BẢNG 8: TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI TÌNH HÌNH TIÊU THỤ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty Cổ phần dược và vật tư thú y (Trang 49 - 55)

III. Tình hình nhập khẩu và hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại hANVET.

1. Tình hình tổ chức hoạt động nhập khẩu.

BẢNG 8: TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI TÌNH HÌNH TIÊU THỤ

Chỉ tiêu Nhập khẩu Bán hàng nhập khẩu Kế hoạch (Ngh. đồng) Thực hiện (Ngh. đồng) %HTKH Kế hoạch (Ngh. đồng) Thực hiện (Ngh. đồng) %HTKH

Tổng giá trị Trong đó Bốn mặt hàng đại diện 1.Lactose 2.Sulfadiazine 3.Sulfadimidine 4.Gluco 12.384.000 475.200 116.640 483.840 230.400 12.454.819,2 475.632 129.600 489.600 238.953,6 100,57 100,09 111,11 101,19 103,71 2.034.000 39000 49000 120000 200000 2.113.000 -39900 -49920 -123444 -21200 103,9 102,3 101,87 102,87 106 Nguồn: Phòng kế toán Công ty HANVET là một doanh nghiệp sản xuất, do đó hàng năm Công ty chỉ có kế hoạch bán một lượng nhỏ nguyên vật liệu nhập về nhằm mục đích góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Công ty có cơ cấu mặt hàng rất đa dạng khoảng trên 200 thành phẩm và nhiều mặt hàng nguyên liệu khác. Do đó việc phân tích tình hình tiêu thụ từng mặt hàng là rất khó khăn. Ở đây ta chỉ xét bốn mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn làm đại diện.

Trước hết ta xem xét tổng giá trị nhập khẩu bằng tiền Việt, kế hoạch nhập khẩu đặt ra là 12.384.000 nghìn đồng nhưng Công ty đã thực hiện được 13.092.819,2 nghìn đồng, vượt kế hoạch 0,57%. Kế hoạch bán hàng nhập khẩu đặt ra là 2.034.000 nghìn đồng, thực hiện bán đạt 2.113.500 nghìn đồng, tăng 3,9% so với kế hoạch. Như vậy cả kế hoạch nhập khẩu và bán hàng nhập khẩu Công ty đều đã hoàn thành vượt mức. Tỷ lệ phần trăm hoàn thành bán hàng nhập khẩu lớn hơn tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch nhập khẩu. Điều này chứng tỏ việc tiêu thụ hàng nhập khẩu của Công ty là tương đối tốt, vì vậy ngoài việc

nhập nguyên liệu phục vụ cho sản xuất Công ty cũng nên tăng lượng nhập khẩu để bán ra nhằm tăng lợi nhuận cho Công ty.

Xét bốn mặt hàng đại diện.

1. Lactose : Kế hoạch nhập khẩu đặt ra là 475.200 nghìn đồng , thực hiện đạt 575.632 nghìn đồng, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 100,09%. Về bán hàng Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đạt 102,3%. Như vậy về kế hoạch nhập khẩu và bán hàng nhập khẩu mặt hàng này đều đạt vượt mức, tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch bán ra lớn hơn tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch nhập khẩu. Nhìn chung việc nhập khẩu và dự trữ Lactose là rất hợp lý vừa đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất của Công ty, vừa đảm bảo nâng cao được lợi nhuận do bán hàng nhập khẩu.

2. Sulfadiazin : Thực hiện nhập khẩu tăng 11,11% so với kế hoạch, thực hiện bán hàng nhập khẩu tăng vượt mức kế hoạch 1,87%, do % hoàn thành kế hoạch bán hàng nhập khẩu nhỏ hơn % hoàn thành kế hoạch nhập khẩu nên nhìn chung việc nhập khẩu loại nguyên liệu này chỉ là để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sản xuất cho doanh nghiệp là chính.

3. Sulfadimidine: Kế hoạch nhập khẩu đặt ra là 483.000 nghìn đồng, thực hiện đạt 489.600nghìn đồng. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch 101,19%, về bán hàng Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đạt 102,87%. Như vậy về nhập khẩu và bán hàng nhập khẩu Công ty đều đạt vượt mức kế hoạch.

4. Gluco: Thực hiện nhập khẩu đạt 103,71%, vượt mức kế hoạch 3,71%, thực hiện bán hàng nhập khẩu đạt 106%, tăng 6% so với kế hoạch của Công ty. Như vậy tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch bán hàng nhập khẩu cao hơn tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch nhập khẩu.

Như vậy, qua 4 mặt hàng đại diện trên ta thấy tình hình nhập khẩu của Công ty xét trong mối quan hệ với tình hình tiêu thụ hàng nhập khẩu nói chung là tốt. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu nguyên liệu trong sản xuất Công ty còn bán được hàng nhập khẩu vượt mức kế hoạch đặt ra hạn chế được sự ứ đọng của hàng hoá nhập về.

