III. Phát triển các phần mềm dạy học
2. Phát triển phần mền dạy học bằng World Wide Web
2.1. World wide wed và ứng dung nó trong dạy học
World wide wed (thông tin được biểu diễn dưới dạng siêu văn bản), cơ sở của world wide wed là dựa trên việc biểu diễn thông tin có tên là siêu văn bản (từ được chọn trong văn bản) có thể mở rộng dưới bất kể hình thức nào. Mở rộng có nghĩa là chúng có thể liên kết (links) với các tài liệu khác (văn bản, hình ảnh, âm thanh, hoạt hình hoặc hỗn hợp ) có chứa thông tin.
Phát triển phần mềm dạy học bằng World Wide Web tức là khai thác chức năng biểu diễn thông tin dưới dạng siêu văn bản của các phần mềm thiết kế web hiện hành. Nội dung dạy học được phân chia thành các đơn vị tri thức nhỏ và được biểu diễn trên các trang văn bản khác nhau sau đó sử dụng chức năng liên kết của web để liên kết các đơn vị tri thức đó thành hệ thống tri thức có cấu trúc chặt chẽ và hoàn chỉnh. Mặt khác, cũng dựa trên
thiết kế với các nguồn tài nguyên khác nhau trên mạng giúp người học có thể khai thác thông tin đa dạng và triệt để. Việc thiết kế các phần mềm dạy học dưới dạng web thường được bắt đầu từ việc phân tích mục tiêu, nội dung dạy học và đối tượng học tập sau đó là thiết kế nội dung các trang web độc lập dựa trên cơ sở nội dung được phân tích trước đó. Bắt đầu là việc thiết kế trang web chủ, trang chủ chứa đựng hệ thống các danh mục của bài học như: Tên bài, đối tượng học tập, thời gian, mục tiêu học tập, các điều kiện dạy học, cấu trúc nội dung, đề cương chi tiết, phương pháp học tập, nguồn tài lệu tham khảo, các câu hỏi kiểm tra và các thông tin về giáo viên. Việc thiết kế nội dung trang web dạy học bao gồm thiết kế chiến lược dạy học, văn bản, đồ hoạ, môi trường và thiết kế giao diện tương tác. Các nội dung độc lập được thiết kế trước sau đó là thiết kế sơ đồ liên kết giữa các nội dung và liên kết giữa nội dung với các nguồn tài nguyên khác nhau trên mạng. Để đảm bảo tính hệ thống của dạy học thì quy trình thiết kế sơ đồ liên kết giữa các nội dung trang web và liên kết đến các tài nguyên phải dựa trên cơ sở lôgic của nội dung dạy học và lôgic nhận thức của người học.
Ưu điểm lớn nhất của việc thiết kế các phần mềm dạy học dưới dạng web là khả năng biểu diễn thông tin với sự tích hợp của công nghệ đa phương tiện và khả năng truy xuất đa dạng như: xuất bản trên mạng internet, intrernet, CD-Rom và truy xuất ngoại tuyến. Đặc biệt là khả năng thiết lập các siêu liên kết giữa các nội dung cũng như liên kết với các kiểu dữ liệu khác nhau trong nguồn tài nguyên tạo điều kiện thuận lợi cho việc minh hoạ các nội dung học tập.
Để phát triển các phần mềm dạy học bằng World Wide Web công việc quan trọng nhất của người giáo viên là thiết kế các nội dung các trang web ( biểu diễn thông tin, thiết kế , chiến lược sư phạm). Khâu này ảnh hưởng lớn đến kết quả thu nhận thông tin ở người học, thậm chí nó quyết định hiệu quả dạy học. Sở dĩ như vậy bởi nếu xuấn bản nội dung dưới dạng các trang web thì trong quá trình thiết kế nội dung giáo viên phải thiết kế cả quá trình tương tác, các chiến lược dạy học khi không có sự đIũu khiển
trực tiếp của giáo viên trong quá trình dạy học. Quá trình tương tác trực tiếp giữa người dạy và người học có thể không xẩy ra nếu nội dung được xuất bản trên internet, intrernet mà không phải là xuất bản ngoại tuyến. Trong trường hợp này web phải đảm bảo yêu cầu là làm sao để thu được thông tin phản hồi từ phía người học. ở mô hình dạy học truyền thống việc thiết kế quá trình tương tác được giáo viên thực hiện trước và ngay trong quá trình lên lớp thực hiện bài giảng. Vì vậy, giáo viên có thể dễ dàng điều khiển được quá trình tiếp thu tri thức và có thể thu được thông tin phản hồi trực tiếp. Vì vậy, khi thiết kế web giáo viên phải căn cứ vào các tiêu chí đánh giá web sau:
+ Khả năng học được – Learnability: Web phải đảm bảo dễ sử dụng để người học có thể học tập ngay trong thời gian ngắn mà không cần tài liệu hướng dẫn hoặc tham gia các khoá đào tạo.
