IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
2.6. Sự im lặng
Trong giao tiếp, sự im lặng của một người đều mang những ý nghĩa mà người đó muốn diễn đạt với người đối diện. Và tùy theo cách diễn đạt mà sự im lặng được bộc lộ ra sẽ mang những ý nghĩa tương ứng khác nhau. Một vài cách im lặng tiêu biểu:
- Sự im lặng cố ý:
+ Sự im lặng có tính thỏa hiệp: Sự im lặng này xảy ra giữa 2 bên đối thoại đã có những hiểu biết tương đối rõ về nhau và họ đang ngầm tán đồng hoặc thông cảm sâu sắc với nhau về những quan niệm sống, suy nghĩ…về một vấn đề mà hai bên đang đề cập đến.
Ví dụ: Như một người nam và một người nữ yêu nhau họ có thể ngồi im lặng hàng giớ bên nhau, không nói gì cả - trong một mối cảm thông, một tình thương yêu đầy hòa hợp giữa hai bên.
+ Sự im lặng tỏ lòng tôn kính: Được dùng trong tình huống quan trọng, đặc biệt – khi người muốn bày tỏ cảm thấy khó có thể tìm được một từ ngũ, câu văn nào thích hợp nhất để diễn đạt tâm tư, tình cảm của họ vào lúc đó.
Ví dụ: Trong một buổi tang lễ, những người đến tham dự qua sự im lặng thành kính đã bày tỏ lòng kính trọng, tiếc thương sâu sắc đối với người quá cố và đồng thời là sự chia buồn với tang gia.
- Sự im lặng vô tình: Thường làm cho bầu không khí dường như ngột ngạt, khó thở. Những người cùng tham gia trong buổi họp mặt, giao tiếp này đều muốn bằng cách này hay cách khác xóa đi những khoảng cách vô hình giữa họ với nhau như những lời thăm hỏi xã giao, hoặc chỉ là những tiếng động (hắng giọng, ho…)hoặc những câu chuyện dẫu ít nhiều có liên quan đến công việc làm ăn…Sự im lặng này thường xảy ra với những người, hai bên giao tiếp mới gặp lần đầu, ít có những hiểu biết gì về nhau mà chúng ta hay gặp trong đời sống thường ngày.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghệ thuật giao tiếp- Hà Thiện Thuyên (Biên dịch), NXB Thanh niên, 2006.
2. Giáo trình kỹ năng giao tiếp – Ths. Chu Văn Đức (Chủ biên), NXB
Hà Nội, 2005.
3. Tâm lý học đại cương – Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên), NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2007.
4. Kỹ năng giao tiếp – Trịnh Xuân Dũng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.
5. Bài giảng tóm tắt môn học Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm – Bộ môn phát
triển kỹ năng, Trung tâm đào tạo ngoại ngữ - Đại học Thủy lợi, Hà Nội, 9/2008.
CHƢƠNG 3
CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CƠ BẢN
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong chương này, người học có thể:
- Hiểu được tầm quan trọng của các kỹ năng giao tiếp cơ bản
- Áp dụng được các kỹ năng đó vào trong học tập và trong cuộc sống
II. NỘI DUNG