Đánh giá công tác đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc - Thành phố Yên Bái (Trang 34 - 39)

II. Đánh giá công tác quản lý nhân sự của trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên bái.

2 Đánh giá công tác đánh giá thực hiện công việc

2.1 Thực trạng

Tại trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên Bái, quá trình đánh giá thực hiện công việc được tiến hành một tháng một lần. Trong quy chế làm việc có nêu các tiêu chuẩn chung cho giáo viên và nhân viên, các tiêu chuẩn đó bao gồm:

A. Phẩm chất đạo đức: có 5 tiêu chuẩn

- Lập trường tư tưởng tốt, chấp hành tốt mọi chủ trường đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, chấp hành nghiêm chỉnh sự phân công của nhà trường cũng như sự phân công của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường

- Có tác phong mẫu mực, văn minh, lịch sự, nói năng, ăn mặc, cách cư xử với đồng nghiệp, với học sinh, với phụ huynh học sinh… đúng mực.

- Thực sự thương yêu, tôn trọng học sinh chăm sóc giáo dục học sinh có hiệu quả rõ rệt.

- Xây dựng tập thể nhà trường và gia đình có nếp sống văn hoá mới, có lối sống lành mạnh, văn minh.

Về cách xếp loại đạo đức: Loại A ( Tốt, đạt 5 tiêu chuẩn) nêu trên. Loại B

(Đạt yêu cầu, đạt 4 tiêu chuẩn). Loại C ( Không đạt yêu cầu, đạt 3 tiêu chuẩn) Quy định CBGVNV, mắc những khuyết điểm sau đây thì chỉ xếp loại C: - Những CBGVNV đang chịu kỷ luật từ mức khiển trách trở lên.

- Gây mất đoàn kết nội bộ như đánh nhau, cãi nhau, chửi nhau - Gây mất trật tự trị an nơi cư trú

- Xúc phạm đến nhân cách học sinh: đánh chửi học sinh.. - Sinh hoạt bê tha làm mất tư cách người CBGVNV

- Thiếu trách nhiệm giáo dục để con hư hỏng như: trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, vi phạm pháp luật

- Vay mượn, nợ cá nhân và nhà nước, nhập nhằng kinh tế, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của nhà trường.

B. Công tác chuyên môn

Hoạt động chung của giáo viên: Có 4 tiêu chuẩn

- Thực hiện nghiêm túc giờ giấc sinh hoạt, chuyên môn theo quy định hàng tuần

- Sinh hoạt, hội họp của nhà trường, tổ khối.. nghiêm túc và có ý thức xây dựng

- Tích cực tham gia các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Quan tâm đến hoạt động học tập, lao động vui chơi của học sinh, chú ý giáo dục học sinh cá biệt, chăm sóc, giúp đỡ, bồi dưỡng học sinh về mọi mặt.

Nếu đạt 4 tiêu chuẩn thì xếp loại A. Đạt 3 tiêu chuẩn thì xếp loại B. Đạt 1, 2 tiêu chuẩn thì xếp loại C

Hoạt động chuyên môn riêng của giáo viên: Có 9 tiêu chuẩn

- Soạn bài đầy đủ, đúng quy định bài soạn có chất lượng cao

- Ra vào lớp đúng giờ, quản lý tốt học sinh trong giờ dạy, dạy đúng, đủ theo thời khoá biểu, chương trình sách giáo khoa.

- Kiểm tra, chấm bài, cho điểm, đánh giá, xếp loại học sinh theo đúng quy định đảm bảo tính khoa học, chính xác cao.

- Có đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách quy định

- Sẵn sàng nhận nhiệm vụ dạy thay, dạy lấp giờ trống

- Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu có hiệu quả rõ rệt. - Tích cực là đồ dùng dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học.

- Có ý thức tự học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

- Có sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá xếp loại đạt yêu cầu trở lên

Đạt từ 8 - 9 tiêu chuẩn xếp loại A. Đạt 6 – 7 tiêu chuẩn, đạt loại B, đạt 4 – 5 tiêu chuẩn, xếp loại C.

Hiệu quả công tác chuyên môn: có 4 tiêu chuẩn

- Hạnh kiểm học sinh phải đạt: 85% tốt, 15% khá tốt - Học lực phải đat: Giỏi 12%, khá 40%, TB 46% , yếu 2% - Kết quả chuyển lớp đạt 98%

- Kết quả tốt nghiệp đạt 100%.

Nếu đạt 3 – 4 tiêu chuẩn, xếp loại A. Đạt 2 tiêu chuẩn, xếp loại B. Đạt 1 tiêu chuẩn, xếp loại C

Thực hiện ngày giờ công

Nghỉ có lý do 2 – 3 buổi trong một năm xếp loại A, nghỉ 4 – 5 buổi một năm xếp loại B, nghỉ 6 – 7 buổi xếp loại C.

Phương pháp đánh giá: Nếu so sánh với lý thuyết về các phương pháp đánh giá, thì ở trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, phương pháp đánh giá áp dụng ở đây không giống với bất kỳ phương pháp đánh giá nào đã nêu. Nó gần với phương pháp “ quản lý bằng mục tiêu”, nhưng khác ở chỗ, trước và sau mỗi kỳ hoạt động các mục tiêu không được thảo luận, bàn bạc giữa người quản lý bộ phận và từng nhân viên, chỉ nêu chung chung trong hội nghị tổ chuyên môn và tổng kết trong cuộc họp đánh giá bình xét nhân viên.