+ Tính hiệu quả - effciency: Đảm bảo tính hiệu quả khi sử dụng, khi học cách sử dụng trang web học sinh có thể thích ứng với các thay đổi về trang web sau đó.
+ Sự thoả mãn – Satisfaction: Web phải đảm bảo sự hứng thú cho người học khi học tập, đây là một trong những yếu tố giúp học sinh có động lực học tập.
+ Sự hiệu lực- effectiveness: Tính chính xác và hoàn chỉnh giúp người học có thể đạt đến mục tiêu trong thời gian ngắn nhất.
Ngoài những điểm cần chú ý trên khi thiết kế web dạy học giáo viên cần xác định rõ một số điểm khác biệt ở người học khi đọc văn bản dưới dạng web với khi đọc văn bản trên giấy:
+ Đọc trên màn hình chậm hơn 25% so với đọc trên giấy. + Đọc trên màn hình nhanh mệt hơn so với đọc trên giấy.
+ Tri thức đọc trên được tiếp thu tốt hơn tri thức đọc trên màn hình hình.
+ Đọc trên web lấy ý là chính, chỉ có 20% đọc từ. + Mọi người nhanh chán hơn khi đọc web
+ Người học thích đọc văn bản ngắn trên web, với các văn bản dài họ in ra giấy.
+ Người học thường tập trung vào hình ảnh trước khi tập trung đến text.
Hiện nay có rất nhiều phần mềm trợ giúp cho quá trình thiết kế các nội dung dạy học dưới dạng web như: Microsoft World, Microsoft Frontpage, Dreamweaver, các tính năng của các phần mềm này là:
+ Nhập các đối tượng từ bên ngoài như các file flash, ảnh, phim, audio..
+ Định nghĩa và tạo các bố cục các trang web theo cách đơn giản. + Thay đổi các trang web bằng cách thay đổi mã HTLM trực tiếp + Sử dụng các mẫu.
+ Sử dụng các tính năng nâng cao như sử dụng lớp, flash. + Cung cấp các tính năng kết nối tới cơ sở dữ liệu.
2.2. Nội dung giáo án dưới dạng web
Trang Home
Tên bài hoc: Số tiết thực hiện: Đối tượng thực hiện:
Mục lục Giới thiệu chung về bài học,các hình ảnh hoặc âm thanh
tương tác về chủ đề bài học dungNội
1.Giới thiệu chung về bài học
2.Mục tiêu học tập 1.1
3.Công cụ học tập và các phần mền hỗ trợ
1 1.2 1.2
4.Cấu trúc nội dung 1.1
5.Phương pháp học tập I 2 1.2 . 6.Tổ chức lớp học 1.1 7.Bài tập 1 1.2 8.Cách thức kiểm tra 1.1
9.Tài liệu tham khảo 10.Thông tin về giáo viên
II I
2 1.2 1.2
Trang 2: Trang mục tiêu học tâp (mô tả mục tiêu học tập cụ thể)
Tên bài hoc: Số tiết thực hiện: Đối tượng thực hiện:
Mục lục Mục tiêu học tập
1.Giới thiệu chung về môn học 2.Mục tiêu học tập
3.Công cụ học tập và các phần mền hỗ trợ
4.Cấu trúc nội dung
Tri thức 5.Phương pháp học tập 6.Tổ chức lớp học 7.Bài tập Kỹ năng, kỹ xảo 8.Cách thức kiểm tra 9.Tài liệu tham khảo 10.Thông tin về giáo viên
Thái độ
Back
Trang 3: Trang các công cụ học tập và phần mền hỗ trợ ( Giới thiệu cụ thể địa chỉ tìm kiếm các công cụ và phần mền trên mạng nếu có)
Tên bài hoc: Số tiết thực hiện: Đối tượng thực hiện:
Menu Công cụ học tập và các phần mền hỗ trợ
1.Giới thiệu chung về môn học 2.Mục tiêu học tập
3.Công cụ học tập và các phần mền hỗ trợ
