II. HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC KD, THƯƠNG MẠ
3. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
mạnh
3.1. Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh không lành mạnh
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của DN trong quá trình KD trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức KD, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của NN, quyền và lợi ích hợp pháp của DN khác hoặc người tiêu dùng37.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh có các dấu hiệu cơ bản sau:
- Là hành vi của DN nhằm mục đích cạnh tranh;
- Nhằm vào đối thủ cạnh tranh cụ thể, xác định được;
- Trái với các chuẩn mực đạo đức KD hoặc trái với p luật (cũng là trái đạo đức);
- Gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh hoặc cho người tiêu dùng.
P luật quy định nội dung của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cụ thể. Mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều bị cấm tuyệt đối, không có sự miễn trừ. Chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh là một quyền plý của người KD.
3.2. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh mạnh
a)Chỉ dẫn gây nhầm lẫn 36Xem các điều 18, 19, 20 Luật Cạnh tranh. 37Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004
Là hành vi SD chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu KD, biểu tượng KD, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của p luật để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh
b) Xâm phạm bí mật KD
Theo Luật Cạnh tranh (Khoản 3 Điều 10) bí mật KD là thông tin có đầy đủ các điều kiện: (i) Không phải là hiểu biết thông thường; (ii) Có khả năng áp dụng trong KD và khi được SD sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không SD thông tin đó; (iii) Được CSH bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
DN bị cấm thực hiện các hành vi xâm phạm bí mật KD sau đây:
- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật KD bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật KD đó;
- Tiết lộ, SD thông tin thuộc bí mật KD mà không được phép của CSH bí mật KD;
- Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật KD của CSH bí mật KD đó;
- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật KD của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của p luật liên quan đến KD, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan NN hoặc SD những thông tin đó nhằm mục đích KD, xin cấp giấy phép liên quan đến KD hoặc lưu hành sản phẩm.
c) Ép buộc trong KD
Các hành vi ép buộc, đe doạ khách hàng và đối tác KD của đối thủ cạnh tranh để bắt họ không được giao dịch hoặc ngừng giao dịch với đối thủ cạnh tranh được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh
và bị p luật nghiêm cấm. Luật Cạnh tranh (Điều 42) quy định: "Cấm DN ép buộc khách hàng, đối tác KD của DN khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với DN đó".
d) Gièm pha DN khác
Theo Luật Cạnh tranh (Điều 43), các DN bị cấm gièm pha DN khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động KD của DN đó.
đ) Gây rối hoạt động KD của DN khác Theo Luật Cạnh tranh (Điều 44), các DN bị cấm gây rối hoạt động KD hợp pháp của DN khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động KD của DN đó
e) Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Với bản chất là một hoạt động xúc tiến thương mại (là quá trình thông tin nhằm định hướng hành vi mua, bán hàng hóa và SD dịch vụ của khách hàng), quảng cáo là phương pháp quan trọng giúp DN cạnh tranh, giành thị phần cho mình trên thị trường hàng hoá, dịch vụ. Nhằm đạt được mục tiêu xúc tiến thương mại ở mức độ tối ưu, DN dễ có thể thực hiện quảng cáo không trung thực về giá trị và chất lượng thật của hàng hóa, sản phẩm với tính chất cạnh tranh không lành mạnh. Theo Luật Cạnh tranh (Điều 45), các DN bị cấm thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây:
- So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của DN khác;
- Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;
- Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây:
+ Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn SD, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công; cách thức SD, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;
+ Cách thức SD, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;
+ Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.
- Các hoạt động quảng cáo khác mà p luật có quy định cấm.
g) Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Theo Luật Cạnh tranh (Điều 46), các DN bị cấm thực hiện các hoạt động khuyến mại sau đây:
- Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng;
- Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng;
- Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại;
- Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại do DN khác sản xuất mà khách hàng đó đang SD để dùng hàng hóa của mình;
- Các hoạt động khuyến mại khác mà p luật có quy định cấm.
h) Phân biệt đối xử của hiệp hội
Hiệp hội ngành nghề bao gồm hiệp hội ngành hàng và hiệp hội nghề nghiệp, gọi chung là hiệp hội, được thành lập trên cơ sở sự tự nguyện của các DN thành viên có chung lợi ích, là nơi cung cấp các thông tin đã được xử lý về các lĩnh vực trên thị trường trong nước và quốc tế, nơi học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các DN. Với vai trò của mình, thông qua những
hành động nhất định, hiệp hội có thể tạo ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN. Theo Luật Cạnh tranh (Điều 47), hiệp hội ngành nghề bị cấm thực hiện các hành vi sau đây:
- Từ chối DN có đủ điều kiện gia nhập hoặc rút khỏi hiệp hội nếu việc từ chối đó mang tính phân biệt đối xử và làm cho DN đó bị bất lợi trong cạnh tranh;
- Hạn chế bất hợp lý hoạt động KD hoặc các hoạt động khác có liên quan tới mục đích KD của các DN thành viên.
i) Bán hàng đa cấp bất chính
Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau;
- Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của DN hoặc của người tham gia;
- Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích k tế khác từ kết quả tiếp thị, bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được DN bán hàng đa cấp chấp thuận.
Bán hàng đa cấp chỉ bị cấm trong trường hợp được thực hiện một cách không lành mạnh. Theo Luật Cạnh tranh (Điều 48), DN bị cấm thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp:
- Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
- Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại;
- Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích k tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
- Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia.