Các nguyên tắc làm việc theo nhóm

Một phần của tài liệu Ky nang giao tiep (Trang 49 - 52)

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

5. Các nguyên tắc làm việc theo nhóm

6. Các kỹ năng làm việc nhóm

III. NỘI DUNG CHI TIẾT 1. Khái niệm nhóm

Nhóm là một tập thể có từ hai người trở lên và hội tụ đồng thời 4 yếu tố sau: - Mục đích chung

- Sự tương tác giữa các thành viên - Các quy tắc chung

- Các vai trò khác nhau mà các thành viên đảm nhận

2. Các loại hình, quy mô nhóm.

2.1. Các loại hình nhóm:

- Có những nhóm tự nhiên như: gia đình, nhóm bạn…Dù không công bố sự thành lập các nhóm này hội tụ đủ bốn thành tố đã nêu.

- Có những nhóm có sẵn như: Tổ sản xuất, phòng ban. Các nhóm viên không thành lập hay không tham gia cùng một thời điểm. - Có những nhóm được thành lập vì những mục đích đặc biệt như:

giáo dục, phục hồi, vui chơi, hoạt động cộng đồng…có những nhóm đặc nhiệm được thành lập để giải quyết một vấn đề cụ thể như nhóm điều tra một vụ án…Các nhóm này có thời điểm bắt đầu và kết thúc khi mục đích được hoàn thành. Có khi nhóm tan rã giữa chừng vì không tự duy trì nổi.

2.2..Quy mô nhóm

Không có con số lý tưởng,chính mục đích và nhiệm vụ của nhóm sẽ quy định số nhóm viên.

- Các nhóm có chức năng rõ rệt như tổ sản xuất, phòng ban hay các đội bóng thì con số đã được ấn định sẵn theo chức năng.

- Các nhóm vui chơi giải trí có thể lên tới 15-20 thành viên.

- Các nhóm thảo luận thì không nên nhiều hơn 7-9 để tạo sự tham gia của mọi người 5-7 là lý tưởng.

3. Các giai đoạn phát triển của nhóm

Như con người nhóm trải qua giai đoạn khai sinh, lớn lên, trưởng thành và kết thúc. Biết được quy luật phát triển của nhóm, người phụ trách sẽ có những sách lược can thiệp phù hợp cho từng giai đoạn. Các nhà nghiên cứu xác định năm giai đoạn phát triển của nhóm là:

- Giai đoạn hình thành hay thành lập (forming) - Giai đoạn bão tố hay hỗn lọan (storming)

- Giai đoạn ổn định hay hình thành các quy chuẩn (norming) - Giai đoạn trưởng thành hay hoạt động (performing)

- Giai đoạn kết thúc.

Giai đoạn hình thành: Là giai đoạn thăm dò và không ổn định.

- Xác định, phổ biến mục đích và mục tiêu - Lựa chọn thành viên

ý, một thái độ và mục đích khác nhau…Mục đích chung tiếp tục được tranh cãi, truyền thông trong nhóm chưa suôn sẻ, các thành viên chưa hiểu nhau đầy đủ. Một số cá nhân muốn tự khẳng định có thể nổi lên với xu hướng thống trị. Đây cũng là giai đoạn tìm hiểu và khám phá, là một giai đoạn phát triển tất yếu, nhóm không nên nản lòng hay đốt cháy giai đoạn.

Giai đoạn ổn định hay hình thành các quy tắc: Để hoạt động có hiệu quả nhóm

phải đề ra các thủ tục làm việc như: giờ giấc, phân công, xác định trách nhiệm, quyền hạn, phương thức truyền thông…và xây dựng các qui tắc.

Giai đoạn trưởng thành và hoạt động: Một khi ổn định về tổ chức, nhóm bắt

đầu làm việc có hiệu quả để thực hiện kế hoạch được đề ra. Những mâu thuẫn giờ đây đã giảm nhiều. Các nhóm viên tập trung vào vai trò và nhiệm vụ của mình. Họ quan tâm và thích thú với mục đích chung. Mọi thành viên tham gia vào việc xây dựng nhóm. Các vấn đề nảy sinh được giải quyết trên cơ sở của sự đồng lòng nhất trí, có khi chưa cần đến quy tắc và luật lệ.

Giai đoạn kết thúc: Mục đích đề ra cũng đến lúc hoàn thành. Mọi hoạt

động đều phải kết thúc với một cuộc tổng kết, đánh giá để rút kinh nghiệm hay chuẩn bị cho một giai đoạn mới. Một nhóm hoạt động không hiệu quả, rời rạc có thể tuyên bố giải thể để bắt đầu với những con người mới, chương trình mới.

Các giai đoạn không được phân chia một cách rạch ròi mà tiến triển theo khả năng riêng của từng nhóm.

4. Ý nghĩa của làm việc nhóm

- Lợi ích của làm việc nhóm:

+ Tập hợp nhiều ý tưởng + Phát huy trí tuệ tập thể + Tăng hiệu quả

+ Tạo dựng mối quan hệ + Tăng tính sáng tạo

- Một số hạn chế trong làm việc nhóm: mất nhiều thời gian, đòi hỏi nhóm trưởng có

nhiều kỹ năng như kỹ năng tổng hợp thông tin, phân tích vấn đề, hướng dẫn thảo luận, ứng xử, lãnh đạo nhóm.

5. Các nguyên tắc làm việc theo nhóm

+ Tôn trọng: lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm

+ Bình đẳng: mỗi người có quyền đưa ra ý tưởng, các ý tưởng đều có giá trị như nhau

+ Chia sẻ: mỗi người có trách nhiệm chia sẻ ý tưởng với người khác

+ Trợ giúp: nếu một thành viên gặp khó khăn thì cả nhóm cùng hỗ trợ (tinh thần, vật chất)

+ Chung sức: tinh thần đoàn kết, vượt qua khó khăn.

Một phần của tài liệu Ky nang giao tiep (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)