II. HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC KD, THƯƠNG MẠ
3. Giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mạ
- Tòa án nhân dân
Thương lượng là phương thức tốt nhất để giải quyết các tranh chấp trong KD vì nó đáp ứng được những yêu cầu như đã nêu trên. Thương lượng là phương thức được các bên tranh chấp tự nguyện lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn, phần lớn tranh chấp trong KD được giải quyết bằng phương thức này. NN khuyến khích áp dụng phương thức tự thương lượng để giải quyết tranh chấp trên tinh thần hoàn toàn tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên. Chính vì vậy, p luật không đưa ra bất cứ quy định nào cho phương thức tự thương lượng.
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba là cá nhân hoặc tổ chức đóng vai trò là trung gian hòa giải để hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp. Kết quả hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp và uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng của trung gian hòa giải. Quyết định cuối cùng của việc giải quyết tranh chấp không phải của trung gian hòa giải mà hoàn toàn phụ thuộc các bên tranh chấp. Trung gian hòa giải có những lợi thế nhất định đối với việc giải quyết các tranh chấp KD thương mại có nội dung phức tạp, các bên ít hiểu biết đối với nhau. Ở VN, thực tiễn phương thức này ít được áp dụng.
Khác với hai phương thức giải quyết tranh chấp KD thương mại: thương lượng và hòa giải chủ yếu do các bên tự định đoạt không thông qua cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Hai phương thức giải quyết tranh chấp: trọng tài thương mại và tòa án nhân dân phải thông qua cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và phải tuân theo trình tự, thủ tục tố tụng theo quy định của p luật.
Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có một số ưu điểm như tính chung thẩm và hiệu lực của quyết định
trọng tài đối với việc giải quyết tranh chấp; tính bí mật; tính liên tục; tính linh hoạt; tiết kiệm thời gian; không bị ràng buộc bởi nguyên tắc lãnh thổ, các bên có quyền lựa chọn mô hình trọng tài, lựa chọn trọng tài viên để giải quyết vụ tranh chấp, duy trì được quan hệ đối tác; trọng tài cho phép các bên SD được kinh nghiệm của các chuyên gia.
Việc giải quyết tranh chấp qua Toà án cũng có nhiều lợi thế, như (i) Toà án là cơ quan đại diện cho quyền lực tư pháp của NN nên các quyết định, bản án của Toà án mang tính cưỡng chế thi hành đối với các bên; (ii) với nguyên tắc hai cấp xét xử, những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp có khả năng được phát hiện và khắc phục kịp thời; (iii) với điều kiện thực tế ở VN, thì án phí Toà án thấp hơn lệ phí Trọng tài. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp qua Toà án cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định mà đáng kể nhất là thủ tục Toà án quá chặt chẽ làm thời gian giải quyết tranh chấp thường bị kéo dài; khả năng tác động lên quá trình tố tụng của các bên là rất hạn chế.
3. Giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại thương mại
3.1. Các tổ chức Trọng tài thương mại ở VN VN
Hiện tại, ở VN có các tổ chức Trọng tài thương mại sau đây:
- Các Trung tâm Trọng tài được thành lập tại thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ vào tình hình phát triển k tế - xã hội của địa phương, tại các địa phương khác có thể thành lập thêm các Trung tâm Trọng tài. Các Trung tâm Trọng tài này được thành lập và hoạt động theo Luật trọng tài thương mại (trước ngày 01/01/2011 thực hiện theo Pháp lệnh Trọng tài thương mại ngày 25 tháng 2 năm 2003).
Các Trung tâm Trọng tài k tế được thành lập trước ngày Luật Trọng tài thương mại có hiệu lực
(trước ngày 01/01/2011) không phải làm thủ tục thành lập lại nhưng phải sửa đổi, bổ sung điều lệ, quy tắc tố tụng trọng tài cho phù hợp với quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực. Trường hợp hết thời hạn này mà không sửa đổi, bổ sung điều lệ, quy tắc tố tụng trọng tài, các Trung tâm trọng tài sẽ bị thu hồi Giấy phép thành lập và phải chấm dứt hoạt động.
