Thời gian nằm viện:

Một phần của tài liệu Chấn thương vỡ xoang hàm và xương gò má - Dịch tễ học - Chuẩn đoán - Điều trị (Trang 51 - 53)

II. CÁC DẤU HIỆU LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG: A Các dấu hiệu lâm sàng:

7. Thời gian nằm viện:

Thường bệnh nhân xuất viện trong tình trạng ổn định, hai bên gị má khá cân đối, khơng đau nhức, thở thơng. Nếu cĩ phẫu thuật thì thường bệnh nhân được xuất viện từ 3 đến 5 ngày sau mổ.

Theo ghi nhận của chúng tơi, đa số bệnh nhân nằm viện từ 1 đến 2 tuần, tỷ lệ là 61% (100/164) (biểu đồ 33). Điều này cĩ thể giải thích do bệnh nhân nhập viện sớm, tổn thương và tai biến ít, mức độ bệnh nhìn chung khơng trầm trọng. Cĩ 54 trường hợp nằm viện dưới 1 tuần, chiếm tỷ lệ 32,9% (biểu đồ 33), phần lớn trong số này là bệnh nhân điều trị nội khoa bảo tồn. Và chúng tơi cũng ghi nhận được khơng cĩ trường hợp nào nằm viện quá 3 tuần.

Theo nghiên cứu của chúng tơi, cĩ 2 trường hợp nằm viện thấp nhất là 2 ngày được điều trị nội khoa bảo tồn.

Bệnh nhân sau khi xuất viện thường được hẹn tái khám sau 1 tuần nếu cĩ phẫu thuật và hẹn tái khám khi cĩ triệu chứng bất thường nếu là điều trị nội bảo tồn.

8. Kết quả:

Chấn thương vỡ phức hợp xoang hàm và xương gị má khơng gây tử vong, trừ trường hợp cĩ tổn thương sọ não, ngực, bụng, mạch máu lớn đi kèm. Nghiên cứu của chúng tơi khơng ghi nhận trường hợp tử vong nào. Do khơng theo dõi tái khám lâu dài, nên chúng tơi khơng thể cĩ đánh giá được phần trăm tỷ lệ thương tật.

Chúng tơi đánh giá kết quả điều trị như sau: cĩ 92 trường hợp khỏi bệnh khi xuất viện, chiếm tỷ lệ 56,1%, 63 trường hợp đỡ giảm bệnh, chiếm tỷ lệ 39%, 8 trường hợp kết quả khơng thay đổi chiếm 4,9% do bệnh nhân khơng đồng ý mổ mặc dù cĩ chỉ định mổ, những trường hợp này ít ảnh hưởng về mặt chức năng nhưng ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ (biểu đồ 32).

Theo dõi bệnh nhân sau xuất viện 2 tuần, chúng tơi nhận thấy gần như 100% bệnh nhân mà chúng tơi cĩ thể theo dõi (trong 164 bệnh nhân chúng tơi nghiên cứu, cĩ 92 bệnh nhân cĩ đến tái khám tại bệnh viện hoặc là trả lời thư của chúng tơi) hài lịng với kết quả điều trị, cĩ 1 trường hợp than phiền tầm nhìn khơng cải thiện như trước chấn thương và 1 trường hợp cho rằng gị má 2 bên chưa được cân đối như ý muốn (bảng 34).

Một phần của tài liệu Chấn thương vỡ xoang hàm và xương gò má - Dịch tễ học - Chuẩn đoán - Điều trị (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w