1.Gia tăng tự nhiên
a.Tỉ suất sinh thô: Tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm (đơn vị:‰)
- Nguyên nhân: sinh học, tự nhiên, tâm lí xã hội, hoàn cảnh kinh tế, chính sách phát triển dân số. -TLCH: Tỉ suất sinh thô xu hướng giảm mạnh, ở các nước phát triển giảm nhanh hơn, nhóm nước đang phát triển cao hơn nhóm phát triển.
b.Tỉ suất tử thô:Tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm(đơn vị:‰)
-Tỉ suất tử thô có xu hướng giảm rõ rệt(tuổi thọ TB tăng),mức chênh lệch tỉ suất tử thô giữa các nhóm nước không lớn như tỉ suất sinh thô. - Nguyên nhân: Do đặc điểm KT-XH, chiến tranh, thiên tai,...
(t:tổng số người chết trong năm,Dtb:dân số tb năm đó) Tg= S-T hoặc Tg% = 10 T S−
*Năm 1950-2005:Tại sao trước đây tỉ suất tử thô của các nước phát triển nhỏ hơn các nước đang phát triển, nhưng hiện nay tỉ suất tử thô nước phát triển lại lớn hơn các nước đang phát triển: Vì quy mô dân số của các nước phát triển đã ổn định, tỉ lệ người trên độ tuổi lao động cao; ngược lại số dân của các nước đang phát triển vẫn ngày càng tăng, tỉ lệ người trên độ tuổi lao động nhỏ
* Tích hợpGDMT,GDDSSKSS,NLTK:Sức ép của dân số đến phát triển kinh tế- xã hội như việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên(than, điện, dầu,..)Từ đó đưa ra các biện pháp đúng đắn làm giảm gia tăng dân số ở địa phương và ủng hộ chính sách dân số của Nhà nước và địa phương( giáo viên liên hệ thực tế)
HĐ 3:Tìm hiểu gia tăng cơ học và gia tăng dân số(HS làm việc cá nhân: 10phút)
Bước 1: GV yêu cầu HS trình bày những ý chính của mục
Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức và đưa ra công thức tính, hướng dẫn HS làm ví dụ
*Công thức tính xuất cư, nhập cư: Nc = N
Dtb; Xc = X Dtb
Gia tăng dân số: G=Nc-Xc hay G= N X Dtb
−
c.Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên(Tg)
- Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tử thô, coi là động lực phát triển dân số (đơn vị: %) - Có 5 nhóm:
+ Tg ≤ 0%: Nga, Đông Âu
+ Tg = 0,1-0,9%: Bắc Mĩ,Ôxtrâylia,TQ, Cadắctan, Tây Âu
+Tg =1 -1,9%:Việt Nam,Ấn Độ,Bra xin, Mêhicô, Angiêri,..
+Tg=2-2,9%:Đa số các nước ở châu Phi, Ảrậpxêút,Pakíttan,Ápganixtan,Vêlêduêla,
Bôlivia,..
+Tg≥3%:Côngô,Mali,Yêmen,Mađagaxca
d. Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
-Gây sức ép lớn đối với phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường
2. Gia tăng cơ học: Sự chênh lệch giữa số ngườixuất cư và nhập cư. xuất cư và nhập cư.
- Có ý nghĩa quan trọng đối với từng khu vực, từng quốc gia,trên phạm vi toàn thế giới, không ảnh hưởng đến quy mô DS.
- Nguyên nhân:Lực hút: đất đai màu mỡ, dễ kiếm việc làm; Lực đẩy: điều kiện sống khó khăn, thu nhập thấp
3. Gia tăng dân số:Tỉ suất gia tăng dân số bằngtổng số của tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tổng số của tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học.(đơn vị%)
c.Củng cố – luyện tập: (1 phút) Cần nắm được những nội dung chính của bài gồm 2 phần lớn
d.Hướng dẫn học sinh học ở nhà:(1 phút)Hướng dẫn hoàn thiện bài trang 86 SGK
*Công thức tính bài 1:X=X0(1+2%)n,(X0 là dân số năm cho,X là dân số năm chưa biết,n là khoảng cách năm), kết quả:918,7(1995),955,8(1997),975(1998), 1014,4(2000),1119,7(2005)
Ngày dạy Tại lớp 10A
TIẾT 26: BÀI 23: CƠ CẤU DÂN SỐ 1.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần: 1.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần:
a.Kiến thức:
-Hiểu và trình bày được cơ cấu sinh học(tuổi, giới tính) và cơ cấu xã hội(lao động, trình độ văn hóa) của dân số.
