III. Phát triển các phần mềm dạy học
3. Dạy học bằng công nghệ E Learning.
3.1. Một số định nghĩa về E- Learning:
+ E - Learning là một thuật ngữ dùng để miêu tổ việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc)
+ E - Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, phân phối, quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục ( MASIE Center)
+ Việc học tập được phân phối hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc phân phối qua nhiều kỹ thuật khác nhau như Internet, Tivi, Video, các hệ thống giảng dạy thông minh và việc đào tạo dựa trên máy tính (SUN Microsystems, Inc)
+ Đào tạo thông qua mạng Internet, mạng máy tính riêng biệt. Khả năng chuyển tải kiến thức và sự hiểu biết thông qua mạng. E- learning đề cập đến việc sử dụng các ứng dụng hay các quy trình điện tử để học tập bao gồm học tập dựa trên web, học tập dựa trên máy tính, các lớp học ảo, và sự công tác trong công đồng học tập. Nội dung được phân phối thông qua mạng internet, intranet, extranet, băng audio hay video, truyền hình qua vệ tinh hay CD- ROM
3.2. Đặc điểm
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng nói chung E - Learning đều có những điểm chung sau:
+ Giáo dục và đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể là công nghệ mạng, kỹ thuật đồ hoạ, kỹ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán.
+ Hiệu quả của E - Learning cao hơn so với các học truyền thống do E - Learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của tường người. Đây là cơ hội để những người bị coi là cách biệt theo cách đào tạo truyền thống bắt kịp với người bình thường khác.
+ Đào dựa trên E - Learning, việc học không chỉ bó gọn trong việc học phổ thông, đại học mà học suốt đời. Học tập không chỉ diễn ra trong phạm vi nhà trường mà còn diễn ra trong công sở, ở nhà và những nơi công cộng. Đối tượng học tập sẽ và cơ hội học tập sẽ được mở rộng đối với những ai không đủ điều kiện theo học các khoá học chính thống.
3.3. Các lợi ích của E - Learning:
+ E - Learning cho phép người học không phải đi một quãng đường dài để theo học một khoá học truyền thống. Người học có thể học bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu khi họ có thời gian, nhu cầu và điều kiện. E - Learning xoá ranh giới về địa lý trong giáo dục mang giáo dục đến với mọi người chứ không phải mọi người đến với giáo dục, chẳng hạn người học có thể tham gia các khoá học ở cách xa nơi mình ở mà không cần phải trực tiếp đến đó
+ E - Learning giảm bớt được lối học thụ động, học sinh không cần tập trung trong lớp học với các kiểu đọc ghi thông thường mà tập trung vào sự tương tác “ học đi đôi với hành”
+ Giáo dục điện tử giúp việc học tập trở nên thú vị hơn, hấp dẫn và thuyết phục hơn nhờ sự tương tác của text, hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hoạt hình.
+ E - Learning có thể giúp người học thu được những kết quả chắc chắn và lâu dài không chỉ thông qua nội dung mà đồng thời thông qua cả cộng đồng mạng tực tuyến. Tại đây người học được khuyến khích giao tiếp, cộng tác và chia sẻ kiến thức. Theo cách này E - Learning có thể hỗ trợ học tập thông qua nhận xét và thảo luận.
+ E - Learning cho phép người học tự quản lý tiến trình học tập của mình theo cách phù hợp nhất. Chúng ta có nhiều cách học khác nhau như đọc, xem, khám phá, nghiên cứu, tương tác, thực hành, giao tiếp, thảo luận, chia sẻ kiến thức. Người học có thể truy cập tới nhiều nguồn tài nguyên phục vụ cho học tập cả tư liệu và con người. Theo cách này mỗi người đều có quyền lựa chọn hình thức học tập phù hợp với khả năng và điều kiện của mình.
+ E - Learning giúp cho việc học tập được tiến hành đồng thời trong khi làm việc, tận dụng thời gian thuận lợi để khai thác thông tin.
3.4. Các kiểu trao đổi thông tin trong dạy học e-Learning
Trao đổi thông trong dạy học theo E -Learning được phân làm các dạng sau: Một – Một, Một – Nhiều, Nhiều – Một, Nhiều - Nhiều
Một - Một : Kiểu trao đổi này thường diễn ra Học viên với học viên
Học viên với giáo viên Giáo viên với học viên
Một số ví dụ:
+ Chat: Chát giữ hai người với nhau
+ E - mail: Gửi các bài tập, hướng dẫn, tài liệu, nội dung học tập thông qua E- mai đến cho giáo viên hoặc cho học sinh.
+ Chia sẻ màn hình: Chia sẻ ứng dụng MS Word, trao đổi dựa trên văn bản Word
Một - Nhiều: Kiểu trao đổi này thường diễn ra giữa: Giáo viên với các học viên.
Học viên với các học viên khác
Một số ví dụ:
+ Chat: Giáo viên giảng giải một số vấn đề nào đó cho các học viên thông qua chat
+ Video Conference ( hội thảo dụa trên video): giáo viên giảng một vấn đề gì đó cho các học viên dựa trên phần mền hỗ trợ Video Conference
+ Chia sẻ màn hình (Screen Sharing): Sử dụng mạng giúp học viên học tập bằng cách xem các Slides Powerpoint hoặc các trang web được trình chiếu trực tiêp.
+ Diễn đàn: Giáo viên đưa câu hỏi lên diễn đàn yêu cầu các học viên trả lời
E- seminar: Các bài giảng hoặc thuýet trình được đưa qua mạng Internet
Nhiều – Một: Kiểu trao đổi này thường diễn ra: Giữa các học viên với giáo viên
Các học viên với một giáo viên
Một số ví dụ:
+ Chat: Hỏi và thảo luận thời gia thực hiện các câu hỏi
+ Diễn đàn: Các học viên trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa lên diễn đàn.
Nhiều - Nhiều: Kiểu trao đổi này thường diễn ra: Các học viên với các học viên
Các học viên với các học viên và giáo viên.
Một số ví dụ:
+ Chat: Các học viên cùng thảo luận về một vấn đề để tìm ra cách giải quyết, có thể hứơng dẫn của giáoviên.
+ Hội thảo Video hai chiều: Đây là lớp học ảo, giáo viên giải thích cho học viên về một vấn đề mới và học viên có thể đặt vấn đề ngược lại cho giáo viên thông qua hệ thống hội thảo Video hai chiều.
Công cụ soạn bài điện tử là công cụ giúp cho việc tạo nội dung một cách dễ dàng. Các trang web với các thành phần trình duyệt và tất cả các loại tương tác ( thậm chí cả các bài kiểm tra) được tạo ra dễ dàng như việc tạo một bài trình bày bằng Powerpoint. Với các loại ứng dụng này giáo viên có thể nhập các đối tượng học tập đẫ tồn tại trước như text, ảnh, âm thanh, hoạ hình, video bằng việc kéo thả. Điều đáng chú ý là sau khi soạn song có thể xuất bản dưới các định dạng khác nhau như HTM, CD - ROM
Các công cụ hỗ trợ cho việc dạy học bằng công nghệ thông tin I. Sử dụng phần mềm dạy học chạy trên PC.
1. Microsoft Word
1.1. Chức năng của Microsoft Word
Chức năng chủ yếu của phần mền Microsoft Word trong dạy học là soạn thảo các bài giảng dưới dạng văn bản, web, các tài liệu phát tay và chuẩn bị một số cộng cụ dạy học khác. Các ưu điểm cơ bản của phần mền Microsoft Word như sau:
+ Cung cấp đầy đủ nhất các chức năng soạn thảo và định dạng văn bản đa dạng, dễ sử dụng, tiện lợi trong soạn thảo, in ấn các tài liệu dạy học.
+ Khả năng đồ hoạ đã mạnh dần lên, kết hợp với công nghệ OLE (Objects Linking and Embeding), có thể chèn được nhiều hơn những gì ngoài hình ảnh và âm thanh lên tài liệu word như: biểu đồ, bảng tính.v.v.
+ Có thể kết xuất, nhập dữ liệu dưới nhiều loại định dạng khác nhau. Đặc biệt khả năng chuyển đổi dữ liệu giữa Word với các phần mềm khác trong bộ Microsoft Office đã làm cho việc xử lý các ứng dụng văn phòng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.
+ Dễ dàng kết chuyển tài liệu thành dạng HTML để chia sẻ dữ liệu trên mạng nội bộ, cũng như mạng Internet.
