III. Phát triển các phần mềm dạy học
4. Soạn bài trình diễn trên Microsoft Powerpoit
4.1. Chức năng của Microsoft Powerpoit:
Microsoft Powerpoit là phần mền trình diễn linh hoạt trong quá trình giảng dạy, nó cho phép thực hiện hầu hết các yêu cầu minh hoạ đặc biệt là minh hoạ động trong giảng dạy. Hơn nữa Microsoft Powerpoit liên kết tốt với các
chương trình tự động và cũng có thể lưu dưới nhiều dạng, trong đó có hypertext hay siêu văn bản để xuất bản trên internet giúp cộng đồng học tập có thể chia sẻ thông tin và các tài nguyên.
4.2. Các thao tác với Microsoft Powerpoit
Khởi động powerpoit: Kích chuột trên màn hình hoặc Start/ Programs/ Powerpoit/ Xuất hiện cửa sổ màn hình Powerpoit
Cột tác vụ (Task Pane) mặc nhiên là cửa sổ New Presentation cho phép thực hiện các lựa chọn sau:
+ Mở một tập trình diễn đã có sẵn ( Open a Presentation ) đã có sẵn. + Tạo một tập tin trình diễn mới (New): Có thể từ một tập tin trình diễn mới và trống ( Blanh Presentation) hoặc từ mẫu thiết kế đa có sẵn ( From Design Template), hoặc từ các công cụ trợ giúp (From AutoContent Wizard)
+ Tạo một tập tin trình diễn mới từ một tập tin có sẵn ( New from existing Presentation )
+ Tạo một tập tin trình diễn mới từ mẫu có sẵn ( New from Template ) Trong tài liệu này ta tạo một tập tin trình diễn với công cụ trợ giúp của Powerpoit (From AutoContent Wizard). Chọn AutoContent Wizard màn hình xuất hiện như sau:
Nhấn NEXT để sang trình diễn kiểu ( Presentation type)
Có rất nhiều lựa chọn, ví dụ Generic (tổng quát). Sau đó bấm NEXT
Cho phép lựa chọn các thông số:
+ Trình diễn trên màn hình ( On- screen Presentation ) + Trình diễn trên mạng (Web Presentation )
+ Trình diễn bằng phim đen - trắng với máy chiếu tĩnh (overhead) + Trình diễn phim màu với máy chiếu tĩnh ( Color overhead ) + Trình diễn phim đèn chiếu ( 35mm slide)
Nhấn NEXT xuất hiện cửa sổ tiếp theo để gõ tựa đề chính của tập tin trình diễn ( Presentation title) và các tham số cuôi màn hình:
Chọn Date last update để máy tự điều chỉnh ngày soạn hoặc điều chỉnh tập tin, chọn Slide number để đánh số thứ tự Slide khi Slide xuất hiện ở cuối trang. Cuối cùng bấm Finish để kết thúc Wizard
Trên màn hình xuất hiện một số Slide theo yêu cầu của từng kiểu trình diễn và chọn để tự ý điền khuyết phù hợp với yều cầu riêng. Tuy Wizard có lợi ích là thực hiện tập tin trình diễn nhanh chóng nhưng cách sử dụng Wizard có thể không đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, trong trường hợp này ta có thể tạo một tập tin trình diễn hoàn toàn theo ý muốn từ đầu.
Sau đó nhấn chuột vào khung Click to add title để gõ tựa của tập tin trình diễn: ví dụ
Khi đặt con trỏ lên khung của tựa đề chính (title) của tập tin trình diễn, ta có thể điều chỉnh kích thước và vị trí của khung cho phù hợp. Sau đó nhấn chuột vào khung Click to add subtitle ( tưa phụ) để ghi các thông tin khác cần thiết.
Chúng ta có thể điều chỉnh phông chữ cho tựa đề chính và tựa đề phụ của các trang Slide bằng cách: Vào Format/ Font chọn font để đặt phông chữ, font style để chọn kểu chữ, size để chọn cỡ chữ
Để con trỏ ở viên khung để di chuyển con trỏ đến vị trí thích hợp hơn trong soạn thảo và trình diễn
Để thiết lập các tham số chung cần thiết cho toàn bộ tập tin trình diễn bằng Slide Master. Chọn View/ Master/ Slide Master:
Xuất hiện màn hình và các tham số của tập tin trình diễn để điều chỉnh các nội dung: (1) tựa Slide: (2) tựa khung văn bản: (3) ngày tháng soạn: (4) số thứ tự của Slide và các ghi chú khác.
Nhấn hoặc chọn nội dung muốn điều chỉnh, chọn menu Format/Front..
Để trình bày các chi tiết ở chân màn hình, chọn View/ Header and Footer, sẽ xuất hiện cửa sổ Header and Footer:
+ Nhấn Date and time nếu muốn xuất hiện thông tin ngày tháng soạn tập tin. Ngày tháng có thể chọn dạng cố định (Fixed) hoặc tự động điều chỉnh khi soạn lại ( Update automatically)
+ Nhấn Slide number nếu muốn hiện số thứ tự của mỗi Slide . Nhấn Footer nếu muốn ghi chú về tập tin và gõ vào ô dành sẵn.