Theo Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 trước đây, trọng tài thương mại ở VN được tổ chức theo hai mô hình: Trọng tài thường trực với hình thức thành lập là Trung tâm trọng tài thương mại. Tuy nhiên, thực tế ở VN, các trung tâm trọng tài thương mại đang hoạt động chủ yếu theo mô hình trọng tài thường trực. Mô hình trọng tài thứ hai là trọng tài vụ việc, mô hình trọng tài này không có trụ sở thường trực, chỉ giải quyết các vụ việc theo yêu cầu và tự giải tán khi giải quyết xong. Thực tiễn ở VN cho đến nay, mô hình trọng tài này ít hoạt động.
Có một số điểm cần chú ý đối với các bên tranh chấp trong việc SD dịch vụ từ các tổ chức trọng tài thương mại của VN. Một là, tất cả các tổ chức trọng tài thương mại hiện nay đều là các tổ chức phi CP, là các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tham gia giải quyết các tranh chấp theo sự thỏa thuận, yêu cầu của các bên. Trong hoạt động, các tổ chức trọng tài thương mại hiện nay không được nhân danh quyền lực NN, hoàn toàn khác với hoạt động của hệ thống Trọng tài k tế NN trước đây. Hai là, các tổ chức trọng tài thương mại này phần lớn là những tổ chức trọng tài thường trực. Các Trung tâm Trọng tài có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở, có thể có chi nhánh, văn phòng đại diện, có Điều lệ, Quy tắc tố tụng trọng tài, có Ban điều hành với danh sách các Trọng tài viên, tồn tại độc lập với các tranh chấp.
3.2. Thẩm quyền của Trọng tài thương mại mại
Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại. Đó là những tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại hoặc là những tranh chấp giữa các bên mà p luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài (Điều 2 Luật Trọng tài thương mại).
Như vậy, thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài thương mại là các vụ tranh chấp mà trong đó các bên tranh chấp là những cá nhân, cơ quan, tổ chức VN hoặc nước ngoài và trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận việc giải quyết bằng trọng tài.
Trong tố tụng trọng tài thương mại, người ta phân biệt các tranh chấp có yếu tố nước ngoài để xác định áp dụng p luật của VN hay của nước ngoài khi giải quyết tranh chấp. Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại có một trong các yếu tố sau đây:
- Một bên hoặc các bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia.
- Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ có tranh chấp phát sinh ở nước ngoài.
- TS liên quan đến tranh chấp đó ở nước ngoài.
Nếu vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được (Điều 6 Luật Trọng tài thương mại).
3.3. Nguyên tắc của tố tụng trọng tài thương mại thương mại
Tố tụng trọng tài khác với tố tụng Tòa án ở những nguyên tắc áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp bằng
phương thức trọng tài phải thực hiện những nguyên tắc cơ bản sau đây:
a) Tranh chấp được giải quyết tại trọng tài nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài
Thỏa thuận trọng tài là văn bản hoặc thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài. Thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản, có thể là điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc là một thỏa thuận riêng. Trường hợp thỏa thuận trọng tài nằm trong hợp đồng thì điều khoản trọng tài tồn tại độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng tài.
Thỏa thuận trọng tài là điều kiện tiên quyết cho việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài phải là thỏa thuận trọng tài có hiệu lực plý. Thỏa thuận trọng tài bị coi là vô hiệu trong những trường hợp sau đây:
- Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật Trọng tài thương mại.
- Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của p luật.
- Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
- Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật Trọng tài thương mại.
- Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
- Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của p luật.
b) Hình thức giải quyết tranh chấp bằng Hội đồng Trọng tài
Tranh chấp giữa các bên được giải quyết bằng Hội đồng Trọng tài. Tùy theo từng vụ tranh chấp mà các bên thỏa thuận Hội đồng Trọng tài có một trọng tài viên duy nhất hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên. Có hai loại Hội đồng Trọng tài là Hội đồng Trọng tài do Trung tâm Trọng tài tổ chức và Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập. Đối với Hội đồng Trọng tài do Trung tâm Trọng tài tổ chức, trọng tài viên phải được chọn trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài mà các bên đã lựa chọn và yêu cầu giải quyết vụ tranh chấp. Đối với Hội đồng trọng tài do các bên thành lập (thường gọi là trọng tài vụ việc, tự giải thể sau khi kết thúc giải quyết vụ tranh chấp). Trọng tài viên có thể thuộc danh sách hoặc ngoài danh sách Trọng tài viên của các Trung tâm Trọng tài của VN.
Loại Hội đồng Trọng tài cụ thể SD để giải quyết vụ tranh chấp do các bên lựa chọn.
c) Khi giải quyết tranh chấp, Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư, phải căn cứ vào p luật và tôn trọng thỏa thuận của các bên
Công dân VN được làm Trọng tài viên nếu có đủ những điều kiện cơ bản sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;
- Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;
Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được những yêu cầu nêu trên cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.
Trung tâm trọng tài có thể quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Trọng tài thương mại đối với Trọng tài viên của tổ chức mình.
Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức đang công tác tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án không được làm Trọng tài viên.
Trọng tài viên phải từ chối giải quyết vụ tranh chấp trong những trường hợp sự tham gia của mình không bảo đảm tính độc lập, khách quan, vô tư.
Trong quá trình tố tụng trọng tài, quyền tự định đoạt của các bên được tôn trọng thông qua những quy định các bên có thể tự hòa giải hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải. Những thỏa thuận của các bên qua hòa giải được Hội đồng Trọng tài chấp thuận, kể cả những thỏa thuận trong phiên họp giải quyết vụ tranh chấp trước khi Hội đồng Trọng tài ra Quyết định trọng tài.
d) Nguyên tắc áp dụng p luật để giải quyết vụ tranh chấp
- Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng p luật VN để giải quyết tranh chấp.
- Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng p luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng p luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.
- Trường hợp p luật VN, p luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu
việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của p luật VN.
3.4. Các giai đoạn của tố tụng trọng tài thương mại thương mại
Tố tụng trọng tài có thể khái quát thành những giai đoạn cơ bản sau đây:
a) Khởi kiện
Tùy theo loại Hội đồng Trọng tài mà các bên đã lựa chọn, nguyên đơn gửi đơn kiện đến Trung tâm Trọng tài hoặc gửi cho bị đơn. Kèm theo đơn kiện phải có bản chính hoặc bản sao thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu chứng cứ. Bị đơn phải gửi bản tự bảo vệ cho Trung tâm Trọng tài hoặc gửi cho nguyên đơn.
Nguyên đơn phải nộp tạm ứng phí trọng tài và bên thua kiện phải chịu phí trọng tài, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Thời hiệu khởi kiện giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài được xác định như sau: Đối với vụ tranh chấp mà p luật chuyên ngành có quy định thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện thực hiện theo quy định đó của p luật chuyên ngành. Đối với vụ tranh chấp mà p luật không quy định thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
Địa điểm giải quyết vụ tranh chấp do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì Hội đồng Trọng tài quyết định nhưng phải bảo đảm thuận tiện cho các bên trong việc giải quyết. Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ VN hoặc ngoài lãnh thổ VN.
b) Thành lập và hoạt động của Hội đồng Trọng tài
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không quy định khác, Bị đơn phải chọn Trọng tài viên cho mình và báo cho Trung tâm trọng
tài biết hoặc đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên. Nếu bị đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;
Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn, các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên hoặc thống nhất yêu cầu chỉ định Trọng tài viên cho mình. Nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên, thì chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn. Các Trọng tài viên này bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài hoặc Chủ tịch Trung tâm