, phó quản đốc, thủ kho, bảo vệ của phân xưởng…) và các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trích theo tỉ lệ tiền lương phát sinh.

- Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm các khoản chi phí về vật liệu sản xuất chung cho phân xưởng như xuất sữa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà cửa kho tàng , các chi phí vật liệu cho quản lý phân xưởng (giấy bút, văn phòng phẩm…)

- Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất: là những chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất dùng trong phân xưởng.

- Chi phí khấu hao: là chi phí khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng… tại phân xưởng sản xuất.

- CP dịch vụ mua ngoài: bao gồm những chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất của các phân xưởng như tiền điện, nước, điện thoại …

- Các chi phí bằng tiền khác: là các chi phí khác ngoài các chi phí kể trên ví dụ như chi phí hội nghị, tiếp tân, lễ khách, giao dịch… của các phân xưởng sản xuất.

b. Phân bổ chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung gián tiếp của hai phân xưởng sau khi được tập hợp lại thì sẽ được phân bổ. Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung gián tiếp tại công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh là số giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất.

CPSXC phân xưởng thuốc

= CPSX chung gián tiếp × Số giờ làm việc thực tế của phân xưởng Tổng số giờ làm việc thực tế

của công nhân SX 2 PX

Tại mỗi phân xưởng thì chi phí sản xuất chung lại được phân bổ thêm 1 lần nữa cho các sản phẩm theo tiêu thức số giờ công lao động thực tế nhằm mục đích tính giá thành sản phẩm.

2.1.4.2. Tài khoản sử dụng

TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh.

Bên Có: Gồm các khoản ghi giảm CPSX chung và kết chuyển (phân bổ) chi phí sản xuất chung.

TK 627 cuối kì không có số dư do đã kết chuyển (phân bổ) cho từng phân xưởng, từng sản phẩm.

Tại công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh tài khoản 627 được chi tiết đến tài khoản cấp 4. Hệ thống tài khoản chi tiết như sau:

- Chi tiết cấp 2:

+ TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng + TK 6272 – Chi phí vật liệu

+ TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất + TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ + TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác - Chi tiết TK cấp 3

+ TK 62711 – Chi phí nhân viên phân xưởng thuốc viên + TK 62712 – Chi phí nhân viên phân xưởng thuốc ống + TK 62721 – Chi phí vật liệu phân xưởng thuốc viên + TK 62722 – Chi phí vật liệu phân xưởng thuốc ống

+ TK 62731 – Chi phí dụng cụ sản xuất phân xưởng thuốc viên + TK 62732 – Chi phí dụng cụ sản xuất phân xưởng thuốc ống

………. - Chi tiết TK cấp 4: chi tiết cho từng sản phẩm

2.1.4.3. Quy trình ghi sổ chi tiết

a. Đối với CP nhân viên phân xưởng

CP nhân viên phân xưởng tại công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh bao gồm lương chính, lương phụ, phụ cấp, các khoản trích theo lương của cán bộ phân xưởng. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương chịu trách nhiệm tập hợp chi phí nhân

viên phân xưởng này theo từng phân xưởng để sau đó phân bổ cho các sản phẩm nhằm cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm và ghi vào sổ kế toán.

Ví dụ trong tháng 5/2009 quản đốc Trần Văn Hợp có hệ số cấp bậc 3,75; số ngày làm việc thực tế là 27 ngày. Lương phụ là 500000 đồng, phụ cấp 400000 đồng. Các khoản khấu trừ là 250000. Như vậy thu nhập của ông Hợp sẽ là:

650000×3,75 ×27/27 + 500000 + 400000 – 250000 = 3087500 (đồng)

b. Đối với chi phí vật liệu

Tại công ty cổ phần Dược Hà Tính, chi phí vật liệu sản xuất chung bao gồm các vật liệu xuất dùng để khắc phục sự cố, sửa chữa máy móc … Khi xuất dùng các vật liệu này thì thủ kho sẽ lập phiếu lĩnh vật tư và phiếu này được nộp cho kế toán dùng làm căn cứ để lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho từng phân xưởng.

c.Đối với chi phí dụng cụ sản xuất chung

Công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất có thể được xuất dùng 1 lần hoặc phân bổ nhiều lần. Đối với khoản mục chi phí này thì căn cứ vào phiếu đề nghị xuất kho, phiếu xuất kho kế toán sẽ tính và phân bổ cho các phân xưởng, các sản phẩm theo tiêu thức thời gian lao động thực tế.

