II. CÁC DẤU HIỆU LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG: A Các dấu hiệu lâm sàng:
B. Cận lâm sàng:
Cận lâm sàng được dùng trong chấn thương vỡ phức hợp xoang hàm và xương gị má chủ yếu là chụp phim X quang ở 2 tư thế Blondeau và Hirtz. Nếu cĩ điều kiện thì tốt nhất là chụp cắt lớp điện tốn CTScan để chẩn đốn. Trong nghiên cứu của chúng tơi cĩ những trường hợp chẩn đốn chỉ dựa vào CTscan mà khơng chụp phim Blondeau và Hirtz là do tình trạng bệnh nhân lúc nhập viện khơng loại trừ được chấn thương sọ não (ví dụ trong bệnh cảnh say rượu). Theo khảo sát của chúng tơi, trong 164 trường hợp ghi nhận được cĩ 142 trường hợp chụp phim Blondeau chiếm 86,6% (biểu đồ 20) và 136 trường hợp chụp phim Hirtz chiếm 83% (biểu đồ 22)
Sau đây chúng tơi nĩi sơ lược về hình ảnh của hai phim Blondeau và Hirtz
1. Di lệch
Trong khảo sát của chúng tơi, cĩ hình ảnh di lệch trên X quang Blondeau là 70,4% (100/142) (bảng 21).
Việc xác định được chấn thương cĩ di lệch hay khơng, di lệch nhiều hay ít rất quan trọng trong việc xác định hướng điều trị nội khoa bảo tồn hay phẫu thuật.
2. Dấu hiệu mất liên tục các bờ xương:
Dấu hiệu này được đánh giá chủ yếu dựa trên phim X quang chụp ở hai tư thế Blondeau và Hirtz
a. X quang Blondeau
Gãy bờ ngồi xoang hàm cĩ 78 trường hợp chiếm 54,5% (bảng 21) Gãy bờ trong xoang hàm cĩ 18 trường hợp chiếm 12% (bảng 21) Gãy bờ dưới xoang hàm cĩ 3 trường hợp chiếm 5,6% (bảng 21)
Gãy bờ sau xoang hàm cĩ 3 trường hợp chiếm 2% (bảng 21) Gãy bờ dưới ổ mắt cĩ 96 trường hợp chiếm 67,6% (bảng 21) Gãy bờ ngồi ổ mắt cĩ 27 trường hợp chiếm 19% (bảng 21)
b. X quang Hirtz
Phát hiện gãy cung gị má trên X quang Hirtz là 121 trường hợp trong tổng cộng 136 trường hợp cĩ chụp phim, tỷ lệ 89% (biểu đồ 23)
Dấu hiệu mất liên tục các bờ xương được xem là một trong những dấu hiệu đặc trưng của vỡ phức hợp xoang hàm và xương gị má. Đây cũng là nhận xét của nhiều tác giả khác. Trong nghiên cứu của Lâm Hồng Yến[13] tại BV Nhân Dân 115 ghi nhận cĩ 66/70 trường hợp bị chấn thương vỡ xoang hàm cĩ hình ảnh mất liên tục các bờ xương trên phim
Qua đĩ chúng tơi nhận thấy rằng ngồi các dấu hiệu lâm sàng thì các dấu hiệu trên phim X quang là dấu hiệu hỗ trợ đáng tin cậy.
Tuy nhiên qua nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy cĩ 8 trường hợp khơng phát hiện được vỡ phức hợp xoang hàm và xương gị má trên phim X quang nhưng khi chụp CTScan lại cĩ hình ảnh vỡ phức hợp xoang hàm gị má.
Trong 164 trường hợp bệnh của nghiên cứu chúng tơi cĩ 66 trường hợp chụp CTscan (biểu đồ 24). Trong đĩ cĩ 22 trường hợp chỉ chụp CTScan mà khơng chụp phim X quang (bảng 25)
Trong 44 trường hợp vừa chụp X quang vừa chụp CTscan, chúng tơi nhận thấy cĩ 31 trường hợp chiếm tỷ lệ 70,5% (bảng 26)giúp phát hiện thêm một số tổn thương khác ngồi những tổn thương đã phát hiện trên phim X quang.
Điều này cho thấy rằng, CTscan là phương tiện tốt nhất, chính xác nhất hiện nay đối với chẩn đốn vỡ phức hợp xoang hàm và xương gị má. Tuy nhiên đối với điều kiện kinh tế của chúng ta hiện nay, chụp CTscan khơng thể là một xét nghiệm thường quy vì quá đắt tiền. Bên cạnh đĩ cũng khơng thể khơng coi trọng vai trị của X quang ở tư thế Blondeau và Hirtz trong chẩn đốn bệnh này vì ưu thế rẻ tiền
III. ĐIỀU TRỊ