An toàn LĐ, vệ sinh LĐ

Một phần của tài liệu Chuyen de 1-Phap luat pot (Trang 54 - 55)

- Psản DN và psản cá nhân:

5. An toàn LĐ, vệ sinh LĐ

Người SD LĐ có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ LĐ, bảo đảm an toàn LĐ, vệ sinh LĐ và cải thiện điều kiện LĐ cho người LĐ. Người LĐ phải tuân thủ các quy định về an toàn LĐ, vệ sinh LĐ và nội quy LĐ của DN. Mọi tổ chức và cá nhân có liên quan đến LĐ, sản xuất phải tuân theo p luật về an toàn LĐ, vệ sinh LĐ và về bảo vệ môi trường.

Người SD LĐ phải bảo đảm nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Người SD LĐ phải định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo tiêu chuẩn an toàn LĐ, vệ sinh LĐ.

Người LĐ làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân. Người SD LĐ phải bảo đảm các phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn chất lượng và quy cách theo quy định của p luật.

Khi tuyển dụng và sắp xếp LĐ, người SD LĐ phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khoẻ quy định cho từng loại việc, tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người LĐ về những quy định,

biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh và những khả năng tai nạn cần đề phòng trong công việc của từng người LĐ. Người LĐ phải được khám sức khoẻ khi tuyển dụng và khám sức khoẻ định kỳ theo chế độ quy định. Chi phí khám sức khoẻ cho người LĐ do người SD LĐ chịu. DN có trách nhiệm tổ chức chăm lo sức khoẻ cho người LĐ và phải kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người LĐ khi cần thiết.

Người tàn tật do bị tai nạn LĐ, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng LĐ và được phục hồi chức năng LĐ; nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa LĐ. Người SD LĐ phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn LĐ hoặc bệnh nghề nghiệp. Người LĐ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn LĐ, bệnh nghề nghiệp. Người SD LĐ có tr nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng lương cho người LĐ bị suy giảm khả năng LĐ từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn LĐ, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người LĐ. Trường hợp do lỗi của người LĐ, thì cũng được trợ cấp một khoản tiền >= 12 tháng lương.

Một phần của tài liệu Chuyen de 1-Phap luat pot (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w