+ Nhấn Don’t show on title slide nếu muốn trang đầu tiên không hiển thị các nội dung vừa kể trên
+ Nhấn Apply to All để các nội dung trênđược lưu vào tập tin và xuất hiện ở mọi Slide
+ Nếu muốn điều chỉnh khoảng cách dòng cho phù hợp ta chọn Format/ Line Spacing:
Cửa sổ line xuất hiện để điều chỉnh độ cao của hàng và khoảng cách giữa các hàng
+ Line spcing: độ cao của hàng
+ Before paragraph: cách thêm phía trên + After paragraph: cách thêm phía dưới
Ta trở về màn hình thứ nhất (hay là title Slide ) của tập tin trình diễn, để tạo các Slide tiếp theo, ta có thể nhấn vào biểu tượng New Slide hoặc vào insert/ New Slide hoặc nhấn tắt phím Ctrl+M
Gõ tựa đề Slide vào nội dung các trang, cần tuân thủ các quy định về trình bày đã nêu ở phần trên để không gây phản cảm trong khi trình chiếu tập tin
Lập lại tương tự cho các trang tiếp theo cho đến khi kết thúc nội dung. Trang kết thúc phải trình bày tóm tắt nội dung chính hoặc các kết luận được rút ra từ các vấn đề trên
4.2. Trình diễn động giữa các Slide ( Slide show animation) giữa các trang để tăng thêm độ hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của người học. Chọn Slide Show/ Custom Animation
Xuất hiện cửa sổ Custom Animation cung các thanh tác vụ
Trong hộp check to amimate slide objects: Chọn Slide trình diễn Entry amimate and sound: chọn kiểu, hướng xuất hiện khi trình diễn Kết nối đa môi trường vào MS Powerpoit
Điểm khá nổi bật của Powerpoit là có khả năng trình diễn đa môi trường (Multimedia) Microsoft Powerpoit có thể tự thực hiện được một số trình diễn động hoặc kết nối với các tập tin da môi trường khác. Một số tập tin đa môi trường mà Powerpoit có thể thực hiện hoặc kết nối là:
Biểu đồ hoặc đồ thị di động: Chọn biểu tượng Chart trên màn hình Powerpoit hoặc vào insert / Chart tại một Slide mối sẽ xuất hiện biều đồ và bảng số liệu cho chương trình tạo sẵn như sau:
Thay thế các nội dung theo yêu cầu trình bày. Ví dụ thay bảng mẫu của chương trình bằng bảng thống kê khả năng học tập theo các phương pháp dạy khác nhau dưới đây:
Nghe Nhìn Làm Mult Học 20 30 50 90 Trang Slide sau khi thay thế số liệu như sau:
Nhập tựa đề cho Slide “ Kết quả học tập và Multimedia”
Làm xuất hiện cửa sổ tác vụ Custom Animation trong cột tác vụ (Task Pane)
Chọn Add Effect, xuất hiện cửa sổ, chọn Enrance, chọn Fly In
Xuất miện cửa sổ Custom Animation, chon On Click trong mục Start ( chỉ chuyển động khi bấm chuột). Thử chuyển động với nút Play để xem chuyển động văn bản trong Slide đang xét hoặc Slide Show để xem chuyển động từ trang đang xét đến hết tập tin trình diễn đã soạn.
Nếu muốn tạo chuyển động chung cho tất cả các Slide trong tập tin trình diễn, có thể tiến hành tương tự trên với Slide Master thay vì cho một slide: Chọn View/ Slide Master và lập lại toàn bộ các thao tác như trên
Trong quá trình trình diễn nội dung bài giảng Powerpoit có thể khai thác một số đặc điểm để giúp học sinh tập trung chú vào bài giảng:
Làm mờ các nội dung vừa trình bày xong: Chỉ có nội dung trình bày được hiện rõ, điều này giúp học sinh dễ theo dõi và tập trung vào nội dung chính đang trình bày. Trong cột tác vụ (Tast Pane) Custom Animation, Nhấn vào dấu Other Tast panes, xuất hiện lựa chon bổ sung. Chọn Effect Options:
Vì hiệu ứng chuyển động đang chọ fly In, nên sẽ xuất hiện cửa sổ Fly In với ba thẻ là Effect ( hiệu ứng), Timing ( định thời gian và Text Animation ( cách văn bản chuyển động). ở thẻ hiệu ứng, chiều chuyển động từ dưới lên (From Bottom) như đã chọn. Có khả năng lựa chọn Smooth start (bắt đầu nhẹ nhàng) và Smooth end (dừng lại nhẹ nhàng), ta muốn sau khi chuyển động, nội dung trình bày sẽ mờ đi bằng cách đánh dấu vào Other Tast panes của phần After animation(sau khi chuyển động), nhấn chuột vào màu tuỳ chọn để văn bản sẽ mờ đi.
