Việc quy hoạch đào tạo với các em thiếu niên (từ 7 đến 11 tuổi – ND) trong thể thao đỉnh cao.

Một phần của tài liệu Các Khái niệm cơ bản về Bóng bàn với Richard Prause (Trang 41 - 42)

thể thao đỉnh cao.

Ở cuối Bản Tin, chúng tôi đã nói về quy hoạch đào tạo ở hạng thấp và trung bình. Bây giờ chúng tôi muốn nói đến trình độ không chuyên cao hơn và trong số báo tiếp theo sẽ nói vềb các VĐV chuyên nghiệp. Nếu tôi nghĩ về các đội khu vực của Hiệp hội bóng bàn Đức, bạn có thể giả định rằng các em ở tuổi 12 - 17 sẽ tập luyện bốn lần một tuần. Ở đây, việc quy hoạch đào tạo có một ý nghĩa khác so với nhóm mà chúng tôi đã nói đến lần trước. Vậy chính xác là về những gì ?

Trong số những cầu thủ này, dĩ nhiên chúng tôi sẽ tìm ra một số em có thiên hướng coi BB là nghề nghiệp chuyên nghiệp. Việc tập luyện 4 lần một tuần hầu như là quá ít đối với số này. Nhưng trung bình thì con số này là được. Ở các nước khác, đặc biệt là ở châu Á, khối lượng (tập luyện – ND) cao hơn rất nhiều. Nếu chúng ta thảo luận việc tập luyện bốn lần mỗi tuần, chúng ta cũng phải xem xét kỹ bốn buổi tập. Việc rèn luyện thể lực, mà cũng rất quan trọng ở cấp độ này, phải được bổ sung vào các buổi tập khác.

Cơ cấu tập luyện cho các nhóm đối tượng này là gì?

Đương nhiên, kế hoạch tập luyện tại đầu mùa sẽ tuân theo các quy tắc của thời kỳ tập luyện. Điều đó có nghĩa là các bài tập động tác chân sẽ được thực hiện nhiều hơn và kéo dài lâu hơn. Ngoài ra, bạn cũng phải làm việc với các yếu tố kỹ thuật. Trong mùa tập luyện cần thay đổi các yếu tố chính. Lúc này các bài tập được thực hiện ngắn hơn và với các hình thức đa dạng hơn. Các kỹ thuật giao bóng và trả giao bóng cũng được đưa vào nhiều hơn. Các bài tập chiến thuật rất quan trọng và cần phải được quan tâm đến từng cá nhân của mỗi VĐV riêng rẽ. Mỗi 3 đến 4 tháng bạn cần phản ánh về bản thân và VĐV. Làm thế nào để các VĐV phát triển? Anh ta có được cải thiện trên các mục tiêu tập luyện chính để có thể thiết lập những mục tiêu mới? Huấn luyện viên cần suy nghĩ về điều này thường xuyên cùng với VĐV của mình cũng như với những VĐV trẻ hơn, từ 12 đến13 tuổi. Bên cạnh đó, cũng luôn rất quan trọng là cần có một kế hoạch B trong túi của bạn. Đặc biệt là vào cuối mùa tập luyện, khi sức lực đang ít dần đi, có thể sẽ ý nghĩa hơn để bỏ qua một buổi tập đã được lên kế hoạch và thực hiện một số tập luyện thể lực thay thế.

Sở thích cá nhân cũng là một yếu tố rất quan trọng. Tình hình với đội U15 hoặc đội U18 của Hiệp hội Bóng bàn Đức thì thế nào? Có phải tất cả được phát triển và lập kế hoạch đào tạo đúng như đã soạn ra trong chương trình đào tạo?