1.2. Các thao tác với phần mền Microsoft Word
Vào màn hình soạn thảo: Nhấn vào biểu tượng Microsoft Word trên màn hình hoặc Start/ Programes/ Microsoft Word, màn hình soạn thảo xuất hiện:
+ Vào menu Format/ Font/ hộp thoại Font xuất hiện/ lựa chọn kiểu chữ, cỡ chữ và màu chữ ( Chọn VN.time, cỡ chữ 14, màu Automatic)
+ Vào menu File/page setup/ hộp thoại page setup xuất hiện
Margins để căn chỉnh lề, Page size để chọn cỡ giấy trang in, nhấn OK. Trong quá trình soạn thảo để gõ nhanh các công thức hoá, toán học ta có thể tạo các Auto Text, Auto Correct và các Macro theo các cách sau:
Tạo Auto Text:
Dùng một kí hiệu khi gõ sẽ chuyển thành một nhóm từ hoặc kí hiệu do ta tự chọn. Chẳng hạn nếu ta quy định <udcn> được thay bằng <ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học>, sau khi chúng ta tạo Auto Text, nếu gõ <udcn> rồi nhấn F3 hoặc nhấn dấu cách chương trình sẽ tự động thay thế bằng < ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học>.
Thực hiện:
- B1: Chọn toàn bộ chữ hoặc và kí hiệu mong muốn. Ví dụ: ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
- B2: Nhấn Ctrl + C để lưu vào clipboard, sau đó nhấn Alt+ F3 hoặc chọn menu insert/ Auto Text/ hộp thoại Auto Text sẽ xuất hiện cửa sổ Create Auto Text. Gõ vào kí hiệu tuỳ chon. Ví dụ <udcn>, bấm OK
Như vậy, sau này gõ < udcn > ( không gõ <> ) rồi nhấn F3, lập tức <udcn> được chuyển thành <ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học >
Tạo Auto Corect
Dùng một kí hiệu khi gõ sẽ chuyển thành một nhóm từ hoặc và kí hiệu do ta tự chọn. Ví dụ nếu ta quy định <udcn > được thay bằng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, thì sau khi tạo Auto Correct nếu gõ < udcn> rồi bấm space chương trình sẽ tự động thay bằng < ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học>
Thực hiện:
- B1: Chọn menu Tools/ Auto Correct rồi nhấn chuột, cửa sổ Auto Correct, gõ ký hiệu < udcn > vào ô Replace, gõ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vào ô With.
Thủ tục đặt Auto Corect đặt ký hiệu cho <udcn > đã hoàn tất. Từ lúc này nếu gõ <udcn > rồi bấm < spage>, lập tức< udcn > sẽ dược thay bằng < ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học >
Tạo Macro ( tập lệnh nhỏ)
Một số kiểu chữ, phông chữ và vị trí mặc định của Word không phù hợp với yêu cầu các ký hiệu hoá học, toán học do đó khi gõ một công thức nào đó cần phải gõ nhiều làn bàn phím để thực hiện một thao tác nào đó thường gặp. Để giảm bớt các thao tác trong quá trình thực hiện ta có thể tạo một Macro cho tệp lệnh này bằng cách sau:
- B1: Chọn menu Tools/ Macro/ Record new macro/ xuất hiện hộp thoại Record new macro
- B3: Sau đó nhán chuột vào biểu tượng bàn phím Keyboard để chuẩn bị tạo phím tắt, sẽ xuất hiệ cửa sổ mới Customize Keyboard:
- B4: Nhấn tổ hợp phím tắt định chọn, ví dụ Alt +A sẽ xuất hiện tổ hợp phím tắt vừ chọn trong ô Press new shortcut key, Nhấn asign, sẽ xuất hiện cửa sổ sau:
- B5: Nhấn Close để đóng cửa sổ Customize Keyboard trên trang văn bản xuất hiện cửa sổ ghi nhận các phím đã gõ, dùng bàn phím chọn ngược
những đối tượng cần gõ rồi dung chuột chọn menu Format/ Font sẽ xuất hiện cửa sổ Font: Ví vụ ta chọn 2, giảm kích thước từ 14 xuông 10 trong ví dụ này rồi chọn phần Character Spacing để chuyển thành của sổ sau:
- B6: Chọn Position (vị trí ) là Lowered (hạ thấp) và bằng 2pt rồi nhấn OK.Khi ấy công thức H2 sẽ trở thành H2. Cuối cung nhấn Ctrl+Z để trở về trạng thái chuẩn rồi nhấn vào cửa sổ Stop để kết thúc mục này. Từ nay Macro word1 sẽ thực hiện khi nhấn tổ hợp phím Alt+A.
