II. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự trong trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên Bái.
7. Tạo các kích thích vật chất và tinh thần, đồng thời tăng cường tính kỹ luật cho người lao động
luật cho người lao động
Trước hết nhà trường cần chú trong cải thiện thu nhập cho giáo viên, nhân viên, ngoài đồng lương nhà nước trả, nhà trường cần năng động tìm ra hướng giải quyết nhằm tăng thu nhập cho giáo viên nhân viên. Ví dụ tăng gia, tham gia các đề tài nghiên cứu của Phòng giáo dục, của các đơn vị khác đề nghị phối hợp. Tăng cường khen thưởng dưới nhiều hình thức. Tổ chức những cuộc thi đua, cuộc thi học sinh học giỏi chăm ngoan, thầy cô giỏi. Tổ chức các hoạt động văn
hoá văn nghệ, thể dục thể thao, những đợt nghỉ hè tham quan du lịch, chăm lo đến từng hoàn cảnh của mỗi giáo viên nhân viên trong trường.
Chú trọng xây dựng và phát triển văn hoá của nhà trường, được thể hiện thông qua cách thức làm việc, các quan hệ ứng xử giữa lãnh đạo tới giáo viên, mọi người với nhau, xây dựng lòng tin, tình đoàn kết, giúp đỡ nhau tiến bộ. Xây dựng tác phong mô phạm, các lễ nghi nề nếp trong trường, đồng phục của học sinh, cải thiện cơ sở vật chất, xây dựng lại một số phòng học, xây mới các phòng truyền thống, phòng trưng bày, phòng đọc, vv .. tổ bộ môn và chỗ làm việc cho từng giáo viên. Trang trí lại các khẩu hiệu, bảng tin, lớp học cho môi trường làm việc sạch sẽ ngăn nắp gọn gàng, sáng sủa.
Bên cạnh đó, việc giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật cho người lao động cũng cần được quan tâm và kiên quyết. Người phụ trách bộ phận trước tiên phải là người gương mẫu chấp hành các quy định của nhà trường, luôn động viên nhắc nhở nhân viên chấp hành giờ giấc lên xuống lớp và hội họp. Mọi người cũng cần phải thay đổi suy nghĩ và tác phong trong mọi hoạt động giảng dạy và tham gia các công tác khác. Nhà trường nên kiên quyết thực hiện các biện pháp tăng cường tính kỷ luật cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Không chỉ nhắc nhở, cảm thông mà cần áp dụng kết hợp xem xét thi đua, và thi hành các hình thức kỷ luật tương xứng khi cần thiết.
Một số kiến nghị
- Về lâu dài, nhà trường nên đề nghị cấp trên cho phép tách thành hai trường: trường mầm non và trường tiểu học. Vì hai nhóm tuổi, tính chất công việc, yêu cầu chuyên môn đối với đội ngũ giáo viên vv.. là khác nhau.
- Quản lý nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào những hoạt động của nhà trường. Đành rằng, trường tiểu học là tổ chức sự nghiệp giáo dục cần
có sự quản lý nhà nước, nhưng việc can thiệp quá sâu sẽ làm mất tính độc lập, tự chủ và linh hoạt, sáng tạo của nhà trường.
KẾT LUẬN
Các hoạt động quản lý nhân sự có tính chất quyết định sự thành công hay thất bại của một tổ chức, doanh nghiệp. Bởi vì đội ngũ con người đủ về số lượng nhưng tinh thông về chất lượng sẽ quyết định đến hoạt động của tổ chức. Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên Bái là một tổ chức sự nghiệp, thực hiên chức năng giáo dục, trang bị những kiến thức cơ sở, và hình thành nhân cách cho các thế hệ nguồn nhân lực mai sau. Vì vậy công tac quản lý nhân sự ở đây cần phải được coi trọng và phải có những áp dụng linh hoạt cho phù hợp với đặc thù của tổ chức giáo dục với đối tượng là đội ngũ trí thức và các em học sinh nhỏ tuổi. Công tác quản lý nhân sự tại trường đã có những kết quả nhất điịnh, nhưng còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa được thực hiện một cách khoa học và hợp lý. Trưòng chưa xây dựng được công cụ cơ bản của quản trị nhân lực- phân tích công việc, bố trí lao động chưa hợp lý, chưa chú trọng đến đào tạo, tuyển dụng còn phụ thuộc, đánh giá thực hiện công việc còn qua loa, thiếu cụ thể và chặt chẽ, kỷ luật còn nể nang, thù lao còn hạn chế...