-Tích hợp GDDSSKSS:Những thuận lợi và khó khăn của nhóm “cơ cấu dân số trẻ”, và “cơ cấu dân số già” trong việc phát triển kinh tế, giáo dục và chăm sóc sức khỏe; Dân số hoạt động, dân số phụ thuộc và mối quan hệ với vấn đề lao động và việc làm; Sự khác biệt về cơ cấu lao động theo các khu vực kinh tế giữa các nhóm nước,...
b. Kĩ năng:
-Kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích biểu đồ và bảng số liệu về dân số
-Tích hợp GDDS:Vẽ và phân tích tháp dân số, so sánh và giải thích cơ cấu LĐ giữa của các nước.
c. Thái độ: -Học sinh nhận thức được DS nước ta là dân số trẻ ,nhu cầu về việc làm và giáo dục ngày càng lớn
-Tích hợp GDDS: Nhận thức được vai trò của giới trẻ đối với giáo dục, lao động và việc làm
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a.Giáo viên Bài soạn, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tích hợp, bảng phụ, bản đồ phân bố dân cư và các đô thị lớn trên thế giới.
b.Học sinh: SGK , vở ghi,...
3.Tiến trình dạy học:
a.Kiểm tra bài cũ-định hướng bài: (2 phút)
Kiểm tra:Kiểm tra bài tập cuối SGK
Định hướng bài:Hôm nay chúng ta đi tìm hiểu về cơ cấu dân số sinh học và cơ cấu dân số xã hội
b.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính
HĐ 1:Tìm hiểu cơ cấu sinh học (HS làm việc theo nhóm: 23 phút)
Bước 1: GV sơ qua về cơ cấu sinh học và chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể
Nhóm 1,2 nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới Nhóm 3,4 nghiên cứu cơ cấu DS theo độ tuổi *Yêu cầu nêu khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân,ảnh hưởng đến phát triển KT-XH
Bước 2: Đại diện HS trình bày, các nhóm khác bổ sung,GV chuẩn kiến thức(có cả công thức) *Ví dụ:DS Việt Nam 2004 là 82,07 triệu người, trong đó nam là 40,33 tr, nữ 41,74 tr. TNN= Dnam
Dnu ×100; TNN=
40,33
41,74×100=96,6% *Tỉ lệ nam so với tổng số dân
% nam=40,33
82,07×100= 49,1%
=> Có nghĩa là trung bình cứ 100 nữ thì có 96,6 nam, số nam ít hơn hơn nữ, cứ 100 người thì có 49,14 nam)
*Ba kiểu tháp:
Kiểu mở rộng: Đáy rộng, đỉnh nhọn, sườn thoải, thể hiện tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, tuổi thọ TB thấp, dân số tăng nhanh.
Kiểu thu hẹp: Có dạng phình to ở giữa, thu hẹp ở hai phía đỉnh và chân thể hiện sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già. Kiểu ổn định: Hẹp ở phần đáy và rộng hơn ở đỉnh thể hiện dân số ổn định cả về quy mô và cơ cấu.
*Ở các nước phát triển thường có cấu trúc dân số già, các nước đang phát triển thường có cấu trúc dân số trẻ
Nhóm tuổi Dân số già Dân số trẻ 1 <25% >35% 3 >15% <10%
*Tích hợp GDDS: Việt Nam năm 2005: Nhóm I: 27,0%;Nhóm II: 64,0%; Nhóm III: 9,0%=>nước ta thuộc dân số trẻ.
HĐ 2:Tìm hiểu cơ cấu xã hội (HS làm việc theo cặp: 17 phút)
Bước 1:GV yêu cầu HS trình bày những đặc
I.Cơ cấu sinh học
1.Cơ cấu dân số theo giới (đơn vị%)
-Khái niệm biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.
- Cơ cấu dân số theo giới có sự biến động theo thời gian, từng nước, từng khu vực: nước phát triển nữ nhiều hơn nam và ngược lại
-Nguyên nhân:Trình độ phát triển kinh tế, chuyển cư, tuổi thọ trung bình nữ lớn hơn nam
-TLCHT89: Ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, hoạch định chính sách phát triển kinh tế- xã hội của các quốc gia...
2. Cơ cấu dân số theo độ tuổi (đơn vị %)
-Khái niệm:Là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
-Ý nghĩa:Quan trọng vì thể hiện tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển của dân số và nguồn lao động của một nước.
- Có ba nhóm tuổi trên thế giới:
+Nhóm dưới tuổi lao động: 0 - 14 tuổi +Nhóm tuổi lao động:15 -59 (đến 64 t)
+ Nhóm trên tuổi lao động:Trên 60 (hoặc 65) tuổi - Ở Việt Nam:tuổi LĐ nam từ 15 đến hết 59 tuổi, nữ từ 15 đến hết hết 54 tuổi.
- Dân số trẻ: Độ tuổi 0 - 14 trên 35%. Tuổi 60 trở lên dưới 10%
+ Thuận lợi: Lao động dồi dào + Khó khăn: Sức ép dân số lớn
- Dân số già: Độ tuổi 0 - 14 dưới 25%. Tuổi 60 trở lên trên 15%
+Thuận lợi:Có nhiều kinh nghiệm, chất lượng cuộc sống cao
+Khó khăn:Thiếu nhân lực, phúc lợi lớn dành cho người già
- Tháp dân số (tháp tuổi)
+Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính.
+Có 3 kiểu tháp (mở rộng, thu hẹp, ổn định)
Qua tháp dân số biết được tình hình sinh, tử, gia tăng dân số, tuổi thọ trung bình.