Tạo âm thanh cho chuyển động trong văn bản: Ta cũng có thể tạo âm thanh cho mỗi lần xuất hiện văn bản để kích thích sự chú y của người học. Nhấn vào Other Tast panes của phần Sound (âm thanh) và chọn Typerwriter ( tiếng của âm chữ)
Cuối cùng nhấn OK điều chỉnh thanh cuộn để trở về slide thứ nhất (Tittle slide. Lưu tập tin (Save) và chạy thử tập tin bằng cách chọn menu Slide Show/ View show hoặc nhấn F5 hoặc nhấn vào biểu tượng Slide Show dưới góc trái màn hình. Khi trình diễn nội dung sau khi trình bày sẽ mờ đi, nội dung đang trình bày văn hiện rõ
Trở về màn hình gốc của tập tin trình diễn, ngay dưới trang slide là trang ghi chú (notes pages) với hướng dẫn “ Click to add text”. Nhấn vào View/ Notes page, gõ nội dung những chi tiết cần trình bày trong báo cáo vào Click to add note, thực hiện các ghi chú tương tự cho các tập tin khác nếu cần.
Hình thức của trang slide và phần ghi chú có thể được xem trước trong Print Preview: chọn menu File/ Print Preview trong cửa sổ Print Preview xuất hiện menu.
Nhấn vào biểu tượng của menu Print What sẽ xuất hiện hộp lựa chọn: + Slide (in các trang) cho phép in tất cả các trang slide theo hình thức xuất hiện thực trên màn hình
+ Handouts (in bản phân phát): in các bản phân phát cho học sinh, cho phép lựa chọ để in ra từ một đến chín trang mỗi trang, có dành chỗ trống để người nghe ghi chú nếu cần.
+ Notes page ( bản ghi chú của diễn giả ) gồm slide thực và các ghi chú thêm để trìng bày của diễn giả
+ Outline View chỉ in nội dung chung của các slide
Nhấn Print để in trang ghi chú, nếu muốn phân phát cho người học 4 slide in dồn trong một trang, chọn Handouts (4 slide per page), sẽ được phân phát có dạng như sau khi in:
4.3. Những yêu cầu cơ bản của trình diễn powerpoint trong giảng dạy - Luôn luôn nhớ nguyên tắc đơn giản và rõ ràng.
- Đừng sao chép nguyên văn bài giảng hay báo cáo vào các slide mà cần trình bày lại theo hướng tinh giản và biểu tượng hoá nội dung, tận dụng ưu thế Multimedia của Microsoft Powerpoit.
- Nhất quán trong thiết kế.
+ Đừng đổi màu trên mỗi slide vì ta có thể là được điều đó. Có những lúc cần thay đổi mục tiêu thảo luận đây chính là lúc có thể thay đổi màu sắc của slide. Luôn nhớ rằng người dạy cần học sinh tập trung vào nội dung cần trình bày chứ không phải màu sắc, đồ hoạ.
+ Chọn kiểu trình bày cân đối hoặc bất đối. Một khi đã quyết định phải nhất quán với trình bày đã chọn.
+ Đồng bộ: Dùng các front, khung, nền và trình bày tương tự nhau trong xuốt bài giảng. Không nên dùng các front chữ kiểu hoặc nhìn khi phóng lớn.
- Chỉ nên đưa ra một ý tưởng lớn trong một slide. Tất cả văn bản, đồ hoạ, phim, biểu đồ... cần phả ánh được ý tưởng chính muốn thể hiển trên màn hình. Nếu có nhiều ý tưởng cần thể hiện hãy tạo slide mới cho từng ý tưởng chính. Nếu các điều trình bày trên một màn hình slide không kết hợp sẽ xẩy ra sư bất ổn trong nhận thức và ý tưởng không thể truyền đạt đến học sinh.
- Không sử dụng quá hai kiểu front trong một slide. Có thể sử dụng cách viết đậm, nghiêng. Nếu cần nhấn mạnh các khái niệm cần phân biệt.
- Không tạo quá bốn chấm đầu dòng cho các nội dung văn bản trong một slide. Tuỳ yêu cầu của trang có thể để nguyên tất cả các chấm đầu dòng đã trình bày hoặc làm mờ các nội dung đã trình bày để người nghe tập trung hơn vào điều đang đề cập.
- Chọn đồ hoạ cẩn thận trong trình diễn, chúng có thể trợ giúp đáng kể khả năng lĩnh hội của người học, ngược lại nếu khôngchọn lựa phù hợp chúng sẽ gây phân tán sự chú ý hoặc tạo quá trình tư duy lệch lạc.
- Chọn kích cỡ front và khuôn mẫu thích hợp với môi trường trình diễn.