Biểu 2.14

CÔNG TY CP DƯỢC HÀ TĨNH 167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh

BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ-DỤNG CỤ

Tháng 5 năm 2009

Tại phân xưởng sản xuất công ty CP Dược Hà Tĩnh Đơn vị: đồng

ST T

Khoản mục Số tiến Phân xưởng

Thuốc viên Thuốc tiêm 1 Chi phí nguyên vật liệu phục

vụ sản xuất 10690548 72039880 34050668

2 Chi phí công cụ dụng cụ phục

vụ sản xuất 12346251 83051988 39094263

Cộng 23036799 155091868 73144931

Người lập bảng Ngày 31 tháng 5 năm 2009

Kế toán trưởng

b. Đối với chi phí khấu hao TSCĐ

Tại công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh, các TSCĐ dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất có giá trị rất lớn. Đó là các dây chuyền công nghệ sản xuất thuốc hiện đại , máy móc thiết bị, nhà xưởng tiêu chuẩn GMP, GLP và GSP. Ngay từ những năm 2000 Công ty đã đầu tư hàng chục tỷ đồng mua sắm nhiều trang thiết bị hiện đại như: Máy sấy tầng sôi, máy dập viên, máy ép vĩ, máy đóng vỏ nang, máy bao fim ... Với những trang thiết bị này các sản phẩm của Công ty luôn đạt chất lượng cao, thoả mãn những tiêu chuẩn đặc thù của ngành.

TSCĐ được trích khấu hao nhằm đưa vào chi phí sản xuất các hao mòn của máy móc, thiết bị, nhà xưởng… nhằm tạo nguồn vố tái đầu tư cho tài sản cố định. Hằng

năm công ty căn cứ vào hao mòn lũy kế và giá trị còn lại của TSCĐ để đánh giá và có kế hoạch lắp đặt, sửa chữa máy móc đáp ứng yêu cầu sản xuất.

CP khấu hao TSCĐ là loại chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong khoản mục chi phí sản xuất chung của công ty vì vậy công ty cần có phương pháp đánh giá số năm sử dụng cũng như phương pháp khấu hao thích hợp để đảm bảo việc thu hồi vốn nhanh, đầy đủ phù hợp với khả năng trang trải của doanh nghiệp đồng thời kích thích sản xuất kinh doanh.

Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh sử dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng để tính giá trị hao mòn của TSCĐ. Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, mức khấu hao năm của một TSCĐ được tính theo công thức sau:

Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ× Tỉ lệ khấu hao năm

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao năm = × 100%

Hàng tháng kế toán căn cứ vào Bảng đăng ký mức trích khấu hao TSCĐ để mức tính KHTSCĐ cho từng loại TSCĐ trên cơ sở đó tổng hợp rồi phân bổ khấu hao TSCĐ cho từng đối tượng.

Ví dụ: Căn cứ mức trích khấu hao TSCĐ kế toán tính mức trích khấu hao cho tháng 5 năm 2009 cho từng tài sản và ghi vào sổ TSCĐ, trên cơ sở đó lập bảng tổng hợp rồi phân bổ khấu hao TSCĐ cho các đối tượng như sau:

Biểu 2.15

CÔNG TY CP DƯỢC HÀ TĨNH 167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh

(Trích) BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO

Tháng 5 năm 2009

Tại phân xưởng sản xuất công ty CP Dược Hà Tĩnh Đơn vị: 1000 đồng S T T Chỉ tiêu TLKH/ Số năm sử dụng

Nguyên giá Số khấu hao TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ tại PX Thuốc viên Thuốc ống

A B 1 2 3 4 5

1 Nhà cửa, vật kiến trúc 20 3200000 13330 8250 5080

2 Máy móc thiết bị 5% 7500000 31250 25000 6250

3 Phương tiện vận tải 10% 700000 5830 3500 2330

… …… …. …. …. …. …

Cộng 97280 69250 28030

Người lập bảng Ngày 31 tháng 5 năm 2009

Kế toán trưởng

e. Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài

Hàng tháng căn cứ vào các hoá đơn thu tiền, điện thoại, tiền nước… của nhà cung cấp kế toán ghi chi tiết theo nơi phát sinh các dịch vụ đó. Sau khi nhận được giấy báo trả tiền các nhà cung cấp dịch vụ kế toán tập hợp và phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho các đối tượng sử dụng như khu vực văn phòng và khu vực nhà xưởng.

CP này phát sinh chung toàn phân xưởng nên kế toán sẽ dùng tiêu thức số ngày làm việc thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm để phân bổ cho 2 phân xưởng thuốc tiếm và thuốc ống. Cũng từ đó, kế toán tiếp tục phân bổ cho các

sản phẩm tại mỗi phân xưởng theo tiêu thức tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.

f. Đối với các chi phí bằng tiền khác

Kế toán cũng tiến hành tập hợp và phân bổ tương tự như trên.

Căn cứ vào các bảng tập hợp chi phí, bảng phân bổ của các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất chung trên kế toán tiến hành lập sổ chi tiết TK 627.