Để hoàn thiện công tác quản trị nhân lực, trước hết phải thay đổi nhận thức về công tác quản lý nhân sự từ lãnh đạo nhà trường đến từng cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường. Phải bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhân sự, và tuyển dụng nhân viên được đào tạo về nhuyên ngành này. Phải tiến hành phân tích công việc để làm cơ sở cho việc hoàn thiện các công tác khác. Đồng thời, nhà trường cần nghiên cứu cụ thể hoá các chính sách và các biên pháp cải thiện các nội dung của quản lý nhân sự như đào tạo, đánh giá thực hiện công việc, tuyển dụng theo khoa học, đánh giá thực hiện công việc theo thang đo đồ học và quản lý bằng mục tiêu, cải thiện đời sống tinh thần và vật chất cho đội ngũ cán
bộ, giáo viên, nhân viên, xây dựng văn hoá của nhà trường..Kết hợp khéo léo, vận động tuyên truyền kiên quyết thực hiện các biện pháp đề ra, chắc chắn rằng công tác quản lý nhân sự của nhà trường sẽ có những kết quả tốt đẹp..
PHỤ LỤC IQUY CHẾ LÀM VIỆC QUY CHẾ LÀM VIỆC
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌCTHÀNH PHỐ YÊN BÁI THÀNH PHỐ YÊN BÁI
PHẦN THỨ NHẤT:
NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG QUY CHẾ LÀM VIỆC
- Bản quy chế làm việc của nhà trường được xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp quy của Nhà nước, của ngành, của Phòng GD&ĐT Thành phố Yên Bái.
- Đảm bảo thực hiện được các nội dung công việc chủ yếu của CBGVNV trong nhà trường.
- Bản quy chế làm việc của nhà trường là căn cứ để đánh giá xếp loại cán bộ Giáo viên- nhân viên trong năm học của nhà trường
PHẦN THỨ HAI:
NỘI DUNG QUY CHẾ LÀM VIỆCA- PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC: A- PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC:
- Lập trường tư tưởng tốt, chấp hành tốt mọi chủ trường đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, chấp hành nghiêm chỉnh sự phân công của nhà trường cũng như sự phân công của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
- Có tác phong mẫu mực, văn minh, lịch sự, nói năng, ăn mặc, cách cư xử với đồng nghiệp, với học sinh, với phụ huynh học sinh… đúng mực.
- Thực sự thương yêu, tôn trọng học sinh chăm sóc giáo dục học sinh có hiệu quả rõ rệt.
- Xây dựng tập thể nhà trường và gia đình có nếp sống văn hoá mới, có lối sống lành mạnh, văn minh.
Về cách xếp loại đạo đức:
Loại A ( Tốt, đạt 5 tiêu chuẩn) nêu trên. Loại B (Đạt yêu cầu, đạt 4 tiêu chuẩn).
Loại C ( Không đạt yêu cầu, đạt 3 tiêu chuẩn)
Quy định CBGVNV, mắc những khuyết điểm sau đây thì chỉ xếp loại C:
- Những CBGVNV đang chịu kỷ luật từ mức khiển trách trở lên. - Gây mất đoàn kết nội bộ như đánh nhau, cãi nhau, chửi nhau - Gây mất trật tự trị an nơi cư trú
- Xúc phạm đến nhân cách học sinh: đánh chửi học sinh.. - Sinh hoạt bê tha làm mất tư cách người CBGVNV
- Thiếu trách nhiệm giáo dục để con hư hỏng như: trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, vi phạm pháp luật
- Vay mượn, nợ cá nhân và nhà nước, nhập nhằng kinh tế, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của nhà trường.