Kiểm tra đánh giá trong dạy học

Một phần của tài liệu Giáo trình ứng dụng CNTT trong dạy học (Trang 119 - 122)

II. Hệ thống mạng dạy học nhà trường

6. Kiểm tra đánh giá trong dạy học

6.1. ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá

Kiểm tra là một thuật ngữ chỉ sự đo lường, thu thập thông tin từ phía người học. Đánh giá là sự phán xét dựa trên cơ sở kiểm tra. Kiểm tra, đánh giá là một bộ phận của quá trình dạy học, nó không chỉ được thực hiện sau quá trình mà còn được thực hiện trong quá trình. Để thực hiện chức năng thu thập thông tin chính xác, khách quan chúng ta có nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau được gọi chung là đánh giá khả năng thực hiện. Đánh giá khả năng thực hiện để chỉ loại đánh giá đòi hỏi học sinh thực sự tiến hành, minh hoạ, xây dựng hoặc phát triển một sản phẩm hoặc một lời giải theo điều kiện hay tiêu chuẩn đã định. Đánh giá theo khả năng thực hiện được chia làm năm loại:

- Hồ sơ học tập: Thu thập bài làm các loại của học sinh.

- Bài tập yêu cầu: Yêu cầu học sinh xây dựng bài giải bằng lập luận hay bằng thí nghiệm cho một vấn đề đặt ra trong một thời gian ngắn.

- Đề án: Tiến hành lâu hơn bài tập và thường do một nhóm học sinh thực hiện theo một đề tài cho trước và được dùng để chứng tỏ sự am hiểu của học sinh về vấn đề đó.

- Thuyết minh: tiến hành dưới dạng báo cáo, trình diễn của học sịnh hoặc thực hiện đề án. Quan sát của giáo viên, nhằm đo lường khả năng thực hiện của học sinh

Đánh giá khả năng thực hiện giúp học sinh giải quyết những nhược điểm của hình thức kiểm tra tự luận (do không khách quan vì phụ thuộc rất nhiều vào đánh giá chủ quan về phía giáo viên) lẫn hình thức kiểm tra trắc nghiệm cổ điển đang sử dụng (do không được tiêu chuẩn hoá và yếu tố ngẫu nhiên được chấp nhận và cho phép ở biên độ lớn)

ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá chủ yếu là thực hiện trắc nghiệm trên máy vi tính hoặc trắc nghiệm trên giấy và xử lý

thực hiện trắc nghiệm trực tiếp trên máy vi tính. Tuy nhiên, các phần mền đều được viết bằng ngôn ngữ Pascal, không liên kết được với các chương trình khác, như bộ Microsoft Office làm hạn chế tính hiệu quả của chương trình. Mặt khác, các chương trình tự viết hiện nay vẫn theo khuynh hướng đóng kín, thay vì cần thiết phải là một công cụ sử dụng rộng mở cho mọi người. Để có thể thực hiện được trong điều kiện công nghệ thông tin hiện nay đặc biệt là thông tin qua mạng, chương trình trắc nghiệm trực tiếp trên máy vi tính cần thoả mãn các điều kện sau:

- Xây dựng trên nền web mà không phụ thuộc vào hệ điều hành

- Có nhiều dạng câu hỏi đúng / sai, trắc nghiệm lựa chọn, điền khuyết, trả lời ngắn, thao tác với hình ảnh,..

- Xử lí đồ hoạ tốt, cho phép biểu diễn các kí hiệu toán, hoá học đơn giản, thao tác thực hiện dễ dàng. Cho phép sử dụng phông chữ theo yêu cầu của người sử dụng.

- Chuyển đổi qua lại dễ dàng với các chương trình sạon thảo văn bản, bảng tính và trình diễn thông dụng như Word, Excel và Powerpoint trong bộ Microsoft Office

- Xuất được dưới dạng Hypertext cơ bản và có khả năng xử lí trên mạng.

