Tín dụng là một phạm trù gắn chặt với quá trình tạo tiền, sự tạo ra tiền này sẽ được kết thúc khi khách hàng hoàn trả nợ. Các Ngân hàng thuong mại nói chung và Incombank Sa Đéc nói riêng khi cung ứ ng tín dụng điều có thể gặp hiện tượng người vay không trả nợ đúng hạn gốc và lãi vay, đây là rủi ro tín dụ ng mà bất cứ Ngân hàng nào cung gặp phải. Ngân hàng nào cung có nợ quá hạn nhung mức độ cao hay thấp và có thể chuyển thành rủi ro hay không tùy thuộc vào đặc điểm quản lý, phuong thức cho vay và phuong
thức xử lý của một Ngân hàng. Mặt khác phân tích tình hình nợ quá hạn của một Ngân hàng trong tổng du nợ cung cho biết khả năng cho vay và thu nợ của Ngân hàng đó là cao hay thấp, có hiệu quả hay không. Cung nhu các Ngân hàng thuong mại, Incombank Sa Đéc cung có nợ quá hạn phát sinh, co cấu thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.10: Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2005-2006 Chênh lệch 2006-2007 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 150 174 143 24 16,00 -31 -17,82 Trung, dài hạn 176 282 209 106 60,23 -73 -25,89 Tổng doanh số 326 456 352 130 39,88 -104 -22,81 (Nguồn Phòng tín dụng)
Nợ quá hạn là một biểu hiện thể hiện rõ chất lượng tín dụng của Ngân hàng, tức là khả năng thu hồi khoản cho vay của Ngân hàng ở tình trạng nào, con số này lớn có nghia là Ngân hàng đang đứng trước rủi ro không thu hồi được nợ cao. Ở đây, chúng ta thấy rằng nợ quá hạn của Ngân hàng biến đổi không nhiều qua các năm, điều này cho thấy rủi ro tín dụng tại Ngân hàng không có sự biến động lớn. Năm 2005, nợ quá hạn tại ngân hàng là 326 triệu đồng, đến năm 2006 thì chỉ tiêu này biến động theo chiều hướng gia t ăng đến 456 triệu đồng nhung đến năm 2007 chỉ tiêu này giảm xuống còn 352 triệu đồng.
Nợ quá hạn ngắn hạn tăng lên vào năm 2006 nhung tăng lên không đáng kể, chỉ hon so với năm 2005 24 triệu đồng và đến năm 2007 thì chỉ số này đã giảm 17,82% với số tiền là 31 triệu đồng. Có đuợ c kết quả này cung là do cán bộ tín dụng chú trọng hon đến việc thu nợ đối với khách hàng bằng nhiều hình thức nhu: theo dõi các món vay sắp đến hạn để nhắc nhở khách hàng trả nợ, đến gặp trực tiếp khách hàng và cho khách hàng viết cam kết trả nợ nếu không sẽ phát mãi tài sản đối với những món quá hạn mà khách hàng không có thành ý trả nợ.
Nợ quá hạn trung và dài hạn: cho vay trung và dài hạn chứa đựng rủi ro cao hon vì thế mặc dù cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hon cho vay ngắn hạn trong doanh số cho vay nhung nợ quá hạn trung và dài hạn cung chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nợ quá hạn phát sinh tại ngân hàng. Năm 2005 nợ quá hạn trung và dài hạn là 176 triệu đồng, đến năm 2006 con số này tăng lên 282 triệu đồng, bên cạnh đó trong thời gian này cho vay trung và dài hạn cung tăng lên làm gia tăng rủi ro tín dụng do cho vay trung và dài hạn chứa đựng rủi ro cao hon. Cho đến năm 2007 thì chỉ tiêu này giảm xuống còn 209 triệu đồng t ức là giảm 25,89%. Nguyên nhân nợ quá hạn tăng lên vào năm 2006 là do khách hàng làm ăn kém hiệu qu ả nên không có khả năng trả nợ cho ngân hàng, do đó cán bộ tín dụng đã chú trọng hon vào việc thẩm định phuong án sản xuất kinh doanh và kiểm tra chặt chẽ hon vào mục đích sử dụng vốn của khách hàng nên đế n năm 2007 nợ quá hạn đã giảm so với 2006 104 triệu đồng.