4.Cấu trúc nội dung 5.Phương pháp học tập Các công cụ học tập 6.Tổ chức lớp học 7.Bài tập 8.Cách thức kiểm tra Phần mền hỗ trợ
9.Tài liệu tham khảo 10.Thông tin về giáo viên
Back
Trang 4: Trang cấu trúc nội dung, trang này gồm hai phần: Phần 1 ( Giới thiệu cấu trúc nội dung), phần 2 ( đề cương chi tiết):
Tên bài hoc: Số tiết thực hiện: Đối tượng thực hiện:
Menu Nội dung
Giới thiệu chung về môn học Mục tiêu học tập
Công cụ học tập và các phần mền hỗ trợ
Cấu trúc nội dung
Cấu trúc nội dung Phương pháp học tập Tổ chức lớp học Bài tập
Cách thức kiểm tra Tài liệu tham khảo Thông tin về giáo viên
Đề cương chi tiết
Back
Các trang tiếp theo được thiế kế theo như mẫu trên
Trang 5: Phương pháp học tập (Chỉ rõ các cách thức nghiên cứu, vận dụng nội dung học tâp nội dung)
Trang 6: Cách thức tổ chức lớp học ( VD: Làm việc độc lập, thảo luận nhóm, thăm quan ..)
Trang 7: Xây dựng hệ thống bài tập cho bài học ( tự luận, test văn ban, text âm thanh, hình ảnh)
Trang 8: Xây dựng các phiếu kiểm tra và đáp án để kiểm tra kết quả đạt được của bài học.
Trang 9: Giới thiệu hệ thống tài liệu tham khảo tham khảo, địa chỉ tìm kiếm trên Internet.
Trang 10: Thông tin về giáo viên ( Họ và tên, đơn vị, địa chỉ liên hệ, giờ làm việc)
Sơ đồ liên kết các trang trong giáo án dưới dạng Web
Chú ý: Các trang trên có thể được liên kết đến các trang con chi tiết hơn như sau:
Lưu ý: Các nội dung ghạch chân thể hiện các liên kết
Mẫu giáo trình đuợc thiết kế dưới dạng web
Trang Home Tên môn học: Số đơn vị học trình: Mã môn học:
Thông tin về giáo viên
Họ và tên Đơn vị Địa chỉ Điện thoại Giờ làm việc
Thông tin về môn học
Mô tả môn học Mục tiêu
Điều kiện tiên quyết
Home
2 3 4 5 6 7 8 9 10
Home
2 3 4 5 6 7 8 9 10
Cấu trúc môn học Tổ chức lớp học Phương pháp học tập Tài liệu tham khảo Cách thức thi và kiểm tra Điểm và thang điểm
Đề cương chi tiết
Trang 2: Đề cương chi tiết
Mục lục Chương1 Chương2 Chương 1 I. 1. 2. 3. II. 1. 2. Trang 3: Trang phụ lục Mục lục (Chi tiết ) Phần 1
Chương 1 Nội dung ( Liên kết )
Chương 2 Chương 3 Phần 2 Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Phần 3 Chương 1 Chương 2
Chương 3 Chương 4
2.3. Các yêu cầu đối với trang web dạy học:
Việc ứng dụng web trong dạy học không chỉ đơn thuần đưa các nội dung trong một bài giảng thông thường trong giáo trình sang định dạng HTML với màu sắc rực rỡ cùng với những kết nối qua lại để gọi đó là trang web giáo dục. Cách nhìn của một người ngoài ngành kết hợp với các yếu tố nặng về kỹ thuật của một kỹ sư tin học đã hình thành nên nhiều trang web rất ấn tượng nhưng hoàn toàn vô hiệu về tác động giáo dục của chúng. Thêm vào đó, việc thực hiện các ý đồ giảng dạy thông qua định dạng siêu văn bản chưa trở thành một môn học ở các trường đại học nên nói chung việc biên soạn là hoàn toàn tự phát tuỳ thuộc vào ý thức lẫn khả năng của người biên soạn. Điều này cũng không khác mấy với cách biên soạn giáo trình và hầu hết các môn học.