- Miễn phí cho các hoạt động giáo duc

Một số chương trình soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm: ứng dụng đề thi trắc nghiệm được thực hiện nhằm tự đông hoá việc tổ chức thi, chấm điểm, xử lý kết quả và quản lý kết quả thi hiện nay là cần thiết. Phần mền thi trắc nghiệm giúp thiết kế nhanh chóng các chương trình học tập tương tác với phương tiện trợ giúp theo từng bước. ứng dụng chương trình này ta có thể dễ dàng thiết lập các dạng bài tập:

- Trắc nghiệm đúng / sai, trắc nghiệm nhiều lựa chọn vá các hình thức trắc nghiệm khác.

- Bài tập ghép cặp dạng kéo - và - thả. - Bài tập tương tác phám phá.

- Cho phép tạo ra các kiểu nút tương tác, định thời gian. 6.2. Phần mền trắc nghiệm EMP

Chương trình trắc nghiệm EMP cho phép thực hiện đầy đủ các chương trình học tập tương tác trên nền Web. Ngoài ra nó cũng cho phép người dùng tự tạo nên khuôn mẫu mới và định dạng tương tác mới, bao gồm cả các dạng bài tập theo cách học truyền thống (như trắc nghiệm nhiều lựa cho, kéo và thả, khám phá và điền khuyết) và hỗ trợ tương tác có chức năng giống như các nút kiểm soát trên máy tính (nut, định thời gian) cho phép người soạn câu hỏi địng dạng thời gian khi cần để hoàn tất câu hỏi.

EMP được cài đặt sáu đơn nguyên hỗ trợ cho việc thiết kế các đề, tổ chức, quản lý quá trình, xử lý và tổng hợp kết quả kiểm tra. Cụ thể

+ Editor: Hỗ trợ soạn thảo câu trắc nghiệm và làm đề thi trắc nghiệm. + Test: Chương trình làm bài thi trắc nghiệm trên máy

+ Server: Quản lý chương trình test trên hệ thống máy tính.

+ Scanner: Xử lý thông tin thí sinh qua thẻ và sắp xếp chỗ ngồi cho từng thí sinh.

+ Mark Scanner: Chấm điểm bài làm thi sinh tự động thông qua máy quét ảnh.

+ Statistic: Tổng hợp kết quả thi và kết xuất các bảng biểu thống kê. 6.2.1. Soạn đề thi trắc nghiệm với Editor ta thực hiện như sau:

Một số ký hiệu quy định nội dung câu hỏi:

*: Bắt đầu nội dung một câu hỏi.

$: Bắt đầu một lựa chọn là đáp án câu hỏi.

!: Nối các dòng cùng một lựa chọn với nhau nếu nội dung của nó nằm trên nhiều dòng.

@: Bắt đầu giải thích đáp án của câu hỏi. Dòng giải thích được đặt ngay sau lựa chọn cuối cùng. Nội dung giải thích chỉ hiển thị khi xem kết quả với chương trình Test.

@: Đặt sau hai ký hiệu $ và # để cố định vị trí lựa chon tương ứng. Nếu @ được đặt ngay sau lựa chọn đầu tiên thì thứ tự lựa chọn sẽ không thay đổi khi câu hỏi chứa chúng tham gia vào đề thi.

Chú ý: Các ký hiệu trên có ý nghĩa như trên khi nó được đặt đầu dòng văn bản trong màn hình soạn thảo.

Soạn thảo kho trắc nghiệm: Emp quy định tổ chức cách tổ chức của kho trắc nghiệm như sau

+ Kho trắc nghiệm được tạo riêng cho từng môn học. + Mỗi môn học có nhiều chương

+ Mỗi chương có nhiều chủ đề.

+ Mỗi chủ đề có một giả thiết chung và các câu hỏi liên quan.

Soạn thảo câu hỏi

+ B1: Chạy chương trình Editor

+ B2: Chọn File / New ( để tạo chủ đề mới) hoặc chọn File / Open ( Mở chủ đề có sẵn). Soạn thảo phần giả thiết chung của chủ đề (nhập giả thiết chung ở phần đầu tiên màn hình soạn thảo, nếu câu hỏi không có giả thiết chung thì có thể bỏ qua).

Một phần của tài liệu Giáo trình ứng dụng CNTT trong dạy học (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)