Biểu 2.16

CÔNG TY CP DƯỢC HÀ TĨNH 167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh

(Trích) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 627 – CPSXC Tháng 5 năm 2009

Tại phân xưởng thuốc viên

Đơn vị: VND NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải SH TK đối Số tiền Trong đó SH NT CP NVL CPNV PX CP DC CP KHTSCĐ CP dịch vụ CP bằng tiền khác A B C D E 1 2 3 4 5 6 7 31/5 5.03 02/05 Xuất vật liệu phục vụ SX 152 2403436 2403436 31/5 HĐ07

0 09/05 Động lực mua ngoài dùng cho SX 331 2500000 2500000

31/5 5.04 10/5 Xuất dụng cụ sửa chữa dây chuyền SX 153 8250000 8250000 31/5 HĐ15

2 10/5 Tiền điện thoại của phân xưởng 331 2230000

31/5 HĐ

911 10/5 Tiền điện phải trả cho nhà cung cấp 331 132750000 132750000

31/5 5.05 31/5 Khấu hao TSCĐ 214 69250000 69250000

… ….. …. …………. … … … … … … … …

Cộng phát sinh Nợ 996826127 72039880 35250000 83051988 69250000 30025259 28850000

Ghi Có TK 627 154 996826127

Người lập bảng Kế toán trưởng Ngày 31 tháng 5 năm 2009 Giám đốc

Do TK 627 chỉ chi tiết đến từng phân xưởng nên nhằm cung cấp thông tin cho việc tính giá thành sản phẩm thì kế toán tiến hành phân bổ CPSXC cho từng sản phẩm theo tiêu thức số giờ công lao động trực tiếp.

Ví dụ: Tính CPSXC phân bổ cho sản phẩm Vitamin C:

Tổng CPSXC phát sinh trong tháng 5 tại phân xưởng thuốc viên là 996826127 đồng.

Số giờ công thực tế phát sinh trong tháng 5 tại phân xưởng thuốc viên là: 43680 h. Số giờ công thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm Vitamin C là 1046h.

Trong tháng 5/2009, chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm vitamin C là 996826127×1046/43680 = 23152475 (đồng)

2.1.4.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp

Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán, bảng tổng hợp các chứng từ kế toán kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ:

Ví dụ:

Biểu 2.17

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HÀ TĨNH Mẫu số S02a – DN

167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC)

CHỨNG TỪ GHI SỔ

Số: 101

Từ 20/5/2009 đến 31/5/2009

Đơn vị tính: 1000 VND

Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú

Nợ Có

Xuất NVL phục vụ SX 627 152 98760

Trả lương nhân viên phân xưởng thuốc ống 627 334 11500

Khấu hao TSCĐ 627 214 97280

………. …. …. …. ……

Cộng 238540

Kèm theo 4 chứng từ gốc

Người lập Ngày 31 tháng 5 năm 2009

Sau đó kế toán tiến hành ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ:

Biểu 2.18

CÔNG TY CP DƯỢC HÀ TĨNH Mẫu số S02b – DN

167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC)

(Trích) SỔ ĐĂNG KÍ CHỨNG TỪ GHI SỔ

Tháng 5 năm 2009 Đơn vị: 1000 đồng

Chứng từ ghi sổ Số tiền Ghi chú

Số hiệu Ngày, tháng A B 1 C ….. … … …. 99 20/5 743000 100 20/5 26150 101 31/5 238540 … … … ….

Người lập sổ Ngày 31 tháng 5 năm 2009

Kế toán trưởng

Biểu 2.19:

CÔNG TY CP DƯỢC HÀ TĨNH Mẫu số S02b – DN

167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC)

(Trích) SỔ CÁI Tháng 5 năm 2009

Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Số hiệu: TK 627

Đơn vị: 1000 VND Ngày tháng

ghi sổ

Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Nợ A B C D E 1 2 G 31/5 100 20/5 Xuất vật liệu phục vụ SX 152 2480 31/5 101 31/5 Xuất NVL phục vụ SX 152 98760 31/5 101 31/5 Trả lương nhân viên

phân xưởng thuốc ống 334 11500 31/5 101 31/5 Động lực mua ngoài

dùng cho SX 331 285750 31/5 101 31/5 Xuất dụng cụ sửa chữa

dây chuyền SX 153 18970 31/5 101 31/5 Tiền điện thoại của

phân xưởng 331 5340 31/5 101 31/5 Khấu hao TSCĐ 214 97280

Kết chuyển CPSXC 154 1896324 Cộng phát sinh 1896324 1896324

Sổ này có 4 trang, đánh số thứ tự từ trang 01 đến trang 04 Ngày mở sổ 31/5/2009

Người ghi sổ Kế toán trưởng Ngày 31 tháng 5 năm 2009

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh (Trang 39 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w