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch nhập khẩu

1.2.5.1. Ảnh hưởng của nhân tố tỷ giá đến kim ngạch nhập khẩu tiền Việt.

Kim ngạch NK Lượng hàng Giá hàng Tỷ giá bằng tiền Việt nhập khẩu nhập khẩu bình quân

MTV = QNK x PUSD x T

MTV = MNT x T

Trong đó : MTV : Kim ngạch nhập khẩu bằng tiền Việt QNK : Lượng hàng nhập khẩu

PUSD: Giá hàng nhập khẩu tính bằng USD T : Tỷ giá bình quân trong kỳ

MNT: Kim ngạch nhập khẩu bằng ngoại tệ

T = Năm 1999: = 13.900 VND/USD = x x MTV MNT 10.219.002.000 T0 = 735.180

Năm 2000:

= 14.400 VND/USD

Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định ảnh hưởng của nhân tố tỷ giá đến kim ngạch nhập khẩu bằng tiền Việt.

MTV = QNK x PUSD x T

+ Ảnh hưởng của lượng hàng nhập khẩu

MTv tăng hay giảm do QNK tăng hay giảm MNK = QNK1 x PUSDO x TO - QNKO x PUSDO x TO

= 859.300, 43 x 13.900 - 735.180 x 13.900

= 11.944.275.980 - 10.219.002. 000 = 1.725.273.980 đồng + Ảnh hưởng của giá hàng nhập khẩu :

MTV tăng hay giảm do PUSD tăng hoặc giảm. MNK = QNK1 x PUSD1 x TO - QNK1 x PUSDO x TO

= 864.918 x 13.900 - 859.300,43 x 13.900

= 12.002.360.200 - 11.944.275.980 = 78.084.220 đồng + Ảnh hưởng của tỷ giá :

MTV tăng hay giảm do T tăng hoặc giảm. MNK = QNK1 x PUSD1 x T1 - QNK1 x PUSD1 x TO = 864.918 x 14.400 - 864.918 x 13.900 = 12.454.819.200 x 12.022.360.200 12.454.819.200 T1 = 864.918

= 432.459.000 đồng

Kim ngạch nhập khẩu năm 2000 so với năm 1999 tăng 2.235.817.200đ là do: 1. Lượng hàng hoá tăng làm cho kim ngạch nhập khẩu tăng 1.725.273.980đ, đây là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới kim ngạch nhập khẩu hơn nữa đây cũng là nhân tố chủ quan của Công ty, điều này chứng tỏ Công ty luôn phấn đấu tăng lượng hàng hoá nhập khẩu để tăng kim ngạch nhập khẩu và tăng lợi nhuận.

2. Giá cả nhập khẩu là nhân tố khách quan làm tăng kim ngạch nhập khẩu lên 78.084.220 đồng. Giá cả hàng hoá mặc dù không phụ thuộc vào ý muốn của Công ty nhưng Công ty cũng nên khai thác những thị trường giá rẻ bằng cách tăng cường hệ thống thông tin nhằm mục đích thu thập và xử lý một cách nhanh chóng các thông tin từ thị trường đặc biệt là các thông tin về giá cả.

3. Tỷ giá tăng từ 13.900 VND/USD lên 14.400 VND/USD làm kim ngạch nhập khẩu tăng 432.459.000 đ. Đây là nhân tố khách quan ảnh hưởng không tốt đến tình hình nhập khẩu. Bởi vì, khi tỷ giá hối đoái tăng sẽ làm tăng giá mua hàng nhập khẩu bằng tiền Việt trực tiếp dẫn đến giá bán sẽ tăng theo, gây ra tình trạng hàng khó bán hoặc Công ty phải chịu lỗ bán giá thấp hơn giá nhập về. Như vậy, làm cho Công ty bị thiệt hại do tỷ giá biến động tăng. Để giảm bớt những thiệt hại do sự biến động của tỷ giá gây ra, Công ty cần theo dõi sát sao và dự đoán chính xác sự biến động của tỷ giá, kết hợp một cách hợp lý giữa việc nhập hàng và bán hàng đảm bảo thu được vốn và lãi trong từng lô hàng nhập.

Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu bằng tiền Việt tăng lên phần lớn là do kim ngạch nhập khẩu bằng ngoại tệ tăng. Còn tỷ giá chỉ ảnh hưởng phần nào đến kim ngạch nhập khẩu bằng tiền Việt.

1.2.5.2. Ảnh hưởng của lượng và giá đến kim ngạch nhập khẩu và ngoại tệ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty Cổ phần dược và vật tư thú y (Trang 49 - 55)

w