II. Hệ thống mạng dạy học nhà trường
Thêm câu hỏi vào chủ đề
+ B1: Chọn mục Insert / New Question hoặc chọn biểu tượng trên thanh công cụ. Sau đó nhập câu hỏi và đáp án
+ B2: Lưu câu hỏi của chủ đề vừa soạn:Chọn File / Save Làm đề thi với chương trình Editor
+ B2: Mở tiện ích làm đề thi của chương trình, chọn System / Build Test Document hoặc kích chọn biểu tượng Build Test trên thanh công cụ
Chọn hình thức sử dụng đề thi
+ Tập tin đề thi: Lưu đề thi ra tập tin để sử dụng hình thức làm bài thi trên máy. Sử dụng mục ấn định tập tin đề thi để chọn đường dẫn và tên tập tin đề thi.
+ Xem đề thi: Xem đề thi trên màn hình trước khi in ra
+ In đề thi ra máy in: Upload đề thi trên server, sử dụng hình thức làm bài thi trên mạng Internet. Trong trường hợp này ta sử dụng làm đề thi lưu ra tập tin, khi đó chọn mục ấn định đề thi ra tập tin để chọn mục và tên tập tin
Chọn tập tin dữ liệu câu hỏi trắc nghiệm, Nhập vào tập tin câu hỏi nguồn, trong hộp thoại mở tập tin chọn tập tin dữ liệu câu hỏi.
Chọn Open, trong danh sách tập tin dữ liệu câu hỏi kích chọn mục tiêu đề, ấn định số câu hỏi từng mức cho phần này.
Chọn OK, nhập dữ liệu câu hỏi cho các phần khác của đề thi thực hiện như trên. Nhập đầu đề của đề thi “Nội dung thông báo đầu mỗi đề thi”, ấn định số đề thi sẽ tạo, thời gian làm bài, tổng số điểm và tựa đề bài thi (Tựa đề bài thi nhập bình thường, có dấu nội dung này sẽ hiển thị trên hộp chọn của chương trình làm bài trắc nghiệm Test)
Chọn số phần hiển thị đề thi
Trong trường hợp cần thiết cần ấn định chế độ tự động chèn nội dung âm thanh, hình ảnh để khi mở đề ra là chươg trình tự động phát thanh và phát hình ngay.
Đặt hệ số tính điểm cho mỗi câu hỏi, chọn mục hệ số, thực hiện các ấn định, sau đó bấm OK. Sau khi nhập đầy đủ các thông số trên, chọn mục tạo đề. Đề thi sẽ được tạo ra các ấn định mà người dùng đã thực hiện. Trong qúa trình soạn thảo câu hỏi thi trắc nghiệm chúng ta thực hiện một số thao tác chèn đối tượng, hình ảnh, ký hiệu, câu hỏi tự luận, phim ảnh vào câu hỏi trắc nghiệm như sau:
Chèn ký hiệu:
+ B1: Lựa chọn vị trí cần chèn: + B2: Chọn Edit / Insert Symbol
+ B3: Chọn ký tự cần chèn + B4: Chọn Insert
Chèn âm thanh, phim, ảnh
+ B1: Chọn vị trí cần chèn + B2: Edit / Insert Media Object
+ B3: Chọn tập tin âm thanh, phim, ảnh trong hộp Open File rồi chọn OK
Các thông có thể ấn định bao gồm giới hạn số lần thực hiện (The playing times is limited by) và khoảng thời gian giữa hai lần thực hiện (The delay interval in seconds). Các thông tin này sẽ xác định cách thức thực hiện đối tượng trong quá trình đề thi được sử dụng với chưong trình Test
Chèn câu hỏi tự luận:
+ B1: Chọn vị trí cần chèn
+ B2: Chọn Edit / Insert Essay Object.
+ B3: Xác định câu hỏi tự luận hoặc vấn đề cho đối tượng tự luận bằng cách double click lên biểu tượng
+ B4: Nhập nội dung câu hỏi vào hộp phía trên của màn hình soạn thảo câu hỏi tự luận.
+ B5: Sau đó đóng màn hình này và chọn dữ liệu vừa nhập ấn định mức, nhóm câu hỏi
+ B6: Di chuyển trỏ đến vùng nội dung câu hỏi + B7: Chọn biểu tượng Group Level
* Mã số câu hỏi: Mã số câu hỏi do chương trình tự động tạo ra. * Mức: Mức khó của câu hỏi, chương trình cho phép xác định mức khó từ 1 đến 16
* Ký hiệu nhóm: Nhóm các câu hỏi cùng loại liên tiếp nhau trong mà hình soạn thảo được đặc trưng bằng một ký tự.