Chúng tôi thực hiện điều này một cách chính xác với những VĐV lớn tuổi và tôi chắc chắn rằng điều này cũng như vậy với các em nhỏ. Việc lập kế hoạch đào tạo chính xác không chỉ được thảo luận với các VĐV mà còn với các huấn luyện viên của họ ở địa phương. Bạn không thể phát triển một cầu thủ theo hướng mà anh ta không muốn, chắc chắn đó không phải là một huấn luyện viên quốc gia. Bạn phải làm việc cùng nhau để công bằng với các sở thích cá nhân của từng VĐV.

Sự phối hợp này có thể không phải lúc nào cũng dễ dàng, bởi vì cầu thủ trẻ trong các đội khu vực, nơi liên quan đến huấn luyện viên cấp 4. Có thể tự động phối hợp các vấn đề trong điều kiện đó không?

Đôi khi có thể sẽ gặp khó khăn. Khi đó, sẽ để cho huấn luyện viên quốc gia và "các kỹ năng mềm" của ông ta đưa tất cả các đối tượng vào cùng một định hướng. Đó là cách để ông ta có được các VĐV đầu ra tốt nhất. Nếu đó là cấp độ câu lạc bộ, khu vực hoặc quốc gia, thì tất cả họ đều chỉ có một mục tiêu: có được kết quả tốt nhất trong sự phát triển của một cầu thủ.

Trên đây chúng ta đã nói về việc đào tạo bóng bàn theo tuần, mỗi tuần bốn buổi cho thiếu niên. Vậy khi nào thì cần thiết cho một cầu thủ tăng cường khối lượng để đưa VĐV đó vào đội hình cao hơn của DTTB (Liên đoàn BB Đức – ND) hoặc đạt được thành tích quốc tế?

Cầu thủ đó phải chơi bóng bàn ở cấp độ cao nhất càng sớm càng tốt. Và VĐV đó phải chịu đựng áp lực đó. Nếu nhìn vào các cầu thủ của đội tuyển nam quốc gia hiện nay như Boll, Ovtcharov, Suess và Baum, tất cả các cầu thủ này đã tập luyện hầu như mỗi ngày kể từ khi họ 10 tuổi. Họ đã tham gia ít nhất là 5 buổi tập trong một tuần, cộng với các cuộc thi đấu ở những ngày cuối tuần, cộng với (thời gian – ND) ở các trại huấn luyện cấp khu vực và quốc gia. Ngoài sự cam kết tự nguyện của bản thân, các cầu thủ này đã được hỗ trợ bởi môi trường xung quanh như cha mẹ, huấn luyện viên của câu lạc bộ hoặc khu vực. Nếu bạn muốn ở vào trình độ hàng đầu, bạn cần phải luyện tập nhiều từ rất sớm. Tôi thực sự không thấy một VĐV nào đi theo con đường chuyên nghiệp tương đối muộn trong bóng bàn mà vươn lên hàng đầu.

Richard, anh là một ví dụ điển hình cho những người đi theo con đường chuyên nghiệp muộn. Tôi đã đạt được khá nhiều nhưng là một VĐV quốc gia thì tôi chỉ ở thứ hạng số ba hoặc bốn, vững chắc nhưng chắc chắn không phải là đứng đầu – hoặc là một VĐV xuất chúng. Ngay cả khi có những quan điểm khác nhau về chuyên môn thì một VĐV không đi theo con đường chuyên nghiệp chậm nhất khi anh ta 10 tuổi và tập luyện với khối lượng như đã nói ở trên thì sẽ không bao giờ trở thành một cầu thủ ưu tú.

Một số các cầu thủ trẻ đã không được đào tạo như vậy và cuối cùng bỏ cuộc.

Điều đó hoàn toàn bình thường, không phải tất cả mọi người đều có thể đương đầu được với điều đó và đột nhiên phát triển các kế hoạch khác của cuộc sống. Các tuyển thủ quốc gia hiện nay được quản lý như thế và đi theo con đường gian khổ này từ thời thơ ấu của họ - và những năm niên thiếu.

(Hết part 11)

Một phần của tài liệu Các Khái niệm cơ bản về Bóng bàn với Richard Prause (Trang 41 - 42)