Chu kỳ đánh gía được thực hiện sau khi kết thúc học kỳ, hai lần trong năm học, theo lịch thống nhất chung của ngành giáo dục ( vào tháng 1 và tháng 6 hàng năm). Chu kỳ đánh giá như thế là hợp lý cả về thời gian và thời điểm đánh giá.

Cách thức tiến hành đánh giá thực hiện công việc như sau: Mọi người đều viết bản kiểm điểm cá nhân ( bản tự đánh giá ) nhận xét về các ưu nhược điểm trong học kỳ, và tự đánh giá xếp loại bản thân. Tổ bộ môn hoặc bộ phận quản lý tập trung họp, góp ý kiến và nhận xét xếp loại từng cá nhân, biểu quyết thông qua mức độ xếp loại từng cá nhân và tập hợp biên bản gửi lên nhà trường.

Người đánh giá là tổ trưởng bộ môn hoặc tổ trưởng bộ phận, trên cơ sở các ý kiến góp ý của mọi thành viên trong tổ, người trưởng bộ phận đưa ra nhận xét cuối cùng và ghi vào biên bản, trước khi gửi lên nhà trường. Hiệu

trưởng lả người đánh giá quyết định cuối cùng, sau khi có cuộc họp với các trưởng bộ phận, tham gia và thông qua kết luận đánh giá cuối cùng.

Sau khi có quyết định của hiệu trưởng ký. Các kết quả đánh giá xếp loại lao động được gửi xuống thông báo cho các cá nhân biết. Việc phản hồi chỉ được thể hiện bằng các quyết định này, thông báo kết quả đánh giá cho mọi người biết.

Như vậy có thể thấy, phương pháp đánh giá chưa rõ ràng và thiếu khoa học. Gần giồn như phương pháp quản lý bằng mục tiêu nhưng không đầy đủ, vì trược khi thực hiện phải có sự bàn bạc, thống nhất giữa người qủn lý bộ phận và từng cá nhân. Điều này thì ở trường không tiến hành như vậy. Trong quá trình hội họp đánh giá, mặc dù có những tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức, tiêu chuẩn công tác chuyên môn ( tuy chưa đầy đủ, rõ ràng, chi tiết), nhưng khi đánh giá cũng chỉ xem xét sơ qua các nhiệm vụ, yêu cầu và tiêu chuẩn đó. Cũng không phân biệt mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng thành viên trong trường. Mọi người khi tham gia đánh giá cũng chỉ bàn bạc lướt qua, theo cảm tính, thấy không có gì nổi bật, cũng chẳng mắc khuyết điểm gì lớn, tiêu chuẩn chủ yếu khi xem xét là hoàn thành nhiệm vụ và đảm bảo ngày giờ công là được xếp loại A (đối với giáo viên tiểu học hầu như phải có mặt làm việc cả ngày theo quy định chế độ, chỉ trừ nghỉ lễ, nghỉ tết, và nghỉ hè. Theo như quy chế làm việc của trường thì nghỉ có lý do 2 – 3 buổi trong một năm xếp loại A, nghỉ 4 – 5 buổi một năm xếp loại B, nghỉ 6 – 7 buổi xếp loại C ). Cả 9 tháng trong năm mà đều đạt loại A thì cả năm đạt loại A, đạt lao động giỏi cấp trường. Chỉ trừ khi có lỗi rõ ràng, ví dụ như vi phạm kỷ luật nghỉ không có lý do một buổi, không thể bỏ qua được thì mới hạ một cấp, không xếp loại A thì xuống loại B, cả năm có 3 tháng đạt loại B thì mới xếp loại cả năm loại B, nếu không vẫn được xếp loại A, lao động giỏi cả năm. Không khí trong các cuộc họp đánh giá gần như chỉ là hình thức. Không ai dám phê bình ai một cách chân thành, cầu tiến, tinh thần phê và tự phê bình còn yếu, sợ

mâu thuẫn, sợ người khác ghét mình, dĩ hoà vi quý. Hầu như tất cả mọi người đều cùng đạt lao động giỏi, tất cả đều hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc vv..Việc phản hồi cũng đơn giản, chỉ là thông báo bằng quyết định của nhà trường về xếp loại đánh giá cho từng cá nhân, mà không có sự trao đổi góp ý chân thành, và cùng thống nhất các biện pháp khắc phục trong học kỳ tới giữa người đánh giá và từng cá nhân trong bộ phận.

2.2 Ảnh hưởng

Với tiến trình đánh giá thực hiện công việc như vậy, sẽ không thể có tác dụng giúp cho mọi thành viên tiến bộ được. Các yêu cầu, tiêu chuẩn không cụ thể rõ ràng, đánh giá qua loa , xuề xoà, do vậy từng thành viên trong trường chưa thấy rõ được những ưu điểm, thành tích mà mình đạt được. Khuyết điểm hay làm việc thiếu nhiệt tình, không hiệu quả cũng chẳng sao, do đó không thể khuyến khích người tốt làm tốt hơn, người trây ỳ thì càng lười nhác. Hơn nữa, với cách đánh giá như vậy, mọi người sẽ không thể tôn trọng, nể phục nhau, vì ai cũng như nhau, làm giảm sút sức chiến đấu, tính cầu thị, tiến bộ của từng thành viên, từng bộ phận và toàn trường.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc - Thành phố Yên Bái (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w