Các bài tập không đều

Một phần của tài liệu Các Khái niệm cơ bản về Bóng bàn với Richard Prause (Trang 64 - 73)

……. Trong phần 17 của loạt bài, Richard Prause nhấn mạnh tầm quan trọng của các bài tập ngẫu nhiên vì các bài tập này sẽ cải thiện sự phán đoán và phản ứng.Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi thêm hoặc mong muốn nào hãy gửi cho chúng tôi một email, Richard sẽ trả lời.

Trong hai số báo gần đây nhất của Bản Tin, chúng ta đã bàn về việc tập luyện mang tính chắc chắn, còn được gọi là các bài tập có kiểm soát. Ngay khi các VĐV đang bước vào những khu vực rộng lớn các bài tập không thường xuyên. Ngay khi các cầu thủ đã vượt qua trình độ là những người mới bắt đầu chơi bóng, họ nên được chơi các bài tập không đều nhiều hơn.

Tại sao các bài tập này lại quan trọng đến thế và nguyên tắc cơ bản của các bài tập này là gì?

Nguyên tắc của các bài tập không đều là đường đi của bóng là không xác định một cách đều đặn và các cầu thủ - tương tự như trong một trò chơi - phải phản ứng kịp thời. Các bài tập ngẫu nhiên là rất quan trọng, bởi vì chúng gần với 1 trận đấu và bạn phải thực hiện các đường bóng mà bạn không thể dự đoán một cách dễ dàng và theo đó là tình hình của “thế trận” sắp tới. Điều này sẽ rèn kuyện khả năng dự đoán và nhận biết đối thủ của bạn khi thay đổi cú đánh trái tay sẽ xảy ra hoặc khi người chặn bóng sẵn sàng cho một cú công bóng.

Cái gì là quan trọng đối với khái niệm cơ bản của các bài tập không đều?

Một lần nữa nguyên tắc từ dễ đến khó sẽ được vận dụng. Các cầu thủ trẻ cần phải học những bài tập này từng bước một. Đối với ý niệm các bài tập ngẫu nhiên, bạn còn cần phải quan tâm đến mục tiêu của bài tập. Các câu hỏi đối với bài tập này có nhiều ý nghĩa cho người chơi và việc phối hợp liên quan đến độ khó sẽ đóng một vai trò quan trọng.

Ông có thể cho chúng ta một số ví dụ mà trong đó độ khó ngày càng tăng?

Đồng ý thôi, năm bài tập sau đây sẽ làm rõ điều đó.

Bài tập 1 (H.1)

Bài tập 2 (H.2)

Đây cũng là một dạng bài tập bán ngẫu nhiên nữa. Nhưng giờ đây, phía trái tay lại là phía có những đường bóng đột xuất. Điều này có nhiều khó khăn hơn. Vì vậy, bạn cần bắt đầu ở vị trí trung gian phía thuận tay. Điều quan trọng là bạn phải di chuyển về phía thuận tay với cả hai chân.

Bài tập 3 (H.3)

Nếu bạn muốn phối hợp các bài tập 1 và 2 với việc di chuyển chân nhiều hơn, bạn hãy áp dụng nguyên lý Falkenberg: Đánh quả 1 với cú trái tay, di chuyển (sang trái - ND) để đánh quả thuận tay từ phía bên trái tay đều đặn và sau đó bạn có thể nhận được 1 hoặc 2 quả bóng về phía góc thuận tay, một cách đột xuất.

Bài tập 4 (H.4)

Đây là bài tập không đều đúng nghĩa. Người chặn bóng chặn bóng đưa đến trên 3 / 4 bàn cho người giật. Người giật phải đánh tất cả các quả bóng trở lại phía trái tay của người chặn. Lúc này cứ mỗi khi có 1 quả chặn về phía xa bên trái tay thì người giật cần đánh trả bằng cú giật trái tay. Sau đó quay lại hướng thuận tay để tiếp tục các cú giật thuận tay.

Bài tập 5 (H.5)

Bài tập 5 là một bài tập không đều theo đúng quy tắc và rất thường được áp dụng ở trình độ đỉnh cao. Người giật chỉ giật bóng sang bên trái tay của người chặn, người sẽ đưa bóng qua trên toàn bộ bàn. Cuối cùng cầu thủ chặn bóng có thể di chuyển gần về phía trái tay và giật nhẹ. Sau đó là chơi tự do.

Cần tập bài tập không đều trong bao lâu?

Khoảng 10 phút, cũng như biến hóa thành 2 lần mỗi lần 5 phút. Cũng rất tốt nếu thực hành các bài tập không đều kết hợp với giao bóng và trả giao bóng.

Huấn luyện viên cần phải để ý điều gì khi các bài tập không đều được thực hiện?

Nhìn chung, các huấn luyện viên cần quan tâm đến VĐV mà mình quản lý để chơi với kỹ thuật tốt không kể cường độ của kỹ thuật cú đánh và động tác chân liên quan. Khi người tập di chuyển sai và hỏng bóng thì các bài tập cần trở lại mức độ đơn giản hơn.

Như vậy khó khăn về các bài tập không đều là gì, và khi nào thì cần thực hiện bài tập với mức độ cao?

hoặc thậm chí ngừng tập nếu thấy cần thiết.