Trang web dạy học có những yêu cầu riêng, đặc trưng về mặt hiệu quả nghe, nhìn, tương tác, đã được đúc kết qua nhiều công trình nghiên cứu tâm lý – giáo dục học, sinh lý thần kinh, y sinh học. Để xây dựng các trang web giáo dục mà bản chất là quá trình thiết kế dạy học, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu tự học, ta phải tuân thủ các bước thiết kế dạy học ( ADDIE).
1. Analyis: Phân tích tình huống đề ra chiến lược phù hợp: + Hiểu rõ mục tiêu dạy học ( mô tả mục tiêu)
+ Các tài nguyên có thể sử dụng trong quá trình thiét kế
+ Đối tượng sử dụng phẩm (tri thức, kỹ năng kỹ xảo, khả năng vận hành)
+ Quyết định cách tiếp cận để đảm bảo tính sư phạm và tính thực tế + Quyết định phương tiện sử dụng để phân phối nội dung (Internet, CD-ROM, DVD, PDA)
+ Xác định công cụ sẽ sử dụng ( Phần mền và phân cứng) + Viết ra hướng dẫn thiết kế
2. Design : Thiết kế nội dung cơ bản
+ Các chiến lược dạy học ( chiến lược sư phạm) + Siêu văn bản, siêu môi trường
+ Hướng đối tượng kết nối với phương tiện điều hướng. + Giao diện tương tác
3. Development : Phát triển các quá trình + Thiết kế đồ hoạ
+ Phát triển đa môi trường
+ Hình thức và nội dung của trang Web + Phương tiện thực tế ảo
4. Implemention : Triển khai thực hiện + Chuẩn bị các điều kiện thực tế + Thủ tục tiến hành với thầy
+ Triển khai trong toàn bộ đối tượng + Quản lý tài nguyên
5. Evaluation : Lượng giá
+ Bậc 1: Phản ứng tích cực hay tiêu cực ( Reactions) + Bậc 2: Hiệu quả học tập (Learnings)
+ Bậc 3: Khả năng chuyển giao hay chuyển đổi ( Tranfers) + Bậc 4: Kết quả thực hiện ( Results).
2.4. Một số điểm lưu ý khi thiết kế một trang web dạy học
+ Càng đơn giản, ngắn gọn, nhất quán càng tốt (các tiêu đề, màu sắc,
Phản ứng Học tập Chuyển giao Kết quả 1 2 3 4
+ Chú ý đến kích thước của đối tượng học tập để việc download được thuận tiện.
+ Sử dụng phong cách viết nhất quán thích ứng với đối tượng học tập. + Tạo cơ chế duyệt nội dung dễ hiểu ( các nut, cấu trúc ...)
+ Chú ý đến việc thiết kế để lấy thông tin phản hồi + Sử dụng các bullet nếu có thể
+ Đừng định dạng văn bản bình thường giống như với các liên kết trong tài liệu.
+ Dùng các liên kết trong nội bộ một tài liệu khi tài liệu đó dài.
+ Tránh dùng các mức độ phân cấp (1, 1.1, 1.1.1, ...) như trong các văn bản trên giấy.
+ Khi văn bản dài nên làm như sau: Sử dụng heading ( kích thước to hơn bình thường), sử dụng phần giới thiệu chữ đậm, sử dụng đoạn text ngắn với các tiêu đề đậm.
+ Sử dụng các câu đơn để tăng tốc độ đọc.
+ Nên dùng các câu hỏi ở cuối mỗi bài để học sinh ôn lại kiến thức vừa đọc.
+ Dùng biểu đồ, hình vẽ để biểu diễn quan hệ giữa các nội dung. Thực hiện điều này học sinh sẽ nhớ tốt hơn nội dung có cấu trúc chặt chẽ.
+ Đưa các ví dụ thực tế vào bài viết.
+ Hướng dẫn học sinh phương pháp sử dụng nội dung và chỉ cho họ thấy các lợi ích mà nội dung mang lại.