Các mục chọn câu hỏi .
* Xem câu hỏi: Chuyển đến câu hỏi có mã số tương ứng.
* Đặt mức nhóm: Đặt mức hoặc nhóm cho các câu hỏi mà người sử dụng đánh dấu chọn trước khi vào mục này
Tạo bảng đáp án và bảng trả lời: Sử dụng tiện ích của Editor để tự động tạo bảng đáp án và bảng trả lời, sau khi chọn mục tạo đề
+ Nếu in trực tiếp ra máy in: Bảng đáp án và bảng trả lời của thí sinh được in tự động.
+ Nếu xem trước đề thi: Trong màn hình soạn thảo, kích phải chuột lên biểu tượng của bảng cần in, chọn “ Publish”
Chấm điểm các bài thi:
+ Chấm điểm tự động trên thiết bị Scanner với chường trình Mark Scanner
+ Chấm thủ công bằng cách so khớp bảng trả lời với bảng đáp án đã được đục lỗ
6.2.2. Làm bài thi với chương trình Test
Giao diện test được thiết kế theo thứ tự và được đánh số, người thực hiện trả lời các câu hỏi theo trình tự tuỳ ý. Khi đã trả lời một câu hỏi bất kỳ, thi sinh có thể quay trở lại câu hỏi đó để chỉnh lại sửa. Trong trường
hợp có nhiều phương án, ở mỗi thời điểm chương trình text tự động giới hạn các câu hỏi được hiển thị ở phần nội dung cho phép. Các phần khách chưa đến giờ hoặc đã quá thời gian cho phép sẽ được tự động cất đi.
Các thao tác làm bài thi
Trả lời một câu hỏi:
Kích một mục đã lựa chọn xác định mà thí sinh muốn chọn ( đối với câu hỏi một lựa chọn), câu trả lời của thí sinh sẽ được ghi nhận. Click các mục lựa chọn xác định mà thí sinh muốn chọn ( Câu hỏi nhiều lựa chọn), khi số lựa chọn của thí sinh bằng số lựa chọn cho phép, chương trình tự động cấm các mục khác.
Đối với câu hỏi cho phép một lựa chọn, khi chọn một lựa chọn khác của câu hỏi, phần lựa chọn trước đố sẽ tự động huỷ bỏ. Đối với câu hỏi nhiều lựa chọn, thi sinh phải làm thao tác bỏ một lựa chọn đã chọn bằng cách click chọn lại mục lựa chọn này,
Đối với nội dung media, nếu đề thi không ở chế độ thực hiện tự động thì thao tác double – click hoặc phím Ctrl + Enter sẽ giúp mở và thực hiện các nội dung nay.
Di chuyển giữa các câu hỏi.
Kích chọn danh sách câu hỏi bên trái để đi tới câu hỏi bạn cần. Kích hoạt các đối tượng phim, ảnh, âm thanh trongcửa sổ riêng. Thực hiện: Double - Click ở góc trái của dối tượng hoặc di chuyển con trỏ đến cạnh trái của đối tượng gõ phím Ctrl + Enter:
Các thao tác với bàn phím khi soạn ythảo và làm bài thi với text
Ctrl+Enter Đưa đối tượng bên phải con trỏ soạn thảo vào cửa sổ riêng.
Ctrl+T Chuyển sang màn hình làm bài
Ctrl+Q Chuyển sang màn hình danh sách câu hỏi
Ctrl+S Mở hộp thoại chỉnh sửa thông tin thí sinh
Ctrl+F Chuyển đến câu hỏi đầu tiên
Ctrl+P Chuyển đến câu hỏi trước câu hỏi hiện hành
Ctrl+N Chuyển đến câu hỏi sau câu hỏi hiện hành
Ctrl+O Mở đề thi khác
Ctrl+A Xem kết quả
Ctrl+E Tự động chuyển sang phần kế tiếp
Ctrl+MouseWheel
Ctrl+Up/Down Key
Tài liệu tham khảo
1. Tổ chức hoạt động dạy học – Hà Nhật Thăng, lê Tiến Hùng 2. Phương pháp giảng dạy tin học – Nguyễn Ngọc Thành.
3. Mạng máy tính và các hệ thống mở.- Nguyễn Thúc Hải – NXBGD, Hà Nội 1997
4. Sổ tay sử dụng Internet- NXBKHKT 5. Sổ tay sử dụng E- Mail - NXBKHKT 6. Tin học cho người mới bắt đầu
7.Internet/ Intranet and application – Vietnam information Technology Training institute .