(Hết part 17)

Phần 18: 4 bài tập không đều của Timo Boll Bốn bài tập không đều của Timo Boll

….. Trong phần 18 của loạt bài, Richard Prauce phân tích bốn bài tập không đều mà học trò cũ của ông và hiện là VĐV số 1 thế giới thường thích tập. Nếu bạn đang làm chủ được việc áp dụng các khả năng kỹ thuật và thể chất cần thiết, thì đây là các bài tập có thể thực hiện được. Nó đáng giá là một bài kiểm tra. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi thêm hoặc mong muốn nào, hãy gửi cho chúng tôi một email, Richard sẽ trả lời.

Richard, ông có thể mô tả cho độc giả của chúng tôi ba bài tập không đều mà Timo Boll, đương kim số 1 trong Danh sách xếp hạng thế giới vẫn thường xuyên tập luyện ?

Rất sẵn lòng, tôi sẽ cố gắng để mô tả ba bài tập với các mục đích khác nhau.

Bài tập 1

Timo thích chơi tự do trên toàn bộ bàn. Là người thuận tay trái, anh ta thích chơi theo đường chéo với cú trái tay của mình hướng về phía thuận tay của người chặn bóng (thuận tay phải) và cú đánh song song (chữ I – ND) với cú thuận tay. Bài tập này có ba tình huống mở đầu khác nhau:

a) Một cú giao bóng nửa dài (trung bình) của đối thủ, sau đó Timo bắt đầu với cú đánh xoáy lên; b) Một cú giao bóng ngắn của đối thủ, Timo trả bóng ngắn và đối thủ đẩy hoặc hất dài về phía trái tay và Timo bắt đầu với một cú đánh xoáy lên trái tay, sau đó bài tập tiếp tục như ở trên; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c) Giống như mục a) và b), nhưng không đều.

Tại sao anh ta lại rất thích bài tập này ?

Anh ấy thực sự thích thực hiện các cú giao bóng bất thường. Nó là rất gần với một trận đấu và nhấn mạnh vào sự di chuyển về phía trước và lùi ra sau khi đánh trà một cú giao bóng.

Anh ta tập bài tập này trong bao nhiêu thời gian và với những thay đổi gì?

Thông thường từ 8-10 phút.

Với bài tập này cái gì là quan trọng và ông đặc biệt huấn luyện những gì?

Nó được thực hiện càng gần với tình huống thi đấu càng tốt, nó nhấn mạnh các đường bóng cổ điển và đồng thời rất hiệu quả, của Timo.

Bài tập 2

Đối thủ (thuận tay phải) giao bóng ngắn ở khắp mọi vị trí trên bàn. Timo hất bóng (vẩy bóng trên bàn – ND) về phía trái tay của đối thủ của mình. Anh ta (đối thủ của TM - ND) đánh trả những cú hất bóng của Timo với cú đánh xoáy lên trái tay về phía thuận tay của Timo. Timo giật đều một cách tích cực với cú đánh thuận tay theo đường chéo về phía trái tay của đối thủ của mình. Anh ta lại chặn về ¾ phía thuận tay. Timo duy trì các cú giật với cú thuận tay theo đường chéo cho đến khi đối thủ chặn bóng một cách đột ngột (sau 1-3 cú chặn đều) về phía trái tay của Timo. Timo cố gắng đánh trả quả bóng này càng có tính tấn công càng tốt. Sau đó, là chơi tự do.

Timo thích cái gì ở bài tập này?

Anh ta thích hất bóng về phía đối thủ sao cho anh ta có thể phản công với một cú công bóng khi di chuyển về phía trước chống lại cú giật của đối thủ.

Anh ta tập bài tập này trong bao nhiêu lâu và với những gì thay đổi gì?

Một lần nữa, khoảng 8-10 phút.

Điều gì là đặc biệt đối với bài tập này?

Các đối thủ của Timo thường cố gắng để tấn công phía trái tay của anh sau 2-4 bóng bởi vì họ cho rằng đây là chỗ yếu và họ muốn thắng điểm. Bạn cần phải chuẩn bị đối những đường bóng này để có thể áp đặt áp lực một cách thích hợp ở đây. Một bài tập như vậy là rất giống với một cuộc thi đấu và đòi hỏi sự tập trung cao nhất.

Bài tập 3

Đối thủ giao bóng ngắn. Timo trả lại dài về phía thuận tay. Đối thủ giật về phía trái tay Timo cho đến khi thay đổi về phía thuận tay sau khi đã giật 1-3 quả. Timo đứng gần bàn và cố gắng giật một cách tích cực chống lại các cú xoáy lên của đối thủ. Sau đó là chơi tự do.

Anh ta thích gì ở bài tập này?

Sự thay đổi từ thụ động sang chủ động.

Anh ta tập bài tập này trong bao nhiêu lâu và với những gì thay đổi gì?

Có thể 8-10 hoặc 2x5/2x5 phút, tất cả khoảng 20 phút.

Điều gì là đặc biệt ở bài tập này?

Timo cố gắng để cải thiện lối chơi thụ động của mình với bài tập này. Nhiều đối thủ đã cố gắng đặt áp lực lên Timo và ép anh ta vào thế bị động. Với bài tập này, anh ta đã cải thiện lối chơi chặn bóng của mình và sau đó cố gắng để trở nên chủ động từ một tình huống có vẻ là thụ động. Lối chơi thụ động đã từng được coi là một trong những điểm yếu Timo trong một thời gian. Bài tập này là một ví dụ cho sự thay đổi vai trò từ bị động sang chủ động. Bên cạnh đó, đây còn là một bài tập tối ưu cho cú đánh xoáy lên thuận tay.

Một phần của tài liệu Các Khái niệm cơ bản về Bóng bàn với Richard Prause (Trang 64 - 73)