Sử dụng Insert /Field/Equation (Eq)
Trong các tiện ích được thiết kế sẵn trong Microsoft Word, có thể sử dụng các Field (trường) để thực hiện môt số kí hiệu toán, hoá học bằng các cách sau:
- B1: Chọn Insert/ Field, nhấp chuột vào / Field:
- B2: Chọn Equations and Formulas ( phương trình và công thức), sẽ xuất hiện cửa sổ Field options
Microsoft Word cung cấp các lệnh EQ sau: + Array (dãy): { eq\a ()} tạo ngoặc hai chiều + Bracket (ngoặc) { eq\b ()} tạo ngoặc
+ Displace (dời chỗ) :{ ed\d ()} dời chỗ kí tự tiếp theo + Fraction (Phân số) :{eq\f()}tạo phân số
+ Muốn chèn căn thức : Chọn R + Muốn chèn phân số : Chọn F
+ Muốn chèn ma trận : Chọn B
+ Tiếp theo nhấn Add to Field\ OK\ OK
+ ẩn, hiện căn thức, phân số, nhấn Alt + F9
Các lệnh EQ khác có thể tham khảo trực tiếp trong phần trợ giúp ( help : nhấn F1) của Microsoft Word. Một số áp dụng
VD : 35 { EQ\ R(3,5)} 7 12 {EQ\ F(7,12)} 9 8 7 6 5 4 3 2 1 {EQ \ B \ LC \ ( \ RC \ ) ( { EQ \ A \ AC \ CO3 (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 ,9)})} ∫b + + a x x 2 3) ( 2 {EQ \ I ( a, b, x2 + 2x+ 3)dx} 5 4 3x2− x+ {EQ \ X \ TO (3x2– x + 5)} {EQ \ X \ BO (4x2 + 5x – 6)} 4x2 + 5x − 6
Sử dụng Microsoft Equation 3.0 để tạo các công thức toán hoá học :
- B1: Lựa chọn vị trí chèn công thức, chọn menu Insert/object/ hộp thoại object xuất hiện.
- B2: Chọn Microsoft Equation 3.0, OK, hộp thoại Equation xuất hiện, chọn kiểu công thức cần trình bày, gõ công thức, đóng hộp thoại Equation. Ví dụ: 3 2
74x + y 4x + y
+ B1: Chọn vị trí cần trình bày công thức.
+ B2: Chọn menu Insert/Object/ hộp thoại Object xuất hiện
+ B4: Chọn kiểu công thức căn bậc hai, gõ công thức, đóng hộp thoại Equation
Chèn các ký tự đặc biệt khi soạn thảo các bài giảng
- B1: Trên thanh công cụ chọn menu Insert/ Symbol hoặc Alt + I + S, xuất hiện cửa sổ Symbol
- B2: Chọn ký tự cần chèn - B3: Insert/ Close hoặc Enter
Gán tổ hợp phím nóng cho ký tự đặc biệt khi soạn thảo
Mỗi ký tự đặc biệt, bạn có thể gán một tổ hợp phím nóng để sau này khi soạn thảo chỉ cần bấm tổ hợp phím đó, ký tự đặc biệt tương ứng sẽ được chèn lên tài liệu. Hãy làm như sau:
- Bước 1: Mở hộp thoại Symbol;
- Bước 2: Tìm đến ký tự đặc biệt cần gán phím tắt, nhấn chuột trái lên ký tự đó để chọn:
Khi con trỏ đang ở mục Press new shortcut key: hãy nhấn tổ hợp phím nóng cần gán. ở ví dụ trên, giả sử muốn gán tổ hợp phím Alt + O cho ký tự f, hãy bấm tổ hợp phím Alt + O, tiếp theo bấm nút Assign để đăng ký phím tắt này. Khi hộp thoại sau đây xuất hiện, tức là bạn đã gán phím tắt Alt + O cho ký tự f. Phím nóng đã được gán.
Cách sử dụng: Sau khi đã thiết lập tổ hợp phím tắt cho ký tự f, để chèn ký tự này lên tài liệu bạn không cần quay lại tính năng Insert Symbol nữa, mà chỉ cần nhấn tổ hợp phím Alt + O. Ký tự f sẽ được chèn vào vị trí mà con trỏ đang chọn.
Cách tuỳ chọn về sửa lỗi chính tả: AutoCorrect cho phép thiết lập một số tính chất tự động sửa các lỗi chính tả trong quá trình soạn thảo. Để thiết lập các tính chất tự động sửa lỗi chính tả, hãy làm như sau:
- Bước 1: Khởi động tính năng AutoCorrect;